KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN

Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, Chính phủ cần chủ động xoay chuyển tình thế, biến thách thức thành cơ hội phát triển.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 1.

KINH TẾ THẾ GIỚI BẤT ĐỊNH, NHIỀU DIỄN BIẾN, THAY ĐỔI KHÓ LƯỜNG

Trong 5 năm trở lại đây, kinh tế, chính trị thế giới trải qua nhiều biến cố, bất định khó lường. Hàng loạt biến cố liên tiếp xảy ra, biến cố trước chưa kết thúc, biến cố sau đã xuất hiện như: Cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung; đại dịch COVID-19; khủng hoảng Nga-Ukraine… khiến cho trật tự và hoạt động kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ.

Cạnh tranh chiến lược và kinh tế giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, diễn ra trên nhiều lĩnh vực.

Các giá trị của chủ nghĩa tự do kinh tế bị thách thức nghiêm trọng, nền quản trị toàn cầu dựa trên các quy tắc của hệ thống quốc tế bị suy yếu, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch quay trở lại. Chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài ngoại trỗi dậy, ngăn chặn lẫn nhau.

Hệ luỵ của các biến cố dẫn đến định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng: Chuỗi cung ứng sẽ linh hoạt hơn, dễ thích nghi, ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy thương mại điện tử; gia tăng mạng lưới sản xuất khu vực trong bối cảnh mạng lưới sản xuất toàn cầu vẫn quyết định tương lai của chuỗi cung ứng; gia tăng toàn cầu hóa dịch vụ. Khi chuỗi cung ứng khu vực phát triển sẽ gia tăng lạm phát trong thập niên tới.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 2.

TS. Nguyễn Bích Lâm: Chính phủ cần chủ động nắm bắt những thách thức mang tính toàn cầu từ bên ngoài, các thách thức trong nội tại nền kinh tế để chủ động xoay chuyển tình thế, biến thách thức thành cơ hội, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm tối ưu hóa sản xuất

Cùng với định hình lại, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ dịch chuyển nhằm tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí để tối ưu hoá lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro từ xung đột chính trị và chiến tranh thương mại.

Việc dịch chuyển chuỗi cung ứng từ quốc gia này sang quốc gia khác là xu hướng khách quan đã và đang diễn ra theo 3 hướng:

Một là, dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước trong cùng khu vực địa lý để giảm phụ thuộc, tránh rủi ro từ chiến tranh thương mại, tránh các đòn trừng phạt lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Hai là, dịch chuyển chuỗi cung ứng đòi hỏi thực hiện đầu tư, gắn với hoạt động sản xuất có công nghệ cao, sản phẩm chiến lược có giá trị gia tăng cao, liên quan tới bí mật công nghệ và an ninh quốc gia.

Ba là, tái cơ cấu, sắp xếp lại chuỗi cung ứng qua việc đa dạng hoá nguồn cung, mở rộng mạng lưới các nhà cung cấp nhằm phân tán rủi ro.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 3.

Mô hình toàn cầu hóa kinh tế thay đổi, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch quay trở lại

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới trong những thập kỷ qua. Tuy vậy, do bất bình đẳng về lợi ích kinh tế giữa các khu vực; giữa các quốc gia; giữa các tầng lớp xã hội trong mỗi quốc gia dẫn đến xu hướng chống toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại.

Một số quốc gia, bằng những chính sách kinh tế ưu đãi đang kêu gọi và thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở về nhằm gia tăng lợi ích quốc gia.

Bên cạnh đó, do đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn địa chính trị đưa đến xu hướng co cụm hợp tác trong từng khối lớn. Liên minh châu Âu, Mỹ, Trung Quốc đang đưa ra kế hoạch xây dựng quyền tự chủ kinh tế của chính mình, không còn ủng hộ vô điều kiện toàn cầu hoá và tự do thương mại như trước.

Hiện nay, hợp tác kinh tế đang lệ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý của các đối tác. Nếu gần nhau về địa lý sẽ tránh được rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng. Vì vậy, vấn đề địa kinh tế được quan tâm trong quá trình hợp tác phát triển.

  • Quyết liệt tháo gỡ rào cản, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển

    Quyết liệt tháo gỡ rào cản, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển

    ĐỌC NGAY

Đồng thời quá trình toàn cầu hóa cũng chuyển mạnh sang ưu tiên hợp tác giữa các quốc gia thân thiện để tránh các yếu tố chính trị tác động đến kinh doanh. Chẳng hạn, Mỹ đang hợp tác với Úc để sản xuất đất hiếm, tất nhiên chi phí cao hơn, nhưng rủi ro về yếu tố chính trị thấp hơn khi hợp tác với Trung Quốc.

