Lợi nhuận lao dốc, REE có đủ sức"cầm cự" khi thị trường quay đầu?

CTCP Cơ điện lạnh (REE), được xem là doanh nghiệp khá “trung thành” với các mảng kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, “bước hụt” của mảng điện và cơ điện trong năm 2023, đã đặt ra nhiều nghi ngờ về triển vọng của REE trong tương lai.
Lợi nhuận lao dốc, REE có đủ sức 'cầm cự' khi thị trường quay đầu?
Một dự án điện gió được REE góp vốn

Kinh doanh cốt lõi sa sút

REE được thành lập năm 1977, với ngành nghề truyền thống là cơ điện lạnh (M&E). Đây là ngành tạo nên tên tuổi cho REE, với các công trình cơ khí - điện (M&E) trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thương mại và công nghiệp. Trong hoạt động cơ điện lạnh, REE còn sở hữu thương hiệu Reetech điều hòa không khí đầu tiên của Việt Nam.

Tuy nhiên, mảng kinh doanh này không thực sự hiệu quả, khi thương hiệu Reetech chưa thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác trong cùng sản phẩm. Đây là 1 trong những nguyên nhân khiến REE quyết định lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, với các dự án cao ốc văn phòng cho thuê, và đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng tiện ích như điện, nước.

Dù mới chỉ đầu tư trong vài năm trở lại đây, nhưng khoản đầu tư này đã trở thành mảng kinh doanh chính của REE, trong đó ngành chủ lực là mảng năng lượng đóng góp trên 59% doanh thu.

Hiện tổng công suất lắp đặt của các nhà máy có sự sở hữu của REE đạt 2.763 MW, trong đó tổng công suất REE thực sở hữu là 1.023 MW, bao gồm: thủy điện, điện gió và điện mặt trời. Mảng cơ điện lạnh bao gồm hoạt động kinh doanh các sản phẩm cơ điện lạnh công trình và cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì các hệ thống cơ điện công trình và hệ thống điện mặt trời.

REE hiện được nhiều CTCK khuyến nghị giá mục tiêu 65.000 đồng, nhưng cũng có CTCK khuyến cáo nhà đầu tư theo dõi diễn biến giá của REE, bởi trong kịch bản tiêu cực, mã CP này có thể lùi về mốc 50.000 đồng.

Tuy nhiên, trong năm 2023, các lĩnh vực kinh doanh của REE đang có dấu hiệu “đuối sức”. Theo báo cáo tài chính quý IV-2023, tổng doanh thu của REE giảm 33% xuống còn 2.065 tỷ đồng, chủ yếu do sự suy giảm của 2 mảng kinh doanh cốt lõi là điện và cơ điện lạnh.

Cụ thể, mảng điện ghi nhận doanh thu giảm 21% xuống 1.237 tỷ đồng, do điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến sản lượng thủy điện giảm 14,7%; mảng cơ điện lạnh ghi nhận doanh thu giảm mạnh 51% xuống 574 tỷ đồng, do thị trường bất động sản trì trệ.

Doanh thu giảm kéo theo sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận, thậm chí ghi nhận con số âm. Cụ thể, mảng cơ điện lạnh ghi nhận khoản lỗ 76 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022 lãi 42 tỷ đồng, do phải trích lập thêm dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi (173 tỷ đồng) trong bối cảnh thị trường bất động sản trì trệ và lãi suất tăng cao; lợi nhuận sau thuế của mảng điện giảm 14,6% xuống còn 408 tỷ đồng, do hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng thủy điện (giảm 14,7%).

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu và lợi nhuận ròng của REE lần lượt đạt 8.570 tỷ đồng (giảm 9%) và 2.188 tỷ đồng (giảm 19%).

Chuyển hướng không suôn sẻ

Hiện tượng thời tiết bất thường đã gây tác động tiêu cực đến các công ty liên doanh, liên kết của REE. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của El Nino làm giảm lợi nhuận từ các công ty thủy điện và nhiệt điện liên kết từ 20-80%. Để giảm sự phụ thuộc vào các công ty thủy điện và nhiệt điện, REE đã chủ động chuyển hướng mở rộng danh mục đầu tư sang mảng năng lượng tái tạo.

