Mong muốn tập trung tháo gỡ các ‘nút thắt’ cho doanh nghiệp

Ghi nhận những kết quả KTXH đạt được trong những tháng đầu năm 2024, chuyên gia tài chính, TS. Doãn Hữu Tuệ cho rằng việc ban hành Nghị quyết số 01, 02 là cơ sở định hướng để các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam vẫn gặp những trở ngại như doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, thủ tục đầu tư kinh doanh còn rườm rà, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu, giải ngân vốn đầu tư công chậm…
Mong muốn tập trung tháo gỡ các ‘nút thắt’ cho doanh nghiệp
Những chỉ số KTXH đầu năm 2024 đã phản ánh thành tích tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài

Kết quả tích cực trong những tháng đầu năm 2024

Về Báo cáo kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chuyên gia Doãn Hữu Tuệ nhận định, những kết quả kinh tế xã hội đạt được trong những tháng đầu năm 2024 là nỗ lực đáng trân trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, việc thực hiện khẩn trương của các bộ, ngành và địa phương.

Chính phủ đã đặt trọng tâm là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Song song với đó là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước. Thủ tướng liên tiếp có các cuộc làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển KTXH; đồng thời trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia theo tinh thần quyết tâm hoàn thành sớm nhất với chất lượng cao nhất.

Con số đã chứng minh, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2023. "Tôi cho rằng đây là kết quả rất ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nước gặp rất nhiều khó khăn", ông Tuệ nói.

Bên cạnh đó, trong 4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách Nhà nước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15%; xuất siêu 8,4 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 17,46% kế hoạch, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%, trong đó vốn FDI đăng ký mới đạt 7,11 tỷ USD, tăng 73,2%; FDI thực hiện đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Việc nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài cam kết đầu tư vào các ngành điện tử, chip, bán dẫn, năng lượng tái tạo,… cho thấy niềm tin của họ đối với Việt Nam tiếp tục được giữ vững. Đây là yếu tố rất quan trọng trọng bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường.

Nền kinh tế Việt Nam hiện duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khả quan. Sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động dịch vụ vận tải được cải thiện, nhất là vận tải đường sắt có nhiều đổi mới. Du lịch tiếp tục phục hồi nhanh với gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Một điểm nữa đáng mừng là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đẩy mạnh, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, năng lượng quan trọng, trọng điểm quốc gia; trong đó khởi công dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, mở rộng Nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đưa vào khai thác đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (30 km), Cam Lâm - Vĩnh Hảo (79 km), nâng tổng số km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên hơn 2.000 km. Công tác quy hoạch tiếp tục được chú trọng triển khai; hiện có 110/111 quy hoạch đã hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt; hầu hết quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh được phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện, đặc biệt là đã phê duyệt toàn bộ 6 quy hoạch vùng kinh tế xã hội và trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Chính phủ đã đặt trọng tâm là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Song song với đó là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước.

TS. Doãn Hữu Tuệ

Trong chính sách an sinh xã hội, người dân hoan nghênh Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42 của Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, trong đó chi trả chế độ trợ cấp xã hội đầy đủ, kịp thời, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện Phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát".

Trong công tác phòng chống tham nhũng, Chính phủ đã tổ chức triển khai Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Qua đó, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, không ngừng, không nghỉ và đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước, gắn công tác phòng, chống tham nhũng với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Những kết quả trên cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang dần bước qua những khó khăn mà những năm trước gặp phải do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và tình hình khó khăn của thế giới. "Việc đặt trọng tâm vào công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; các con số phản ánh thành tích tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài, đặt trong sự so sánh quốc tế, là minh chứng thuyết phục cho nhận định này", ông Tuệ khẳng định.

Gỡ bài toán tín dụng cho doanh nghiệp

Theo chuyên gia này, nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao, nhất là trong kiểm soát lạm phát, điều hành lãi suất, tỉ giá; tăng trưởng tín dụng thấp; sản xuất công nghiệp phục hồi chậm; sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và nặng nề; tình hình triển khai thực hiện gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà, chậm được sửa đổi…

Theo ông Tuệ, trong bản Báo cáo đọc trước Quốc hội, Chính phủ đã đề ra một loạt giải pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới. Các giải pháp này đã bám sát tình hình thực tiễn và kịp thời nhưng cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ.

Nhìn vào thực tế, tình trạng "khát vốn" kéo dài của nền kinh tế chưa được cải thiện; các nguồn lực hiện có chưa được chuyển hóa thành "động lực phát triển", vẫn còn phân bổ theo cơ chế "xin - cho", "hành chính". Do chưa có những giải pháp hỗ trợ căn cơ, bài bản và lâu dài nên Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp lớn mạnh để thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Mặt khác, doanh nghiệp được coi là "rường cột" của nền kinh tế, nhưng gánh nặng chi phí (cả chính thức lẫn không chính thức) đang làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp sản xuất nội địa.