Kinh tế trưởng của IMF cho rằng kinh tế thế giới sẽ phân chia thành nhiều khối lớn, không giao thương nhiều với nhau và có các tiêu chuẩn khác nhau, điều này sẽ là thảm họa cho kinh tế toàn cầu.

Cùng với thay đổi mô hình toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch quay trở lại đã gây ra xung đột thương mại giữa các nền kinh tế, cản trở lưu thông hàng hoá, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bảo hộ mậu dịch, với sự xuất hiện nhiều công cụ mới và được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2022 đã nêu ra các vấn đề nóng của toàn cầu như: Thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu; địa kinh tế; kinh tế thế giới phân mảnh, phản ánh bối cảnh kinh tế thế giới có những thay đổi sâu sắc.

Diễn đàn kinh tế Thế giới năm 2023 tập trung vào chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh" nhằm thảo luận cách thức giải quyết sự phân mảnh và xói mòn lòng tin gia tăng ở cả cấp độ toàn cầu và cấp quốc gia.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 4.

Phi toàn cầu hóa và can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế

Các chuyên gia kinh tế nhận định có 5 yếu tố định hình kinh tế thế giới trong năm 2023 và các năm tiếp theo, đó là: Lãi suất; biến động của kinh tế Trung Quốc; phi toàn cầu hóa kinh tế thế giới; chuyển đổi năng lượng; can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế.

Hiện nay, phi toàn cầu hóa là xu hướng đang diễn ra với tốc độ nhanh, thể hiện qua chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy sản xuất trên lãnh thổ quốc gia, giảm vận chuyển hàng hóa ở khoảng cách xa, kiểm soát vốn nhằm giảm ảnh hưởng của vấn đề tài chính đối với kinh tế toàn cầu.

Đại dịch đã cảnh tỉnh thế giới, khiến chính phủ các nước nhận thấy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia được xây dựng và phát triển trong giai đoạn toàn cầu hoá có nhiều điểm yếu và bất cập.

Khủng hoảng Ukraine làm trầm trọng hơn và đẩy quá trình phi toàn cầu hoá diễn ra nhanh hơn.

Phi toàn cầu hóa không cắt đứt giao thương quốc tế, mà rút dần khỏi thị trường toàn cầu khổng lồ, thay vào đó là tìm kiếm những thoả thuận riêng, thúc đẩy kinh tế thế giới phân khúc theo nhóm các nước hợp tác riêng với nhau, phát triển giao thương theo khối.

Sự năng động của các khối trở thành xu hướng phát triển của thế giới trong những năm tới, tạo nên thế giới đa cực.

Giai đoạn 1990-2000 chứng kiến sự "thăng hoa" của toàn cầu hóa, quyền lực của các quốc gia suy giảm, chuyển vào các định chế quốc tế như Liên Hợp Quốc. Hiện nay, để ứng phó với đại dịch và khủng hoảng Ukraine, xu hướng nhà nước pháp quyền đang trỗi dậy, quyền lực quay trở lại, mỗi nhà nước đóng vai trò chủ chốt, trung tâm của nền kinh tế và chính trị quốc tế.

Các quốc gia kết nối, hợp tác với nhau bằng những hiệp ước, thỏa thuận song phương, đa phương, không bị áp đặt bởi các quy định quốc tế. Đây là những nét đặc trưng, cần đặc biệt quan tâm trong hoạch định chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta.

Trong thế giới bất định, khó lường do bất ổn địa chính trị; cạnh tranh chiến lược và kinh tế giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, diễn ra trên nhiều lĩnh vực, sự can thiệp của chính phủ xử lý các vấn đề kinh tế, xã hội ngày càng cần thiết, có tầm quan trọng đặc biệt và trở thành xu thế tất yếu cho ổn định và phát triển đất nước trong thời gian vừa qua và trong những năm tới.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 5.

Năm 2021, nếu Chính phủ Mỹ không can thiệp bằng chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng thì kinh tế Mỹ không có sự phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục, giải quyết hàng trăm nghìn việc làm mỗi tháng, ổn định đời sống dân cư, đồng thời kiềm chế thành công lạm phát cao kỷ lục trong 4 thập kỷ qua.

Nếu Chính phủ Đức và chính phủ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu không can thiệp xử lý vấn đề năng lượng bằng chính sách thuế và trợ cấp xã hội thì kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng, xã hội rối ren.

Tại Pháp, trong năm 2020 khi khu vực doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của đại dịch, kinh tế Pháp rơi vào suy thoái kỷ lục với GDP tăng trưởng âm 8%. Nếu Chính phủ Pháp không can thiệp, hỗ trợ doanh nghiệp bằng hành động cụ thể như tuyên bố của Tổng thống Emmanuel Macron: "Chính phủ Pháp không để bất kỳ doanh nghiệp nào phải giải thể vì lý do COVID-19" thì năm 2021, kinh tế Pháp đã không có mức tăng GDP tới 7%, mức cao nhất trong 52 năm qua.