Đầu tháng 10-2023, REE đã tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) về mức 23%, và tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Thủy điện Sử Pan 2 lên 28,87%. Bên cạnh đó, REE cũng đang tích cực tiến hành các thủ tục liên doanh với Tập đoàn KANSAI (Nhật Bản) để thực hiện dự án phát triển 1.800 MW điện gió ngoài khơi.

Tuy nhiên, hướng đi đối với mảng năng lượng của REE, được dự báo là chưa thể phục hồi mạnh trong nửa đầu năm 2024, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino sẽ tác động đáng kể tới sản lượng các nhà máy thủy điện. Theo Viện Nghiên cứu quốc tế về khí hậu (IRI), dự kiến pha El Nino sẽ tiếp tục duy trì đến ít nhất quý II, kéo theo thời tiết cực đoan, nắng nóng và các đợt khô hạn.

Theo đó, dự kiến nửa đầu năm sản lượng thủy điện tiếp tục duy trì ở mức thấp, tạo dư địa huy động cho các nguồn điện khác. Trong khi đó, mảng năng lượng tái tạo vẫn đang “xoay vần”, bởi Quy hoạch điện VIII dù đã được thông qua nhưng vẫn chưa có cơ chế rõ ràng cho các chủ đầu tư năng lượng tái tạo.

Nhằm bù đắp cho sự sụt giảm của 2 mảng kinh doanh kể trên, REE đã chủ động đẩy mạnh đầu tư vào mảng bất động sản với kỳ vọng thúc đẩy doanh thu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhu cầu văn phòng cho thuê không mấy sáng sủa. Đáng chú ý, mảng phát triển dự án của REE với dự án nhà ở thương mại The Light Square (Thái Bình), vẫn chưa ghi nhận doanh thu trong năm 2023. Thậm chí doanh thu từ mảng kinh doanh này âm 18 tỷ đồng trong quý IV-2023.

Cổ phiếu thiếu sức hút

Ngày 28-7-2000, cùng với SAM, REE trở thành mã cổ phiếu (CP) đầu tiên được niêm yết trên sàn HoSE, với giá tham chiếu 16.000 đồng/CP. Phiên chào sàn của REE diễn ra khá buồn tẻ chỉ vỏn vẹn 1.000 CP được chuyển nhượng. Sau gần 2 tháng chập chờn quanh mức giá chào sàn, REE bắt đầu bứt phá từ nửa cuối tháng 10-2000 và kéo lên mốc 95.000 đồng/CP (tháng 6-2001).

Sau khi chạm đỉnh này, REE bị bán ra mạnh, rơi về 10.000 đồng/CP (tháng 8-2003). REE chỉ thật sự “thăng hoa” trong năm 2007 với mức đỉnh 285.000 đồng/CP, được xác lập trong phiên giao dịch ngày 5-3-2007.

Tuy nhiên, sau giai đoạn bùng nổ cùng TTCK giai đoạn 2007-2008, REE bước vào giai đoạn điều chỉnh và có nhiều thời điểm CP rớt xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng/CP). Ngoài tác động của thị trường chung, biến động giá CP chịu tác động từ kết quả kinh doanh trồi sụt của REE.

Ở thời điểm hiện tại, REE cũng đang rơi vào tình cảnh không mấy suôn sẻ khi CP không nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Vì lẽ đó, REE rất hiếm khi có sóng tăng như kỳ vọng của nhà đầu tư. Từ đầu năm 2024 đến nay, dù thị trường chung có nhiều đợt tăng mạnh, nhưng REE chỉ dao động trong biên độ trên dưới 1%, với giá tham chiếu hiện tại là 63.000 đồng.

Nguồn: Lợi nhuận lao dốc, REE có đủ sức"cầm cự" khi thị trường quay đầu?

