Phát hiện mới về triệu chứng hiếm gặp của Covid-19
Bài liên quan
Dược Mỹ phẩm Nam Dương phối hợp cùng UBND phường Kim Mã hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NCT
Kem đánh răng dược liệu Nam Dương – Thương hiệu từ thiên nhiên Việt
Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Dr.Han – Địa chỉ vàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp
PKĐK Quảng Tây (Ba Vì): Một thập kỉ vì người bệnh
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh ngày 5/10. Nhóm chuyên gia đã kiểm tra những người mắc Covid-19 từ ngày 9-16/4/2020 tại Bệnh viện Saint-Louis, Paris, Pháp. Nghiên cứu loại bỏ những người có tiền sử mắc cước tay, chân bẩm sinh hoặc lupus chilblain. Số mẫu điều tra là 50 F0.
Nguyên nhân
Theo Guardian, nhóm tác giả phát hiện 13 người gặp “ngón chân Covid-19” với tổn thương ở ngón chân, bàn tay, gây viêm, mẩn đỏ kèm theo bỏng rát, ngứa kéo dài hàng tháng. Tổn thương của các F0 tương tự bị cước tay, chân vào mùa lạnh.
Tình trạng này thường phát triển trong vòng 1-4 tuần sau mắc Covid-19. Các vết sưng, đỏ thường tập trung ở ngón chân, thậm chí lan ra cả hai bàn chân. Những vết loét gây đau đớn, cảm giác nóng rát và ngứa. Ban đầu, các ngón chân sẽ có màu đỏ, sau đó, chuyển tím và có tình trạng viêm.
“Ngón chân Covid-19” thường phát triển bệnh trong vòng 1-4 tuần sau khi mắc Covid-19, có thể gây sưng tấy, thay đổi màu sắc ngón chân, tay.
Nhóm chuyên gia tại Anh phát hiện những F0 bị “ngón chân Covid-19” có liên quan tình trạng cơ thể tạo phản ứng miễn dịch quá mức khiến một số kháng thể nhắm nhầm mục tiêu, tự tấn công tế bào, mô của con người thay vì virus xâm nhập.
Các tác giả cũng nhận thấy protein interferon loại I xuất hiện muộn trong cơ thể những người này. Interferon loại I vốn là tập hợp 17 protein quan trọng để bảo vệ tế bào và cơ thể khỏi virus. Sự vắng mặt của protein interferon loại I được cho là nguyên nhân khiến các bệnh nhân mắc Covid-19 dễ trở nặng hơn.
Ngoài hệ thống miễn dịch, các tế bào lót mạch máu cũng bị ảnh hưởng khi nCoV xâm nhập. Nhóm chuyên gia cho rằng điều này cũng gây ra hiện tượng tổn thương mao mạch ở ngón tay, chân người bệnh.
Tiến sĩ Charles Cassius, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết kết quả này đã cung cấp hiểu biết sâu hơn về tình trạng bệnh. “Dịch tễ học, các đặc điểm lâm sàng của tổn thương ngón chân Covid-19 đã được nghiên cứu và công bố rộng rãi. Song, rất ít trong số đó chứng minh được bệnh lý liên quan hoặc nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nghiên cứu của chúng tôi đề cập các vấn đề rất mới”, vị chuyên gia nói.
Triệu chứng kỳ lạ
Trên thực tế, “ngón chân Covid-19” chưa được công nhận là triệu chứng điển hình khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, số lượng F0 báo cáo tình trạng này chiếm tỷ lệ đáng kể, thậm chí, họ không gặp các triệu chứng Covid-19 thông thường khác.
Tháng 5/2020, Tạp chí Da liễu Nhi khoa châu Âu công bố bài báo về “dịch bệnh” lạ ở trẻ em, thanh, thiếu niên tại Italy. Những F0 này gặp tình trạng tổn thương da chưa từng được quan sát trước đó, không giống các phát ban liên quan mắc Covid-19.
“Chúng tôi nhận thấy một ‘làn sóng’ bệnh nhân nhỏ tuổi bị tổn thương mao mạch cấp tính ở bàn tay, bàn chân. Những người này không có triệu chứng mắc Covid-19 khác như ho, sốt, khó thở… Họ cũng tự hồi phục sau thời gian ngắn. Những tổn thương này tạo thành điểm mới khiến chúng tôi đặt giả thuyết về mối liên hệ giữa triệu chứng với Covid-19”, bài báo viết.
Tiến sĩ y khoa Ivan Bristow, chuyên gia tại Anh, đồng quan điểm người bị “ngón chân Covid-19” thường tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho hay một số người có thể phải sử dụng kem bôi hay thuốc khác nhằm giảm bớt đau đớn, mau hồi phục. “Nghiên cứu mới công bố đã xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng này, giúp những phương pháp điều trị hiệu quả, trúng đích hơn”, ông Ivan nói.
Tiến sĩ Veronique Bataille, phát ngôn của Tổ chức Da liễu Anh, cho biết “Covid toe” ghi nhận thường xuyên nhất ở giai đoạn đầu của đại dịch. Song, khi làn sóng Delta xuất hiện, tình trạng này ít phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể là nhiều người được tiêm chủng vaccine, tích cực đẩy mạnh các biến pháp ngăn ngừa lây nhiễm.
“Ngón chân Covid-19” thường tự khỏi sau vài tuần và không gây biến chứng nghiêm trọng.
“Ngón chân Covid-19” thường tự khỏi sau vài tuần và không gây biến chứng nghiêm trọng. Ảnh: Shutter Stock.
Trước đó, theo New York Times, một số tài liệu y tế từ Tây Ban Nha, Bỉ và Italy cũng miêu tả về hiện tượng nhiều bệnh nhân Covid-19 chia sẻ về các tổn thương trên ngón chân. Hầu hết bệnh nhân là trẻ em, thanh thiếu niên.
Thống kê cho thấy các trường hợp “ngón chân Covid-19” chiếm gần 50% số ca báo cáo triệu chứng trên da của những người nhiễm SARS-CoV-2.
Trước khi có nghiên cứu từ Anh, một số giả thiết khác đã được đặt ra về cơ chế nCoV xâm nhập và gây tổn thương cho các ngón chân, tay. Họ cho rằng hiện tượng này là do viêm. Đây cũng là cơ chế mà nCoV thường xuyên dùng để tấn công các cơ quan khác, tương tự viêm phổi, suy hô hấp cấp tính.
Một số chuyên gia khẳng định hiện tượng “ngón chân Covid-19” cần được xem xét cẩn thận và đưa nó vào hệ thống kiểm tra, sàng lọc người nghi mắc Covid-19, tương tự mất vị giác, khứu giác trước đây.
Tuy nhiên, một nghiên tại Mỹ được công bố trên tạp chí JAMA Dermatology chỉ ra tình trạng “ngón chân Covid-19” có thể không liên quan chẩn đoán nhiễm nCoV. Việc thay đổi lối sống khi mắc Covid-19 có thể là yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.
Tin liên quan
Hà Nội: Chủ động tăng cường các biện pháp phòng dịch Covid-19 18/04/2023 21:48
Phó giám đốc CDC Hà Nội lý giải nguyên nhân ca mắc COVID-19 tăng 14/04/2023 08:00
Cùng chuyên mục

Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng xanh
Tiêu điểm 15/03/2025 17:00

Hà Nội: Gần 3.600 thí sinh hào hứng tranh giải Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp tỉnh
Tiêu điểm 15/03/2025 16:04

Sắp tăng lương tối thiểu 2025
Tiêu điểm 15/03/2025 14:00

Petrovietnam - Trụ cột kinh tế Việt Nam và bước chuyển mình trong kỷ nguyên năng lượng mới
Tiêu điểm 13/03/2025 10:32

Ô tô Trung Quốc tràn vào Việt Nam: "Cách mạng 2.0" hay lại theo vết xe đổ
Tiêu điểm 11/03/2025 14:00

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu mở rộng đối tượng giảm thuế VAT
Tiêu điểm 10/03/2025 15:48
Các tin khác

"Bơm" 2,5 triệu tỷ vào nền kinh tế: Dòng tiền chảy vào đâu?
Tiêu điểm 10/03/2025 07:00

Tạo cơ hội cho nữ giới lãnh đạo doanh nghiệp
Tiêu điểm 08/03/2025 16:00

Phát triển 3 nguồn lực để thúc đẩy trao quyền phụ nữ bền vững
Tiêu điểm 07/03/2025 21:06

Vàng nhẫn đắt hơn vàng miếng SJC, nỗi lo giá lên tới 100 triệu/lượng
Tiêu điểm 07/03/2025 15:21

Hà Nội tán thành phương án phá bỏ tòa nhà "Hàm cá mập" bên hồ Hoàn Kiếm
Tiêu điểm 06/03/2025 10:00

Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh
Tiêu điểm 02/03/2025 10:00

Sắp diễn ra Kỳ thi Hội – cấp tỉnh khu vực Hà Nội năm học 2024 - 2025
Tiêu điểm 01/03/2025 08:57

Sở Giao thông vận tải Hà Nội dừng các thủ tục liên quan đến sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Tiêu điểm 28/02/2025 19:00

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tiêu điểm 25/02/2025 12:10

Cơ hội cho nông sản xuất khẩu Việt Nam khi EU từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuốc trừ sâu
Tiêu điểm 25/02/2025 10:00

Đề phòng lừa đảo qua các cuộc gọi im lặng
Tiêu điểm 22/02/2025 14:00

Giá xăng đồng loạt tăng gần 300 đồng/lít từ 15h ngày 20/2
Tiêu điểm 20/02/2025 16:14

Petrovietnam đủ năng lực xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Tiêu điểm 19/02/2025 23:30

Xếp hạng GDP Việt Nam 2024 so với các nước ASEAN
Tiêu điểm 17/02/2025 10:00

Đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh dạn ưu tiên đặt hàng trong nước để nâng tầm ngành đường sắt
Tiêu điểm 16/02/2025 11:00

Mua hàng nhập khẩu trên sàn online dưới 2 triệu có thể được miễn thuế
Tiêu điểm 15/02/2025 19:36

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân
Tiêu điểm 14/02/2025 10:00

Thủ tướng đề nghị tập đoàn THACO nghiên cứu, sản xuất tàu đường sắt tốc độ cao
Tiêu điểm 10/02/2025 14:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58