Trung Quốc đang dần loại bỏ chính sách Zero COVID, mở cửa trở lại nền kinh tế. Khi nền kinh tế khởi sắc, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu dầu thô, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa công nghiệp, đẩy giá nguyên liệu thô thế giới tăng lên, gây áp lực tăng giá nhiều loại hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ khác, khi đó lạm phát toàn cầu sẽ bật tăng.

Khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào giữa năm 2023, Bloomberg ước tính giá năng lượng thế giới sẽ tăng 20% và chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ dự báo sẽ giảm xuống 3,9% vào giữa năm có nguy cơ tăng lên 5,7% vào cuối năm 2023, điều này khiến Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giữ lãi suất USD và đồng Euro ở mức cao để kiềm chế lạm phát, gây suy thoái kinh tế thế giới.

Với trữ lượng dần cạn kiệt, gây biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường của năng lượng hóa thạch, thế giới đã và đang chuyển đổi, đặt thành chiến lược ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo nhằm xử lý các bất cập do năng lượng hóa thạch gây nên; không phụ thuộc vào "lá bài" năng lượng khi có bất đồng về kinh tế, thương mại và chính trị thế giới.

Chuyển đổi năng lượng là xu thế tất yếu, đòi hỏi đầu tư rất lớn về vốn và công nghệ; dẫn tới chuyển đổi công nghệ, quy trình sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, việc khẩn trương xây dựng chiến lược và lộ trình thực hiện chuyển đổi từ sản xuất và sử dụng năng lượng hóa thạch sang sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo dựng tính độc lập, tự chủ và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai gần.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 6.

MỘT SỐ THÁCH THỨC TRONG NỘI TẠI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Khu vực doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn

Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng nhất, tạo ra trên 60% GDP của toàn nền kinh tế. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định mức độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Khu vực doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, trong năm 2022 bình quân cứ 10 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động thì có 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo số liệu năm 2019 - năm kinh tế Việt Nam trong giai đoạn ổn định, tăng trưởng cao, cũng là năm trước khi đại dịch xảy ra, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo và xây dựng tạo ra của cải vật chất, nâng cao năng lực của nền kinh tế, nhưng vốn của khu vực doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp còn thấp, chỉ số quay vòng vốn chỉ đạt 0,6 lần; chỉ số nợ toàn bộ khu vực doanh nghiệp khá cao - số nợ bình quân khu vực doanh nghiệp gấp 2,1 lần vốn tự có, trong đó doanh nghiệp nhà nước gấp 3,6 lần, doanh nghiệp ngoài nhà nước gấp 2 lần; doanh nghiệp FDI gấp 1,6 lần.

Điều tra Xu hướng kinh doanh Quý 4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sản xuất của doanh nghiệp trong Quý 4/2022 đều tăng hơn so với Quý 3/2022.

Cụ thể: Có 23,5% doanh nghiệp gặp khó khăn vì lãi suất vay vốn cao trong Quý 3/2022

đã tăng lên 37,5% trong Quý 4; có 30,8% doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính trong quý 3, tăng lên 33,4% trong quý 4; trong quý 3 có 4,6% doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn, tăng lên 5,7% trong quý 4.

Khu vực doanh nghiệp nước ta có trên 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có thể huy động vốn cho sản xuất qua kênh tín dụng ngân hàng.

Doanh nghiệp vẫn đang tự bơi, tự chạy đơn hàng trong bối cảnh sụt giảm đơn hàng và sức ép gia tăng lãi suất trên phạm vi toàn cầu.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 7.

Làn sóng FDI sẽ đổ vào Việt Nam, biến Việt Nam thành "vùng đệm"?

Tuy vậy, các tổ chức tài chính quốc tế nhận định trong xu hướng tái định hình và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu trong thập kỷ tới, Trung Quốc vẫn là công xưởng sản xuất của kinh tế thế giới. Việc bố trí lại mạng lưới sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến thị trường mới nổi là chiến lược lâu dài, không thể thực hiện ngay được.

Nguồn lợi đem lại từ việc chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc luôn được cân nhắc kỹ với những thuận lợi từ nền sản xuất lớn tại Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc vẫn có năng lực cạnh tranh vượt trội về thị trường, hiệu quả theo quy mô, kết cấu hạ tầng, hệ thống logistics, mạng lưới công nghiệp hỗ trợ và nguồn cung lao động có kỹ năng so với các nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương.

