Muốn thúc đẩy PPP, cần chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp
“Tạo cầu” cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức |
Huy động nguồn vốn tư nhân cho dự án PPP gặp nhiều khó khăn
Phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng một số lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam” ngày 11/7, ông Đỗ Ngọc An, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm 2021 - 2025 khoảng 32 - 34% GDP. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân 5 năm chỉ chiếm khoảng 16 - 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (khoảng 2,9 triệu tỷ đồng).
Do vốn đầu tư công không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu vốn cho đầu tư kinh tế - xã hội, nên việc huy động các nguồn lực xã hội khác, đặc biệt là nguồn lực khu vực tư đóng vai trò hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc huy động nguồn lực xã hội thông qua phương thức đối tác công tư đã được áp dụng từ lâu và đóng góp đáng kể cho việc phát triển hạ tầng xã hội của mỗi quốc gia, ông An dẫn chứng.
Ông Đỗ Ngọc An, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương |
Để thể chế hóa đường lối của Đảng, ngày 18/6/2020, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trong đó quy định về công tác quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong 5 lĩnh vực gồm Giao thông vận tải; Điện; Thủy lợi, Nước sạch; Y tế - Giáo dục và Hạ tầng công nghệ thông tin. Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư để hoàn thiện khung pháp lý triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Ông Đỗ Ngọc An cho biết, trong những năm qua, việc triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của đất nước. Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư truyền thống bao gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước thông qua cơ chế PPP đã góp phần thay đổi hình ảnh của các địa phương, cải thiện đáng kể hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, năng lượng. Hàng nghìn tỷ đồng vốn từ nhân đã được huy động để xây dựng quốc lộ, đường cao tốc, nhà máy điện và nhiều dự án góp khác góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy nhiên, việc triển khai các dự án phát triển hạ tầng xã hội theo phương thức đối tác công tư ở Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc, chưa được xử lý triệt để, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư PPP nói chung và việc triển khai các dự án PPP mới. Số lượng các dự án mới được triển khai theo quy định của Luật PPP vẫn còn hạn chế, đa phần đều là các dự án chuyển tiếp, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giao thông, ít được triển khai trong các lĩnh vực khác.
Cung cấp thêm thông tin, bà Vũ Quỳnh Lê, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kể từ khi Luật PPP có hiệu lực thi hành, đã có 10 dự án mới được phê duyệt, 14 dự án đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, 139 dự án PPP được triển khai trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực thi hành vẫn đang tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết, ít bị ảnh hưởng bởi các quy định mới ban hành.
Tuy nhiên, theo bà Lê, tình hình triển khai PPP vẫn còn những tồn tại, hạn chế như nguồn lực đầu tư công chưa phát huy được vai trò dẫn dắt, làm “vốn mồi” để thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân. Thậm chí, một số dự án PPP được nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư nhưng lại chuyển đổi sang đầu tư công.
Bà Lê cũng cho biết, việc huy động nguồn vốn tư nhân cho dự án PPP gặp nhiều khó khăn, cùng với đó là thị trường tín dụng cho các dự án mới ngày càng hạn chế do nợ xấu của các doanh nghiệp dự án BOT giao thông.
Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng một số lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam” |
Cần bảo đảm nghĩa vụ của khu vực công trong hợp đồng PPP
Theo Giáo sư Akash Deep, Đại học Harvard Kennedy School, Luật PPP của Việt Nam là một bước quan trọng trong việc đẩy nhanh và mở rộng chương trình PPP đầy tham vọng. Tuy nhiên, chương trình này không thành công do các nhà đầu tư tiềm năng và bên cho vay đã đưa ra yêu cầu về các bảo đảm mà Nhà nước còn dè dặt.
“Lý do là thiếu một khuôn khổ để đánh giá và quản lý các nghĩa vụ dự phòng phát sinh từ những bảo lãnh đó”, Giáo sư Akash Deep lý giải.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tại Hội thảo,nhiều dự án được lựa chọn áp dụng PPP chưa khả thi; Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư chưa quy định một số lĩnh vực như văn hóa, thể thao, du lịch; chưa có quy định về cơ chế hiện thực hoá cam kết của phía Nhà nước đối với các bảo lãnh trong hợp đồng PPP…
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Chuyên gia tư vấn ADB, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp đầu tư ở Việt Nam chịu nhiều rủi ro về pháp lý khi Nhà nước không chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. "Thời điểm hiện nay, có thể nói tư nhân rất ngại đầu tư, ngân hàng rất ngại xuống tiền và quan chức rất ngại ký. Nếu muốn thúc đẩy PPP, cần chia sẻ những rủi ro có thể xuất hiện", ông Nghĩa nói.