Bên cạnh những nỗ lực "chỉnh sửa, tháo gỡ, thay đổi" những nút thắt của hệ thống cơ chế, chính sách hiện tại, việc nhận diện đúng những khó khăn, thách thức để định hướng các giải pháp, huy động các nguồn lực và tạo động lực phát triển mới chủ yếu cho nền kinh tế đóng vai trò rất quan trọng.

TS. Doãn Hữu Tuệ

Để giải quyết vấn đề này, các bộ, ngành cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được thường xuyên đóng góp ý kiến, tham vấn trong quá trình xây dựng các văn bản nhằm nâng cao chất lượng và tính dự báo của các quy định, chính sách.

Theo ông Tuệ, trong giai đoạn này, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường khá lớn, cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động. Điều này thể hiện môi trường sống của doanh nghiệp đang rất khắc nghiệt khiến nhiều doanh nghiệp "héo mòn". Bên cạnh đó, nhìn vào con số tăng trưởng tín dụng thấp dù lãi suất cho vay giảm xuống mức thấp, cho thấy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay và tìm kiếm đơn hàng.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép kéo dài Thông tư 02/2023/TT-NHNN về giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Đây là giải pháp hỗ trợ rất thiết thực đối với doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Điều đó cũng thể hiện rằng thời kỳ khó khăn vẫn có thể còn kéo dài.

Do đó, ông Tuệ mong rằng tại kỳ họp này, các đại biểu sẽ dành thời gian thoả đáng để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đây cũng là vấn đề mà chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung mong muốn Quốc hội sẽ thảo luận sâu hơn tại Kỳ họp thứ 7.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, trước hết phải tháo được nút thắt ở thị trường tín dụng, cùng với các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Để khơi thông dòng tín dụng, TS. Cung cho rằng, không còn cách nào khác ngoài việc phải cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới có nhu cầu phát triển kinh doanh, nhu cầu vay vốn và trả nợ.

Nguồn:Mong muốn tập trung tháo gỡ các ‘nút thắt’ cho doanh nghiệp

Giang Oanh
baochinhphu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tiền lương mới sẽ tăng thế nào?

Tiền lương mới sẽ tăng thế nào?

Dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Đề xuất cho PNJ, DOJI bán vàng bình ổn

Đề xuất cho PNJ, DOJI bán vàng bình ổn

Hiệp hội Kinh doanh Vàng (VGTA) đề xuất mở rộng quyền tham gia bán vàng bình ổn cho các doanh nghiệp tư nhân được cấp phép.
Giá xăng đồng loạt tăng từ chiều nay

Giá xăng đồng loạt tăng từ chiều nay

Từ 15h hôm nay (13.6), Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, giá xăng RON 95 và E5 RON 92 đều tăng.
VNeID là cửa hành chính điện tử duy nhất từ ngày 1/7

VNeID là cửa hành chính điện tử duy nhất từ ngày 1/7

Thủ tướng yêu cầu từ ngày 1/7/2024, VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử.
Khi sếp nhà băng "sắm vai" lừa đảo

Khi sếp nhà băng "sắm vai" lừa đảo

Thời gian vừa qua trên địa bàn TP Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành phố lớn xảy ra nhiều vụ khách hàng "bỗng dưng" bị mất tiền gửi tại các ngân hàng. Đáng chú ý, thủ phạm một số vụ lại chính là các "sếp lớn sếp bé" của ngân hàng. Điều này dấy lên sự lo ngại về sự an toàn và quy trình giao dịch gửi - rút tiền từ ngân hàng.
Ngân hàng nào vừa tăng điểm bán vàng miếng SJC?

Ngân hàng nào vừa tăng điểm bán vàng miếng SJC?

Từ sáng nay 7-6, Vietcombank tăng thêm 4 điểm bán vàng miếng ở TP HCM và Hà Nội, đáp ứng nhu cầu mua vàng miếng SJC của người dân.

Các tin khác

Kỷ niệm 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Kỷ niệm 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Trong cuộc đời cách mạng phong phú và gian lao, cao đẹp và trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân là sự kiện thể hiện sinh động đạo đức, bản lĩnh của Người; trở thành tấm gương mẫu mực, thiết thực cho công tác xây dựng, rèn luyện đạo đức, bản lĩnh của cán bộ, đảng viên hiện nay.
Ví Moca dừng hoạt động, số dư tiền xử lý như thế nào?