Nhiều nhà đầu tư mong muốn đa dạng mạng lưới sản xuất và phân phối tại các nước Đông Nam Á, nhưng có rất ít giải pháp để thực hiện vì năng lực hạn chế của các quốc gia này. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn phân tích, đánh giá rất thận trọng trong thay đổi cơ hội tăng trưởng chiến lược khi dịch chuyển cơ sở sản xuất đến các nền kinh tế mới nổi khác.

Đặc biệt các nhà đầu tư luôn so sánh các yếu tố về năng lực và chi phí đầu vào như chi phí gia công, lao động, vận tải ở các nước khác so với Trung Quốc trước khi đưa ra kế hoạch dịch chuyển đầu tư.

Trong xu thế chuyển đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, các chuyên gia kinh tế nước ngoài nhìn nhận làn sóng FDI sẽ đổ vào Việt Nam, biến Việt Nam thành "vùng đệm" để Trung Quốc và nhiều nước muốn chuyển một phần hoạt động sản xuất đến Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế của các FTA mà Việt Nam đã ký.

Đó cũng là giải pháp để Trung Quốc xử lý vấn đề cạnh tranh căng thẳng với Mỹ, biến những nước như Việt Nam thành một "vùng đệm", thực hiện lắp ráp thành phẩm rồi tái xuất. Nhiều nền kinh tế lớn của châu Á chọn xuất khẩu sang Việt Nam như một trung tâm lắp ráp rồi xuất đi.

Nhận định này dựa trên số liệu kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 74,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế; kim ngạch của 2 nhóm hàng thuộc khu vực FDI là điện thoại và linh kiện và điện tử máy tính và linh kiện chiếm tới 30,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Khi FDI tại Việt Nam chỉ là lắp ráp thành phẩm rồi tái xuất thì lợi ích thực mang lại cho nội lực sản xuất cũng như thu nhập của người Việt Nam không nhiều, lợi nhuận chính chảy ra nước ngoài.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 8.

Thị trường lao động có một số hạn chế đáng lo ngại

Một thách thức nữa trong nội tại nền kinh tế, ảnh hưởng tới năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chất lượng, hiệu quả thu hút FDI của nền kinh tế cần phải kể đến đó là sự bất cập của thị trường lao động.

Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam có một số hạn chế đáng lo ngại: Cả bên cung và bên cầu chưa đáp ứng được một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Cơ cấu lao động theo 3 khu vực kinh tế chưa hợp lý, lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tới 27,5% tổng số.

Số lượng lao động tăng nhanh nhưng ở khu vực phi chính thức. Chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu. Tính bấp bênh và dễ bị tổn thương đến việc làm và thu nhập của người lao động khá cao. Lao động thời vụ phát triển, hạn chế về đào tạo kỹ năng.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ còn thấp. Lao động không có trình độ chiếm 72,5% trong tổng số lực lượng lao động; trình độ sơ cấp 6,8%; trình độ trung cấp 4,3%; Cao đẳng 3,7%; Đại học trở lên 12,5%.

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) công bố báo cáo nghiên cứu tổng thể về thực trạng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022 nhận định trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp của lao động Việt Nam là một trong các yếu tố khiến Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia có năng suất lao động thấp nhất khu vực.

Theo JICA, hiện nay, khả năng hội nhập của lao động Việt còn chưa cao. Trình độ tay nghề tương đối thấp so với tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu trong thời kỳ 4.0 (GCI 4.0) năm 2019 chỉ ra Việt Nam xếp thứ 67/141 quốc gia về chỉ số GCI 4.0, nhưng chỉ xếp thứ 93 về kỹ năng, thứ hạng thấp nhất trong 13 chỉ số.

Thách thức cuối cùng thuộc về thể chế và môi trường pháp lý khá đầy đủ nhưng nội dung còn nhiều bất cập; chưa xóa bỏ, xử lý kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật vì lợi ích ngành, lợi ích nhóm.

Một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chậm triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp, vô cảm với những khó khăn của doanh nghiệp và người dân là điểm nghẽn, cản trở quá trình thực hiện chính sách, cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 9.

Việt Nam là "Người chiến thắng trong kỷ nguyên phi toàn cầu hóa"

Tuy nhiên, trong thách thức vẫn có những cơ hội khi xu hướng phi toàn cầu hóa diễn ra sẽ biến Việt Nam là một trong những điểm đến của đầu tư nước ngoài.

Trong bài viết về chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2022, Tạp chí The Economist gọi Việt Nam là "Người chiến thắng trong kỷ nguyên phi toàn cầu hóa".

Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế năm 2022 phản ánh các nhà đầu tư đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư, vị thế kinh tế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam đang là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, có thể trở thành một trong những công xưởng lớn của thế giới.

