Lào Cai: Hiệu quả từ mô hình canh tác chè an toàn sinh học ở Bảo Yên
Những vườn chè của nông dân thôn Hàm Rồng, xã Việt Tiến luôn xanh tốt, búp ra tua tủa khiến nông dân vui mừng. Đây là kết quả bước đầu của việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong canh tác chè do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện hướng dẫn nông dân sử dụng bắt đầu từ vụ chè năm nay. Có 2 loại chế phẩm sinh học dùng cho cây chè (dạng phân bón lá; chế phẩm trừ sâu bệnh), nhưng chủ yếu người dân sử dụng dạng phân bón lá để phun cho cây chè.
Hướng dẫn nông dân xã Việt Tiến sử dụng chế phẩm sinh học trên cây chè. |
Là người đầu tiên ở thôn Hàm Rồng sử dụng chế phẩm sinh học phun cho cây chè, anh Lê Duy Hùng cho biết: Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác chè mang đến nhiều lợi ích, đó là vườn chè xanh tốt, nhiều búp, sản lượng tăng 15 - 20% so với phương pháp canh tác thông thường. Chế phẩm sinh học dạng phân bón chủ yếu có thành phần từ đạm cá, rong biển và các vi sinh vật có lợi cho cây trồng, an toàn với sức khỏe con người và động vật. Chúng tôi không còn lo lắng khi phun cho cây chè sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và người tiêu dùng. Việc sử dụng chế phẩm sinh học để phun cho cây chè rút ngắn thời gian thu hoạch giữa các lứa chè, chưa kể giá bán cao hơn so với chè canh tác bằng các sản phẩm phân bón, thuốc hóa học.
Nhờ canh tác bằng chế phẩm sinh học, vườn chè hơn 4 sào của gia đình anh Hùng có thể thu được 3 lứa búp/tháng, sản lượng khoảng 3 tạ búp/tháng. Trong khi đó, trước đây, diện tích này chỉ cho thu hoạch tối đa hơn 2 tạ chè búp tươi/tháng. Giá chè búp tươi canh tác sinh học bán với giá bình quân 13 - 15 nghìn đồng/kg, cao hơn 1 nghìn đồng/kg so với chè canh tác bằng phương pháp cũ. Có thời điểm, giá chè canh tác an toàn sinh học tại huyện Bảo Yên lên 18 nghìn đồng/kg.
Sau khi anh Hùng sử dụng chế phẩm sinh học để phun cho diện tích chè mang lại hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ trong thôn cũng tìm hiểu và sử dụng theo. Đến nay, 16/22 hộ trồng chè ở thôn Hàm Rồng sử dụng chế phẩm sinh học để canh tác chè.
Chị Nguyễn Thị Đông, thôn Hàm Rồng cho biết: Chi phí cho chế phẩm sinh học để phun cho chè rẻ hơn thuốc hóa học, trung bình mỗi lượt phun chỉ khoảng 8 nghìn đồng/sào, giảm 4 nghìn đồng/sào so với thuốc hóa học. Việc phun chế phẩm này cũng không khác nhiều so với thuốc hóa học nên chúng tôi dễ áp dụng.
Không chỉ tại xã Việt Tiến, mà nhiều diện tích chè ở các xã Lương Sơn, Xuân Hòa… cũng được người dân chuyển từ phương pháp canh tác truyền thống sang sử dụng các chế phẩm sinh học.
Bà Hoàng Thị Kim Minh, khuyến nông viên xã Lương Sơn cho biết: Từ hộ đầu tiên ứng dụng chế phẩm sinh học, đến nay có 40 hộ trong xã sử dụng chế phẩm này để canh tác chè. Sau lứa thu hoạch đầu tiên, sản lượng búp tăng từ 20 - 30% đối với giống chè lai và tăng từ 5 - 10% đối với giống chè chất lượng cao. Mặc dù diện tích chè canh tác bằng chế phẩm sinh học chưa lớn (2,5 ha/158 ha), nhưng đây là kết quả bước đầu để mở rộng diện tích canh tác chè an toàn sinh học ở địa phương.
Vườn chè ở Việt Tiến xanh tốt do được sử dụng chế phẩm sinh học. |
Theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Yên, các diện tích canh tác bằng chế phẩm sinh học đều cho sản lượng chè búp tươi tăng từ 5 - 30% tùy giống chè. Với hiệu quả kinh tế và lợi ích về sức khỏe, bảo vệ môi trường, chế phẩm sinh học ngày càng chiếm được niềm tin của người trồng chè huyện Bảo Yên. Thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Yên tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn để hướng dẫn, hỗ trợ người trồng chè mở rộng diện tích canh tác bằng các chế phẩm sinh học, hướng đến sản xuất an toàn, hữu cơ, bền vững.
Nguồn: Hiệu quả từ mô hình canh tác chè an toàn sinh học ở Bảo Yên
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề
Địa phương 20/12/2024 13:10
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Địa phương 19/12/2024 09:00
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao
Địa phương 17/12/2024 14:48
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản
Địa phương 17/12/2024 05:02
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản
Địa phương 14/12/2024 10:53
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách
Địa phương 13/12/2024 10:41
Các tin khác
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao
Địa phương 11/12/2024 15:05
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc
Địa phương 10/12/2024 10:17
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận
Địa phương 07/12/2024 09:52
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện
Địa phương 06/12/2024 11:13
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức
Địa phương 06/12/2024 06:15
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân
Địa phương 02/12/2024 20:07
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
Yên Bái phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Địa phương 03/11/2024 07:15
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm
Địa phương 02/11/2024 09:11
Yên Bái: Người phụ nữ Tày bền chí làm giàu
Địa phương 01/11/2024 14:40
Điện Biên: Gian nan giảm nghèo ở Hô Nậm Cản
Địa phương 01/11/2024 07:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00