Kim Giang
dttc.sggp.org.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nâng giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực

Nâng giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực

Doanh nghiệp thời gian qua đã tận dụng được nhu cầu nhập khẩu gạo tăng cao từ các thị trường truyền thống, vì vậy Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tiếp tục nỗ lực nâng cao giá trị xuất khẩu gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống theo chỉ đạo của Chính phủ.
Doanh nghiệp thực phẩm Việt lọt tầm ngắm vốn ngoại

Doanh nghiệp thực phẩm Việt lọt tầm ngắm vốn ngoại

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng cho ngành thực phẩm phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp quốc tế trong ngành thực phẩm đã tung một lượng vốn lớn thu mua doanh nghiệp Việt thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A).
Kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé bay của các hãng hàng không

Kiểm tra việc bán vé, kê khai, niêm yết giá vé bay của các hãng hàng không

Sau chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam sẽ kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay tại các hãng hàng không.
Đồng Nai: Công ty Cổ phần Đầu tư LDG bị cưỡng chế thuế

Đồng Nai: Công ty Cổ phần Đầu tư LDG bị cưỡng chế thuế

Chi cục Thuế khu vực Trảng Bom – Thống Nhất (Cục thuế Đồng Nai) vừa có quyết định về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Đầu tư LDG.
Vì sao doanh nghiệp ngành hàng không báo lãi kỷ lục?

Vì sao doanh nghiệp ngành hàng không báo lãi kỷ lục?

Nhiều quan điểm cho rằng, nhu cầu phục hồi mạnh, cùng với việc giá vé máy bay cao và Pacific Airlines được xóa nợ nhiều nghìn tỉ đồng đã giúp Vietnam Airlines ghi nhận lãi hợp nhất quý 1/2024 đạt 4.441 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ đậm. Bên cạnh đó, Vietjet Air (VJC) và Bamboo Airways cũng ghi nhận kết quả kinh doanh hồi phục tích cực.
Thanh Hóa thu hơn 3.800 tỷ đồng từ du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hóa thu hơn 3.800 tỷ đồng từ du lịch trong kỳ nghỉ lễ

Tổng thu du lịch của Thanh Hóa trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5 đón hơn 1,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 3.800 tỷ đồng.

Các tin khác

Giải ngân đầu tư công và cú hích từ các đại dự án

Giải ngân đầu tư công và cú hích từ các đại dự án

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn là giải pháp mang tính động lực cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy, Chính phủ vẫn đang tiếp tục quyết liệt đốc thúc.
Hàng loạt BĐS “vàng” được nêu trong vụ ly hôn của cựu Giám đốc Sở tỉnh Quảng Nam

Hàng loạt BĐS “vàng” được nêu trong vụ ly hôn của cựu Giám đốc Sở tỉnh Quảng Nam

Nhiều bất động sản nằm tại các tuyến đường có giá trị cao tại TP Đà Nẵng được nêu tên trong vụ xử ly hôn của ông Lê Phước Hoài Bảo – cựu Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam và vợ. Vụ việc do Toà án nhân dân quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) thụ lý.
Người sáng lập Ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng qua đời

Ông Trần Mộng Hùng - người sáng lập Ngân hàng ACB - đã qua đời ngày 25-4 vì tuổi cao sức yếu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt trên 522 ngàn tỷ đồng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt trên 522 ngàn tỷ đồng

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ sự đóng góp tích cực của ngành du lịch.
Hạ tầng Đèo Cả báo lãi quý tăng 32%, vốn lưu động duy trì mức âm trên nghìn tỷ

Hạ tầng Đèo Cả báo lãi quý tăng 32%, vốn lưu động duy trì mức âm trên nghìn tỷ

Tại cuối quý I, tổng dư nợ vay của Hạ tầng Đèo Cả đạt gần 20.100 tỷ đồng, hơn gấp đôi vốn chủ sở hữu. Chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng Vietinbank với khoản nợ vay ngắn và dài hạn hơn 19.100 tỷ đồng.
Chinh phục thị trường nội địa: “Bệ đỡ” vững chắc cho doanh nghiệp