Mặc dù dòng chảy chậm lại với xu hướng thắt chặt quản lý đầu tư nước ngoài, nhưng với các lợi thế của nền kinh tế, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Năm 2020, lần đầu tiên nước ta lọt vào tốp 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI và nắm giữ vị thế dẫn đầu trong cuộc đua giành FDI với các đối thủ tiềm năng như: Trung Quốc, Indonesia; Ấn Độ.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 10.

CHÍNH PHỦ HÀNH ĐỘNG LINH HOẠT, HIỆU QUẢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG

Trong những năm khó khăn, đầy thách thức vừa qua, vai trò và tầm quan trọng của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành kinh tế được minh chứng qua thành quả tăng trưởng kinh tế năm 2022 trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ qua, được minh chứng qua các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng.

Nhìn lại năm 2021, trong mức tăng GDP 2,58%, yếu tố vốn đóng góp tới 96%, lao động đóng góp 7,8%, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp -3,8%. Chỉ tiêu TFP năm 2021 nhận giá trị âm là do trong năm với phương châm đảm bảo tính mạng của người dân là trên hết, Chính phủ thực hiện các giải pháp hành chính để chống dịch COVID-19 đã cản trở, ngừng trệ hoạt động sản xuất tại các trung tâm kinh tế và nhiều địa phương trên cả nước.

Năm 2022, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; kinh tế nước ta có độ mở lớn, quy mô nền kinh tế khiêm tốn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, chỉ một biến động nhỏ của thế giới có thể gây tác động lớn tới tình hình kinh tế -xã hội trong nước.

Trong bối cảnh đó, với sự quyết đoán mang tính chiến lược của Chính phủ chuyển đổi từ Zero COVID-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 từ cuối năm 2021 đã gỡ bỏ các rào cản, khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính phủ với tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt hiệu quả chỉ đạo lên trên hết, với sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội, nhiều chính sách, giải pháp ban hành và triển khai thực hiện đúng thời điểm đã tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục các điểm nghẽn và bất cập của nền kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Sự chủ động trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cùng với sự năng động vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp đã được đền đáp bằng kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng và kiểm soát lạm phát dưới mức mục tiêu.

Trong tốc độ tăng GDP 8,02%, yếu tố vốn chỉ còn đóng góp 34,7%, lao động đóng góp 21,5%, năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp tới 43,8%. Tuy chỉ tiêu TFP của năm 2022 đạt giá trị cao nhưng vẫn thấp hơn TFP của năm 2018 là 46,7% và TFP của năm 2019 là 49,6%. Điều này cho thấy tầm quan trọng và cũng là động lực cho tăng trưởng kinh tế đối với cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh và chỉ đạo điều hành kịp thời, hiệu quả của Chính phủ.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 11.

Chủ động xoay chuyển tình thế, biến thách thức thành cơ hội phát triển

Với những rủi do, bất định của kinh tế thế giới trong năm 2023, Quỹ tiền tệ Quốc tế dự báo năm 2023 tăng trưởng kinh tế toàn cầu khoảng 2,7%, với 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế dự báo tăng 2,2%. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng 1,7% và Fitch Ratings dự báo tăng 1,4%. Triển vọng của các thị trường mới nổi không mấy sáng sủa vì mức nợ và đồng USD mạnh.

Dự báo lạm phát thế giới năm 2023 sẽ giảm, nhưng vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu, vẫn là rủi ro lớn nhất với nhiều nền kinh tế.

Tổ chức thương mại Thế giới dự báo thương mại quốc tế năm 2023 sẽ giảm tốc hơn nữa so với nửa cuối năm 2022, tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 dự kiến chỉ tăng 1%.

Nhìn chung triển vọng kinh tế thế giới vẫn đầy biến động, bất ổn, tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ thấp đáng kể với lạm phát cao và dai dẳng hơn.

Trong năm 2023 với bối cảnh thế giới biến động khó lường; không chắc chắn; phức tạp và mơ hồ, để chủ động xoay chuyển tình thế, biến thách thức thành cơ hội, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, thiết nghĩ, có 3 điểm quan trọng Chính phủ cần đặt thành quan điểm và chương trình hành động, đó là: Chủ động dự báo đánh giá sớm tình hình kinh tế, chính trị thế giới; kịp thời đưa ra các chính sách, giải pháp ngắn, trung và dài hạn; định hướng đúng, xử lý linh hoạt, không dao động mất phương hướng đồng thời khẩn trương tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp.