Ví Moca dừng hoạt động, số dư tiền xử lý như thế nào?

Ngày 31/5, CTCP Công nghệ và Dịch vụ Moca thông báo sẽ dừng cung cấp dịch vụ ví điện tử trên ứng dụng Moca và trên ứng dụng Grab từ 1/7.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hạ lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu hạ lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất, trong đó có việc giảm thêm 1-2%/năm lãi suất cho vay.
Giá xăng đồng loạt giảm, về mốc hơn 21.000 đồng/lít

Giá xăng đồng loạt giảm, về mốc hơn 21.000 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (30.5), Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, giá xăng RON 95 và E5 RON 92 đều giảm.
Để tiền lương là động lực tăng năng suất lao động

Để tiền lương là động lực tăng năng suất lao động

Người lao động dù muốn gắn bó nhưng cũng không thể ở lại mãi với công ty khi lương thấp. Vì thế, Tổ chức Công đoàn mong muốn Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu và xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất...
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng

Sau 6 phiên đấu thầu thành công và cung ra thị trường hơn 1,8 tấn vàng, Ngân hàng Nhà nước công bố dừng đấu thầu vàng.
Gói phục hồi kinh tế chậm vì quá nhiều thủ tục

Gói phục hồi kinh tế chậm vì quá nhiều thủ tục

Ngày 25-5, kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV đã dành phần lớn thời gian thảo luận về việc thực hiện nghị quyết 43 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Tập đoàn Nguyễn Hoàng muốn bán 2 trường đại học

Tập đoàn Nguyễn Hoàng muốn bán 2 trường đại học

Động thái chào bán đại học Hoa Sen và đại học quốc tế Hồng Bàng diễn ra trong bối cảnh Tập đoàn Nguyễn Hoàng từng muốn bán cổ phần với định giá 1 tỷ USD để huy động vốn nhưng đã bất thành.
Công an Hà Nội khuyến cáo các biện pháp PCCC với nhà trọ, chung cư mini

Công an Hà Nội khuyến cáo các biện pháp PCCC với nhà trọ, chung cư mini

Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ cháy tại những ngôi nhà hình ống, nhà trọ, khu nhà ở nhiều căn hộ (chung cư mini), gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Phải mạnh tay với nhà trọ “không lối thoát”

Phải mạnh tay với nhà trọ “không lối thoát”

Đã đến lúc chúng ta phải “mạnh tay” trong việc rà soát nhà ở cho thuê trọ, nếu xây nhà “không lối thoát” thì yêu cầu cưỡng chế.
Mong muốn tập trung tháo gỡ các ‘nút thắt’ cho doanh nghiệp

Mong muốn tập trung tháo gỡ các ‘nút thắt’ cho doanh nghiệp

Ghi nhận những kết quả KTXH đạt được trong những tháng đầu năm 2024, chuyên gia tài chính, TS. Doãn Hữu Tuệ cho rằng việc ban hành Nghị quyết số 01, 02 là cơ sở định hướng để các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam vẫn gặp những trở ngại như doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng, thủ tục đầu tư kinh doanh còn rườm rà, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu, giải ngân vốn đầu tư công chậm…
Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các nghị định của Luật Nhà ở

Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các nghị định của Luật Nhà ở

Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo các nghị định bảo đảm cho việc thi hành ngay sau khi Luật Nhà ở có hiệu lực.
Đơn giản hóa thủ tục đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng

Đơn giản hóa thủ tục đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng

Các bộ ngành cần rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản.
Nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng mạnh

Đây là tín hiệu vui giúp các ngân hàng cải thiện chi phí vốn trong bối cảnh phải ổn định mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giai đoạn khó khăn.
Gỡ điểm nghẽn, đưa vốn vào nền kinh tế

Gỡ điểm nghẽn, đưa vốn vào nền kinh tế

Nỗ lực thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đang tiếp tục được thực hiện, nhằm đưa thêm vốn vào nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng.
Chính phủ duyệt đề xuất 3 luật về đất đai, bất động sản có hiệu lực từ 1/7

Chính phủ duyệt đề xuất 3 luật về đất đai, bất động sản có hiệu lực từ 1/7

Chính phủ đã thông qua đề nghị đưa Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực sớm hơn nửa năm.
Những nhân tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Những nhân tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Đà phục hồi bốn tháng đầu năm vẫn chưa thực sự bền vững và còn nhiều yếu tố mang tính rủi ro, bất định, theo nhận xét của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR).
Bộ Tài chính, Công an sẽ tham gia thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng

Bộ Tài chính, Công an sẽ tham gia thanh tra doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng, có sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Công an.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động