Ngân hàng chạy đua với thời gian để tăng vốn
“Rốt ráo” hành động để sớm tăng vốn
Vietbank cho biết, ngân hàng này vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng nhằm tăng vốn điều lệ. Trong lần này, Vietbank sẽ chào bán 100,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 21% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được mua thêm 21 cổ phiếu mới); Giá cổ phiếu bằng với mệnh giá là 10.000 đồng. Như vậy, Vietbank sẽ tăng thêm 1.003 tỷ đồng trong đợt tăng vốn này và ngân hàng dự kiến sử dụng cho việc mở rộng kinh doanh cũng như bảo đảm tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh và sinh lời cho ngân hàng.
Vietbank sẽ tăng vốn thêm 1.003 tỷ đồng để phát triển kinh doanh |
“Việc tăng vốn điều lệ giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, củng cố các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, trong đó có hệ số an toàn vốn (CAR), đặc biệt khi Vietbank đã hoàn thiện và áp dụng cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II”, đại diện Vietbank chia sẻ về ý nghĩa của việc tăng vốn.
Trong khi đó, đại diện NCB cũng cho biết, ngân hàng vừa thông báo Nghị quyết của HĐQT về phương án phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng. Theo Nghị quyết, NCB sẽ phát hành và chào bán 620 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng mạnh từ 5.602 tỷ đồng lên 11.802 tỷ đồng. NCB dự kiến dành 900 tỷ đồng trong số vốn tăng thêm để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng nhận diện thương hiệu, phát triển công nghệ và chuyển đổi số trong năm 2024-2025. Số tiền 5.300 tỷ đồng còn lại được bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của ngân hàng.
Không chỉ khối nội, ngân hàng ngoại cũng rốt ráo thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ trong tháng cuối năm. UOB Việt Nam vừa thông báo tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng thông qua việc bơm vốn từ ngân hàng mẹ UOB tại Singapore. Việc tăng vốn điều lệ này đã được NHNN chấp thuận. Đây là lần tăng vốn điều lệ thứ hai trong vòng 3 năm qua của Ngân hàng UOB Việt Nam, thể hiện cam kết mạnh mẽ của ngân hàng này trong việc đầu tư cho sự tăng trưởng dài hạn tại Việt Nam và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
“Việt Nam là thị trường chiến lược của UOB tại ASEAN. Quyết định tăng vốn là minh chứng cho cam kết lâu dài của chúng tôi đối với sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam cũng như niềm tin vào tiềm năng to lớn của đất nước. Với mức vốn tăng thêm này, chúng tôi có khả năng tốt hơn để hỗ trợ sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh bán lẻ cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững và tiếp tục mang lại các giá trị vượt trội cho khách hàng. Điều này sẽ giúp chúng tôi hiện thực hóa tham vọng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ và ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam”, ông Victor Ngo, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam chia sẻ.
Ngoài ra, việc tăng vốn cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để UOB đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trong mảng bán buôn, hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp xuyên suốt chuỗi cung ứng của ngân hàng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh cũng như thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững.
Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm ngân hàng Việt
Theo thống kê từ đầu năm đến nay, đã có hơn 20 ngân hàng được NHNN chấp thuận tăng vốn. Tăng vốn không chỉ giúp ngân hàng có khả năng chống chọi tốt hơn đối với những khó khăn, mà còn giúp các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nhất là trong bối cảnh kinh tế ngày càng trở nên bất định, vốn chủ sở hữu là gối đệm giúp cho ngân hàng “hấp thụ” những thiệt hại khi gặp rủi ro. Nên ngân hàng nào có vốn chủ sở hữu mạnh sẽ vững vàng vượt qua các cú sốc. Còn ngân hàng nào vốn chủ sở hữu mỏng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn.
Đáng lưu ý, trong kế hoạch tăng vốn của nhiều ngân hàng gần đây đều lên phương án gọi vốn từ các nhà đầu tư ngoại. Đây là phương án được đánh giá là phù hợp vì dòng tiền dài hạn của nhà đầu tư nội nhiều năm nay bị chững lại. Chẳng hạn như LPBank, Vietcombank, BIDV… cũng đang lên kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. BIDV đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch bán 9% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Vietcombank dự kiến phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài...
Theo một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, danh sách những nhà đầu tư nước ngoài muốn gắn bó lâu dài tại Việt Nam nói chung, với các ngân hàng trong nước nói riêng ngày càng nhiều hơn. Một phần do môi trường kinh doanh, tỷ giá của Việt Nam ổn định, một phần do tỷ lệ sinh lời của ngân hàng Việt Nam tốt hơn nhiều nước.
TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia tài chính, ngân hàng cũng đồng tình rằng, có không ít nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam với mục đích kiếm lời. Với mục tiêu đó, họ cũng sẽ tìm các ngân hàng tốt để đầu tư. Có ba tiêu chuẩn chính mà nhà đầu tư lựa chọn với ngân hàng trong nước, đó là: Lợi nhuận trong quá khứ và kỳ vọng lợi nhuận tương lai khá cao; có bộ máy quản trị tốt; ngân hàng đó đã niêm yết để họ có thể thoái vốn khi cần.
Mặc dù vẫn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư ngoại nhưng các ngân hàng trong nước muốn thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư này thì cần phải có kết quả hoạt động tốt, có năng lực quản trị vững vàng, minh bạch… Đầu tư vào ngân hàng, điều mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm không chỉ là lợi nhuận cao mà còn là lợi nhuận ổn định, bền vững. Bên cạnh lo ngại chất lượng tài sản, một trong những vấn đề nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư vào ngân hàng trong nước là câu chuyện chất lượng tài sản, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay.
Tin liên quan
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh 22/12/2024 07:00
Các thương hiệu xa xỉ ‘quay xe’, tập trung vào các mặt hàng giá rẻ 22/12/2024 11:00
Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định và bảng giá các loại đất 22/12/2024 09:00
Cùng chuyên mục
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 12:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm
Tài chính 20/12/2024 18:00
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm
Tài chính 20/12/2024 15:00
Sức ép đè nặng lãi suất
Tài chính 20/12/2024 14:00
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"
Tài chính 19/12/2024 20:39
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng
Tài chính 18/12/2024 12:00
Các tin khác
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng
Tài chính 18/12/2024 10:00
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 08:00
Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 17/12/2024 07:00
Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại
Tài chính 16/12/2024 17:00
Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tài chính 16/12/2024 14:34
Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?
Tài chính 16/12/2024 08:00
Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng
Tài chính 15/12/2024 15:51
Điều hành chính sách tiền tệ - Những dấu ấn năm 2024
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 18:00
Không nên đánh đồng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh
Tài chính 13/12/2024 16:00
Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2025
Tài chính 13/12/2024 12:00
Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 10:00
Lạm phát trung bình, tiền đồng ổn định hỗ trợ duy trì chính sách tiền tệ năm 2025
Tài chính 12/12/2024 14:55
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025
Tài chính 12/12/2024 07:00
Tín dụng tín dụng khởi sắc, hệ thống ngân hàng còn rủi ro?
Tài chính 11/12/2024 10:00
Dòng tín dụng cuối năm "tiếp sức" thị trường địa ốc
Tài chính 11/12/2024 09:00
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ do bão số 3: Thực hiện đến hết 2025, không giới hạn số lần cơ cấu
Tài chính 10/12/2024 16:00
Thấy gì từ các đợt phát hành trái phiếu xanh ngân hàng và phi ngân hàng?
Tài chính 10/12/2024 12:00
Vốn ngoại có tín hiệu đảo chiều, sẽ quay lại vào 2025?
Tài chính 10/12/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00