Với 3 xu hướng chuyển đổi chuỗi cung ứng trong thời gian tới, các Bộ, ngành, lĩnh vực cần chủ động xác định từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế sẽ tham gia, phụ thuộc, chịu tác động như thế nào trong xu hướng chuyển đổi, từ đó xây dựng chiến lược, lộ trình xâm nhập, tham gia sâu vào các xu hướng này.

Xu hướng phi toàn cầu hóa, khủng hoảng xảy ra liên tiếp vào cùng thời điểm khiến thế giới phải bàn thảo nội dung "hợp tác trong một thế giới phân mảnh". Chính phủ cần khẩn trương, linh hoạt điều hành nền kinh tế bằng các chính sách, giải pháp ngắn hạn, đồng thời cập nhật kịp thời các chiến lược, chính sách trung và dài hạn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước.

Chính phủ xác định và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cộng động doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội tham gia, đẩy mạnh hợp tác hiệu quả với chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm hỗ trợ kịp thời cho kinh tế Việt Nam với độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 12.

Hóa giải thách thức cho doanh nghiệp

Để cỗ xe tứ mã dẫn dắt tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nước ta chạy trơn chu và nhanh hơn, chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm và đặt thành nhiệm vụ hàng đầu đó là đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp.

Sự tồn tại và phục hồi của doanh nghiệp là cơ sở tạo nên tăng trưởng kinh tế không chỉ năm nay mà còn của nhiều năm tới.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư, Chính phủ cần đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% theo Chương trình phục hồi kinh tế.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tiếp tục chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để giảm áp lực dòng tiền, hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu vốn cho thương nhân nhập khẩu xăng dầu, than, góp phần tháo gỡ khó khăn, bảo đảm an ninh năng lượng.

Xử lý kịp thời các khó khăn trong ngắn hạn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong trung và dài hạn, chủ động đề xuất các giải pháp xử lý hiệu quả các tình huống phù hợp với diễn biến tình hình thực tế.

Đa dạng hóa các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp; phát triển những loại hình định chế tài chính trung gian mới. Đồng thời tăng cường năng lực quản trị tài chính, khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 13.

Cần làm gì với thị trường lao động?

Cùng với vốn và tài chính cho doanh nghiệp, lao động là yếu tố quan trọng thúc đẩy cỗ xe kinh tế Việt Nam. Yếu tố lao động không chỉ giải bài toán cho doanh nghiệp trong nước mà còn là lợi thế, sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, chính sách đồng bộ, thống nhất nhằm tạo dựng và nâng cao hiệu quả vận hành thị trường lao động linh hoạt, hội nhập và bền vững đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp, đáp ứng xu hướng chuyển đổi chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, đảm bảo khả năng cung ứng lao động cho xu hướng chuyển dịch đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Xây dựng và thực thi chính sách thị trường lao động tích cực, chủ động thực hiện phương châm đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thích ứng cho lực lượng lao động đang làm việc. Đồng thời thực hiện phương châm học suốt đời và học linh hoạt nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động đáp ứng đòi hỏi về nâng cao và bồi đắp kỹ năng lao động.

Bên cạnh đó, chính sách phát triển kỹ năng cần đặc biệt quan tâm tới lao động nữ, lao động nông thôn và lao động cao tuổi. Dự báo sớm nhu cầu lao động đối với các loại kỹ năng nghề trong xu thế ứng dụng công nghệ kỹ thuật số.

KINH TẾ VIỆT NAM: CHỦ ĐỘNG XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ, BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN - Ảnh 14.

Để Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới

Tận dụng cơ hội từ chuyển đổi chuỗi cung ứng và phi toàn cầu hóa, Chính phủ cần xác định cụ thể danh mục ngành, lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, hoà nhịp với chuyển đổi chuỗi cung ứng, đồng thời quy định rõ ngành, lĩnh vực chỉ các nhà đầu tư trong nước thực hiện.

Đặc biệt xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và thật sự có năng lực; đồng thời ban hành các quy định để bảo vệ uy tín và hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư nghiêm túc, luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Ban hành và thực hiện các quy định và bộ lọc mới trong thu hút đầu tư nước ngoài để Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới, không thành vùng đệm, để Việt Nam là "Người chiến thắng trong kỷ nguyên phi toàn cầu hóa".

Trong xu hướng chuyển đổi chuỗi cung ứng, để không trở thành "vùng đệm", Việt Nam cần nâng cao năng lực hấp thụ dòng vốn FDI, tận dụng cơ hội cho thay đổi và tự chủ công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ để dần tự chủ trong sản xuất và xuất khẩu, tiến tới doanh nghiệp Việt Nam thay thế các công ty nước ngoài.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định và có chế tài nhằm quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn; xử lý nghiêm các dự án đã cấp phép nhưng không triển khai thực hiện và các vấn đề khác có liên quan như: trốn và nợ thuế, sử dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài, sử dụng đất, ô nhiễm môi trường.