Theo PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Nhà nước phải hiểu doanh nghiệp, rủi ro của doanh nghiệp và cùng chia sẻ rủi ro đó. Nếu rủi ro xảy ra, Nhà nước phải có sẵn dòng tiền để trả.
Ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải dẫn chứng, theo khoản 2 Điều 82 Luật PPP, "Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế".
Tuy nhiên, việc chia sẻ phần giảm doanh thu được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện mà không dễ chứng minh, ví dụ như quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm giảm doanh thu, hay "đã được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu", trong khi Kiểm toán nhà nước làm việc có kế hoạch và chỉ kiểm toán bất thường khi có vấn đề. Quan trọng hơn, để chứng minh được các điều kiện cần nhiều thời gian, trong khi việc chia sẻ rủi ro này cần thực hiện tức thời mới có thể đảm bảo phương án tài chính.
Ông Lê Kim Thành, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam phát biểu tại Hội thảo |
Đưa ra khuyến nghị, Giáo sư Akash Deep cho rằng, hợp đồng PPP cần có nội dung cụ thể về việc các cơ quan chính phủ sẽ thực hiện các cam kết công về mặt hành chính; các nguồn lực công sẽ hỗ trợ về mặt tài chính, và các cơ chế sẽ thực hiện hợp đồng theo quy trình.
Ngoài ra, để thúc đẩy mô hình PPP trong giai đoạn tới, bà Vũ Quỳnh Lê cho rằng, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ, nguồn lực Nhà nước phải mang tính dẫn dắt, bảo đảm nghĩa vụ của khu vực công trong hợp đồng PPP.
Đồng thời, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thông qua giám sát, đánh giá, kiểm tra, tăng cường năng lực; tích cực truyền thông về cơ chế, chính sách pháp luật PPP góp phần đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống.
Nguồn: Muốn thúc đẩy PPP, cần chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp
Tin liên quan
Hà Nội hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát 1.700 tỷ đồng 09/10/2024 09:10
Cùng chuyên mục
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4%
Kinh tế - Tài chính 09/10/2024 06:00
Chính sách tiền tệ thích ứng nhờ lạm phát vừa phải và tiền đồng ổn định
Tài chính 08/10/2024 11:00
CTP: Cổ phiếu lập “đỉnh”, lãnh đạo thoái vốn, rút lui
Chứng khoán 08/10/2024 10:00
Doanh nghiệp chế biến chế tạo mong được tiếp cận vốn vay ưu đãi
Tài chính 08/10/2024 09:00
Quý III/2024: 3 cổ phiếu ngân hàng tư nhân dự báo dẫn đầu đà tăng trưởng
Chứng khoán 07/10/2024 12:00
Xu hướng lãi suất huy động sẽ ra sao trong quý cuối năm 2024?
Tài chính 07/10/2024 11:00
Các tin khác
GDP quý 3 ước tăng 7.4%
Kinh tế 07/10/2024 10:00
Hàng Trung Quốc giá rẻ bán online: Làn sóng mới đổ về Việt Nam
Thị trường 07/10/2024 08:00
Vì sao các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI hút vốn “khủng”?
Kinh tế 07/10/2024 07:00
Việt Nam cần có chiến lược thúc đẩy tài chính xanh
Tài chính 07/10/2024 06:00
GDP quý III tăng 7,4%
Kinh tế - Tài chính 06/10/2024 14:22
Nhận vốn xanh để "sống bền vững"
Kinh tế 06/10/2024 14:00
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột địa chính trị
Kinh tế 06/10/2024 12:00
Tiết kiệm tăng kỷ lục, NHNN có loạt quy định mới về tiền gửi
Tài chính 06/10/2024 10:04
Doanh nghiệp xoay xở tái cấu trúc
Tài chính 06/10/2024 09:00
Giải pháp phòng tránh giao dịch đáng ngờ tại ngân hàng
Tài chính 06/10/2024 07:00
Gỡ dần giao chỉ tiêu tín dụng
Tài chính 05/10/2024 14:00
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Nhắm đích cuối năm 2025
Kinh tế - Tài chính 05/10/2024 13:34
Quỹ mở tiếp tục vượt trội so với VN-Index
Chứng khoán 05/10/2024 12:00
Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Cần giải pháp tài chính đột phá
Kinh tế 05/10/2024 07:00
Cả nước thu hút gần 25 tỉ USD vốn FDI trong 9 tháng
Tài chính 05/10/2024 06:00
Hết quý II/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
Thị trường 04/10/2024 18:10
Thủ tướng: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ
Kinh tế 04/10/2024 17:00
Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Khẩn trương xây dựng cơ chế phát triển doanh nghiệp dân tộc
Kinh tế 04/10/2024 14:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00