“Người dân không liên quan đến EVN thua lỗ, đó là do việc sản xuất điều hành giá điện yếu kém”
"Việc EVN thua lỗ là do việc sản xuất điều hành giá điện yếu kém". (Ảnh: Int) |
Liên quan đến tình trạng “bội thực” năng lượng tái tạo hiện nay, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, việc sản xuất điện cần phải song hành với việc cải thiện hạ tầng truyền tải nhưng vừa qua hai việc này lại thực hiện không đồng bộ.
Theo đại biểu Lê Thanh Vân, cần phải đánh giá kỹ việc này vì khi đồng ý cho bổ sung hàng loạt dự án năng lượng tái tạo nhưng đến lúc sản xuất ra, năng lực truyền tải có hạn dẫn đến có điện mà không tiêu thụ được. Hơn nữa, cơ sở pháp lý của các dự án cũng chưa minh bạch gây khó khăn khi hòa mạng.
“Nếu khắc phục được những vấn đề này từ trước thì sẽ không thiếu điện và không phải tăng giá điện”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.
Đại biểu Vân cũng cho rằng cần phải xem xét lại chi phí hệ thống vận hành đường truyền tải điện, chi phí cho sản xuất điện của EVN khi nhiều người vẫn lo ngại chi phí này quá lớn do bộ máy hoạt động cồng kềnh, mà điều này lại tính hết vào giá thành.
Bên cạnh đó, có một giai đoạn, dư luận còn đặt vấn đề EVN lấy tiền tích lũy để đầu tư vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng dẫn đến thua lỗ, rồi tính hết vào giá điện. “Tôi không rõ đến nay, việc điều tra vấn đề này thực hiện đến đâu mà chưa thấy công khai”, ông Vân băn khoăn.
Cũng theo vị đại biểu này, EVN là một doanh nghiệp Nhà nước với vai trò chủ đạo sản xuất, cung ứng điện nhưng nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần thanh tra, kiểm tra vai trò của EVN để trả lời cho Quốc hội biết việc quản lý, quản trị của doanh nghiệp này như thế nào, tại sao năm nào cũng thua lỗ, lỗ đến hàng chục nghìn tỷ xong lại tính hết vào giá điện khiến người dân phải gánh chịu.
"Người dân không hề liên quan đến việc thua lỗ của EVN, đó là do việc sản xuất điều hành giá điện yếu kém, không chịu tiết kiệm bộ máy dẫn đến phát sinh chi phí cao", đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
Nói về giải pháp giải quyết bài toán giá điện, ông cho rằng, lộ trình xã hội hoá ngành điện hiện nay còn chậm, càng để độc quyền, sự lộng hành về giá là không tránh khỏi. Do vậy, cần sớm triển khai lộ trình đó để các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, truyền tải điện. Nhà nước chỉ nên độc quyền về phân phối, tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh mới đảm bảo được chiến lược về an ninh năng lượng quốc gia.
Cũng liên quan đến giá điện, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, rà soát chi tiêu, đời sống của lãnh đạo ngành điện trong bối cảnh thua lỗ như vậy…
Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho biết, cử tri rất băn khoăn về việc điều chỉnh giá điện. Từ năm 2010 đến nay, EVN đã 8 lần điều chỉnh tăng giá điện, giá bình quân từ 1.058 đồng/kwh lên 1.864,44 đồng/kwh (vào năm 2019) và đến nay vẫn tiếp tục báo lỗ, đề nghị điều chỉnh tăng giá điện.
"Trong các báo cáo, EVN đều khẳng định về tình hình sản xuất, kinh doanh điện liên tục thua lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN thì trong báo cáo chưa thấy làm rõ nguyên nhân và giải pháp cụ thể", đại biểu đoàn Điện Biên nói.
Vị đại biểu đoàn Điện Biên cho rằng, cùng một hệ sinh thái nhưng công ty mẹ báo lỗ trong khi các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022. Điển hình, 2 doanh nghiệp thuộc EVN là Tổng công ty Phát điện 3, Tổng công ty Phát điện 2 đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 lần lượt là 2.550 tỉ đồng và 3.668 tỉ đồng.
“Tôi cho rằng cần phải làm rõ nguyên nhân khoản lỗ này do đâu? Nếu nói rằng do giá đầu vào tăng cao, gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỷ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tuy nhiên, kết quả của công ty mẹ và công ty con khác nhau, đây có phải là vấn đề về năng lực quản lý không?”, đại biểu Yên đặt câu hỏi.
Liên quan đến việc tăng giá điện đang được dư luận quan tâm, EVN cho rằng việc điều chỉnh giá bán lẻ bình quân tăng 3% từ ngày 4/5/2023, dự kiến trong các tháng còn lại của năm 2023 doanh thu bán điện tăng thêm được khoảng 8.000 tỉ đồng. Mức tăng này chưa thể cân đối được khoản chi phí mua điện năm 2023 và EVN, cộng với khoản lỗ năm 2022 chuyển sang 26.463 tỉ đồng, dự kiến ước thực hiện cả năm 2023, EVN lỗ 40.884 tỉ đồng.
Vì vậy, EVN kiến nghị Thủ tướng: Sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời. Đồng thời, cho phép EVN tiếp tục đượcđiều chỉnh giá điện bán lẻ điện từ ngày 1/9/2023 để bù đắp phần chi phí tăng thêm do các chi phí đầu vào tăng cao theo qui định, đảm bảo cân bằng tài chính cho EVN.
Tin liên quan
EVN lỗ 47.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Công Thương nói gì? 21/08/2024 19:15
Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm của EVN 26/04/2024 21:25
Cùng chuyên mục
Vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 14/01/2025 14:38
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025
Tiêu điểm 14/01/2025 13:20
Xuất cấp 7.500 tấn gạo hỗ trợ người dân khó khăn dịp Tết 2025
Tiêu điểm 12/01/2025 07:35
10 dấu ấn nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2024
Tiêu điểm 07/01/2025 07:15
Cảnh báo hình thức cờ bạc trá hình bằng việc quay số nhận “túi mù”
Tiêu điểm 30/12/2024 18:00
Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Những dấu ấn nổi bật
Tiêu điểm 30/12/2024 16:35
Các tin khác
Công an tỉnh Lai Châu triệt phá đường dây lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới
Tiêu điểm 28/12/2024 18:24
Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng
Tiêu điểm 27/12/2024 15:20
Petrovietnam khẳng định vai trò tiên phong trong công tác an sinh xã hội
Tiêu điểm 23/12/2024 16:38
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
Tiêu điểm 19/12/2024 16:28
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/12/2024 10:25
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành
Tiêu điểm 15/12/2024 08:00
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới
Tiêu điểm 15/12/2024 07:10
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo
Tiêu điểm 13/12/2024 14:00
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Tiêu điểm 11/12/2024 15:37
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
Tiêu điểm 11/12/2024 15:16
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Tiêu điểm 11/12/2024 11:45
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Tiêu điểm 11/12/2024 09:56
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00