Khẩn trương hoàn thiện và thực hiện nghiêm, hiệu quả thể chế chính sách quản lý, giám sát đầu tư nước ngoài phù hợp với quan hệ kinh tế mới, mô hình và phương thức kinh doanh mới, bảo vệ thị trường trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho khu vực trong nước phát triển phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.

Với bản lĩnh và kinh nghiệm điều hành của Chính phủ trong giai đoạn đầy khó khăn, thách thức vừa qua; với chủ đề điều hành năm 2023 "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả"; với quan điểm chỉ đạo điều hành tập trung nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả; tăng cường hoàn thiện thể chế, tập trung tháo gỡ khó khăn, có các giải pháp chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho sản xuất kinh doanh; bảo đảm đồng bộ các mục tiêu trước mắt và lâu dài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững là căn cứ và cơ sở vững chắc để biến những thách thức thành cơ hội mới, thời cơ mới, đưa nền kinh tế nước ta đạt và vượt tất cả các mục tiêu kế hoạch năm 2023, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của 5 năm 2021-2025 khoảng 6,5%-7%, tạo thế và lực cho đất nước phát triển cao, bền vững trong giai đoạn tiếp theo./.

Nguyễn Bích Lâm

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

xaydungchinhsach.chinhphu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Việt Nam chi 2,1 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu trong quý 1

Việt Nam chi 2,1 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu trong quý 1

Việt Nam đã nhập khẩu khoảng hơn 2,5 triệu tấn xăng dầu trong quý 1/2024. Trong đó, Malaysia là thị trường cung cấp nhiều xăng dầu nhất cho Việt Nam, tiêp đến là thị trường Hàn Quốc.
Masan hoàn tất huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

Masan hoàn tất huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital

Masan tiếp nhận 6.228 tỷ đồng tiền mặt thuần từ khoản đầu tư này, giúp cải thiện đáng kể bảng cân đối kế toán của công ty.
ĐHĐCĐ TPBank: Chốt chia cổ tức 25%, TGĐ nói về các khoản dư nợ của Novaland và Hưng Thịnh

ĐHĐCĐ TPBank: Chốt chia cổ tức 25%, TGĐ nói về các khoản dư nợ của Novaland và Hưng Thịnh

Năm 2024, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tăng hơn 34% so với năm 2023. Ngân hàng cũng dự kiến sẽ chia cổ tức tỷ lệ 25% trong đó 5% bằng tiền mặt 20% bằng cổ phiếu, đổi từ kế hoạch giữ lại toàn bộ lợi nhuận trước đó.
Nợ thuế quá hạn, HUDIC bị cưỡng chế 537 tỷ đồng

Nợ thuế quá hạn, HUDIC bị cưỡng chế 537 tỷ đồng

Chi cục thuế Khu vực Ninh Thanh, tỉnh Hải Dương vừa ban hành Quyết định về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng đô thị HUDIC với số tiền 537 tỷ đồng do nợ thuế quá 90 ngày.
Vinamilk có thêm 1 nhà máy đạt chứng nhận trung hòa carbon, đẩy mạnh “xanh hóa” sản xuất

Vinamilk có thêm 1 nhà máy đạt chứng nhận trung hòa carbon, đẩy mạnh “xanh hóa” sản xuất

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Xuất khẩu gạo tiếp tục duy trì tăng trưởng cao

Xuất khẩu gạo tiếp tục duy trì tăng trưởng cao

Thời điểm hiện tại giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở vùng giá thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng trở lại đây. Dù đã hạ nhiệt đáng kể so với mức xuất khẩu bình quân kỷ lục trong tháng 2/2024 ở mức 673 USD/tấn, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn đang cao hơn gần 120 USD/tấn…

Các tin khác

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Năm 2024, CEO đặt kế hoạch kinh doanh lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Hà Tĩnh phê bình chủ đầu tư dự án mở rộng Cảng cá Thạch Kim

Hà Tĩnh phê bình chủ đầu tư dự án mở rộng Cảng cá Thạch Kim

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ đầu tư dự án trên tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan, báo cáo UBND tỉnh Hà Tĩnh trước ngày 30/4...
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu

Dù sở hữu loạt khu đất "vàng" nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội không đồng nhất.
ĐHĐCĐ Đất Xanh: Tập trung hoàn thiện pháp lý 8 dự án lớn, huy động 3.500 tỷ thông qua chào bán cổ phiếu