Chinh phục thị trường nội địa: “Bệ đỡ” vững chắc cho doanh nghiệp

Với quy mô lớn, thị trường nội địa là “bệ đỡ” vững chắc cho các doanh nghiệp (DN) Việt, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng có những biến động phức tạp, khó lường. Do đó, DN cần “bám sâu rễ, bền gốc” ở thị trường nội địa, làm hành trang vững chắc để phát triển, vươn ra thị trường thế giới.
Lộ diện 5 địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Lộ diện 5 địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Trong năm 2023, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, TP HCM, Hải Phòng là 5 tỉnh thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.
Trái phiếu xanh tại Việt Nam: Dư địa tăng trưởng còn rất lớn

Trái phiếu xanh tại Việt Nam: Dư địa tăng trưởng còn rất lớn

Trong bối cảnh hiện nay, trái phiếu xanh (TPX) được đánh giá là một công cụ huy động vốn quan trọng trong định hướng phát triển bền vững của các quốc gia. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường này còn khá non trẻ. Kết quả thống kê cho thấy, giai đoạn 2018-2023, chỉ có 19 TPX được phát hành…
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm

Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm

Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Không công bố thông tin, Công ty Giáo dục iGARTEN bị phạt

Không công bố thông tin, Công ty Giáo dục iGARTEN bị phạt

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối Công ty cổ phần Phát triển Giáo dục iGARTEN ( Công ty Giáo dục iGARTEN) do không bố thông tin theo quy định.
Hơn 86.000 doanh nghiệp dừng kinh doanh trong 4 tháng đầu năm

Hơn 86.000 doanh nghiệp dừng kinh doanh trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm số doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn thấp hơn số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh khi chỉ có 81.300 doanh nghiệp gia nhập nhưng có tới 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4

Hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, cả nước có hơn 15,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 175,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 95 nghìn lao động, tăng 8,4% về số doanh nghiệp, tăng 55% về vốn đăng ký và giảm 9% về số lao động so với tháng 3/2024.
Ông Đặng Thành Tâm muốn sang tay 25 triệu cp Saigontel cho công ty liên quan?

Ông Đặng Thành Tâm muốn sang tay 25 triệu cp Saigontel cho công ty liên quan?

Ông Đặng Thành Tâm muốn thoái 25 triệu cp SGT, dự kiến hạ sở hữu xuống 6,8% vốn. Ngược lại, CTCP Đầu tư Phát triển DTT dự kiến gom vào số lượng tương ứng.
Khang Điền lãi bao nhiêu trong quý đầu năm?

Khang Điền lãi bao nhiêu trong quý đầu năm?

Kết quả kinh doanh trong quý đầu năm của Khang Điền giảm mạnh so với cùng kỳ và tương đương với quý IV/2023.
Doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh được cải thiện thực chất hơn

Doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh được cải thiện thực chất hơn

Trong bối cảnh kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được coi là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Việt Nam được đánh giá đã có nhiều chuyển biến rất tích cực về cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả này so với mong muốn của doanh nghiệp thì vẫn còn khoảng cách đáng kể.
Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1.8 tỷ USD.
Lo ngại áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Lo ngại áp lực lạm phát vẫn hiện hữu

Ở thời điểm này, nhận định về chỉ tiêu lạm phát năm 2024 là hơi sớm. Hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều nhận định, nhiều khả năng lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê lạm phát quý đầu tiên của năm cho thấy, áp lực lạm phát vẫn hiện hữu và không thể chủ quan, lơ là trong điều hành.
DIC Corp lỗ trăm tỷ

DIC Corp lỗ trăm tỷ

Kết quả kinh doanh trong ba tháng đầu năm của DIC Corp lỗ hơn trăm tỷ do hàng bán bị trả lại. Một số hoạt động khác mới phát sinh trong kỳ kế toán bao gồm cho công ty liên kết vay 359 tỷ đồng và bổ sung thêm vốn từ trái phiếu cho dự án Long Tân.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động