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Tập trung hoàn thiện pháp lý 8 dự án lớn, huy động 3.500 tỷ thông qua chào bán cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh – ông Lương Trí Thìn cho rằng, thị trường bất động sản năm 2024 đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, Đất Xanh dự kiến hoàn thiện pháp lý 8 dự án trọng điểm quy mô lớn, chuẩn bị nguồn 20.000 sản phẩm tại các khu vực đông dân cư như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Ngành bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1000 tỷ USD vào năm 2030

Ngành bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1000 tỷ USD vào năm 2030

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và các yếu tố cần thiết để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, có tiềm năng nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu...
Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Vụ mất 11,9 tỷ trong tài khoản Vietcombank: App lạ từ Nhật, nguyên đơn kháng cáo

Bà Trần Thị Chúc, là nguyên đơn trong vụ tài khoản 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank “bốc hơi” đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm do TAND TP. Từ Sơn tuyên ngày 20/3/2024.
Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng trưởng kinh tế: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
Dệt may Việt Nam nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Dệt may Việt Nam nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu dệt may, tận dụng hiệu quả ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) xác định, bên cạnh việc xanh hóa, đầu tư phát triển khoa học công nghệ và nhân lực, giải pháp quan trọng là thu hút đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành, cụ thể là các dự án dệt, nhuộm, hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp.
PNJ và bà Cao Thị Ngọc Dung nhận Huân chương Lao động hạng nhất

PNJ và bà Cao Thị Ngọc Dung nhận Huân chương Lao động hạng nhất

Sáng 16-4, tập thể công ty PNJ và chủ tịch hội đồng quản trị đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai.
VASEP đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Ông Đỗ Quang Vinh rời ghế Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm BSH

Ông Đỗ Quang Vinh rời ghế Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm BSH

Sau khi hoàn tất thương vụ bán vốn cho DB Insurance vào đầu năm nay, Chủ tịch BSH Đỗ Quang Vinh và loạt thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát của BSH đã có đơn từ nhiệm.
Đến năm 2030, Đà Nẵng phát triển 12 cụm công nghiệp

Đến năm 2030, Đà Nẵng phát triển 12 cụm công nghiệp

Đến năm 2030, TP. Đà Nẵng phát triển 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 532,89 ha và sau năm 2030, Thành phố phát triển 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích 757,89 ha, phân bổ trên địa bàn các quận: Cẩm Lệ, Liên Chiểu và huyện Hoà Vang...
Vượt thách thức, Sunshine Homes tăng tốc trong kinh doanh và mở rộng dự án

Vượt thách thức, Sunshine Homes tăng tốc trong kinh doanh và mở rộng dự án

Trong bối cảnh thị trường bất động sản 2023 đầy biến động, Sunshine Homes đã không chỉ vượt qua thách thức mà còn đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện qua doanh thu ấn tượng và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.
Doji báo lãi năm 2023 giảm 52%, nợ phải trả hơn 15.800 tỷ đồng

Doji báo lãi năm 2023 giảm 52%, nợ phải trả hơn 15.800 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với lãi sau thuế giảm 52% còn 491 tỷ đồng.
Bầu Đức: HAGL sẽ nâng quy mô cây ăn trái lên 30.000 ha tới 2030

Bầu Đức: HAGL sẽ nâng quy mô cây ăn trái lên 30.000 ha tới 2030

Để hiện thực hóa tầm nhìn, HAGL cho biết giai đoạn 2024 - 2030, doanh nghiệp sẽ vận hành theo mô hình "Nông Nghiệp Tuần Hoàn" và đưa diện tích trồng chuối, sầu riêng cùng những cây có giá trị kinh tế khác lên 30.000 ha tới 2030.
Giá thuê đất công nghiệp được dự báo tăng liên tục

Giá thuê đất công nghiệp được dự báo tăng liên tục

CBRE - đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ về tư vấn, quản lý đầu tư đã dự báo trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp sẽ tăng liên tục ở cả phía Bắc và phía Nam nhờ triển vọng của bất động sản công nghiệp.
Sunshine Homes tạo dấu ấn với 5 dự án đắc địa, hứa hẹn thay đổi diện mạo bất động sản

Sunshine Homes tạo dấu ấn với 5 dự án đắc địa, hứa hẹn thay đổi diện mạo bất động sản

Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes cho biết, trong thời gian tới, Công ty sẽ ra mắt 5 dự án Sunshine Crystal River, Sunshine Royal Capital, Sunshine Grand Capital, Sunshine Phoenix và Sunshine Heritage Ha Noi, với tổng giá trị sản phẩm dự kiến hơn
30 cửa hàng xăng dầu bị thu hồi giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động ở Hải Phòng

30 cửa hàng xăng dầu bị thu hồi giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động ở Hải Phòng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hải Phòng Lê Anh Quân vừa có chỉ đạo về kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động