Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai: "Biến" đất công nghiệp thành đất ở, diện tích NOXH nguy cơ biến mất?

Năm 2007, tỉnh Hà Tây (cũ) đã cho Công ty Phong Phú thuê để đầu tư xây dựng Cụm Công nghiệp Đồng Mai. Tuy nhiên, sau các lần điều chỉnh quy hoạch, nhiều diện tích đất thu hồi làm cụm công nghiệp nay đã được quy hoạch thành đất ở thuộc Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai. Đáng nói, cùng với những lần điều chỉnh quy hoạch, diện tích đất dành cho phát triển, xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) cũng ngày một ít đi.
Vì sao người dân Hà Nội vẫn gặp khó khi mua nhà ở xã hội? Gần 40 dự án nhà ở xã hội muốn vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Năm 2007, tỉnh Hà Tây (cũ) đã cho Công ty Phong Phú thuê để đầu tư xây dựng Cụm Công nghiệp Đồng Mai. Tuy nhiên, sau các lần điều chỉnh quy hoạch, nhiều diện tích đất thu hồi làm cụm công nghiệp nay đã được quy hoạch thành đất ở thuộc Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai. Đáng nói, cùng với những lần điều chỉnh quy hoạch, diện tích đất dành cho phát triển, xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) cũng ngày một ít đi.

Từ Cụm Công nghiệp “biến” thành khu nhà ở Như Thương Trường đã thông tin trong bài viết“Dự án khu nhà ở sinh thái Đồng Mai 'ôm' đất gần 20 năm, bỏ hoang vẫn không bị thu hồi?”

về Dự án khu nhà ở sinh thái Đồng Mai của chủ đầu tư dự án Công ty CP đầu tư phát triển Phong Phú (Công ty Phong Phú) bị cử tri kiến nghị xem xét, thu hồi do gần 20 năm được giao đất nhưng không triển khai xây dựng, gây lãng phí tài nguyên đất, chậm trễ trong phát triển kinh tế vùng và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Theo đó, dự án có diện tích hơn 225 ha năm tại các xã: Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ) (nay là các phường: Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, quận Hà Đông) đầu tiên được quy hoạch để đầu tư xây dựng Cụm Công nghiệp Đồng Mai. Khu vực quy hoạch này cũng nằm sát bên khu vực Cụm Công nghiệp Thanh Oai đang hiện hữu.

Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai: "Biến" đất công nghiệp thành đất ở, diện tích NOXH nguy cơ biến mất?
Dự án nhà ở sinh thái Đồng Mai trước đây là diện tích được Quy hoạch xây dựng Cụm Công nghiệp Đồng Mai.

Cụ thể, năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành quyết định thu hồi khoảng hơn 225ha đất này và giao Công ty Phong Phú thuê để đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sau đầu tư Cụm Công nghiệp Đồng Mai. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây vào TP Hà Nội năm 2008, UBND TP Hà Nội có chủ trương di dời các khu công nghiệp ra khỏi khu vực phát triển đô thị, do đó dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai không còn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của Thủ đô.

Từ điều kiện này, Công ty Phong Phú đã đề nghị UBND TP Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Cụm Công nghiệp Đồng Mai và điều chỉnh chức năng từ cụm công nghiệp thành Khu đô thị Đồng Mai.

Đề án điều chỉnh, kiến nghị này của chủ đầu tư đã được UBND TP Hà Nội chấp nhận về chủ trương vào năm 2009 theo quyết định số 4589/QĐ-UBND ngày 7/9/2009 về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai tỉ lệ 1/2000. Tuy nhiên, thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư phải dành khoảng 50% diện tích đất để xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp và 50% diện tích còn lại để công ty đầu tư kinh doanh theo quy định.

Và đến ngày 11/8/2013, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 4860-QĐ/UBND về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 để Công ty Phong Phú thực hiện các bước chuyển đổi sang xây dựng đô thị. Dấu mốc này đã chính thức ghi nhận khu vực ban đầu được quy hoạch xây dựng Cụm Công nghiệp chính thức được chuyển mục đich quy hoạch sang đất ở, xây dựng khu đô thị Đồng Mai.

Tại thời điểm từ năm 2009 đến năm 2013, dự án chưa được tiến hành triển khai đầu tư xây dựng như 240 dự án khác trên địa bàn thành phố bởi phải “chờ” quy hoạch chung Thủ đô được phê duyệt. Tuy nhiên, đến tháng 8/2013, quy hoạch chung thủ đô đã chính thức được phê duyệt nhưng thời gian sau đó và đến nay, dự án vẫn “án binh bất động.”

Và như một điểm kết, khẳng định bước “biến hình” thành công của khu vực, ngày 21/5/2015 UBND TP Hà Nội chính thức có Quyết định 2282/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500, với tổng diện tích khoảng 214ha, dân số 10.094 người.

Không tuân thủ Nghị quyết của HĐND TP, diện tích nhà ở xã hội nguy cơ biến mất?

Theo Quyết định 2282/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai tỷ lệ 1/500 được TP Hà Nội công bố, dự án được đầu tư xây dựng với mục tiêu tạo lập trục đô thị mới hiện đại đồng bộ, theo Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 5089/QĐ-UBND ngày 03/10/2014. Nhằm triển khai thực hiện tiến trình phát triển chung của TP Hà Nội đến năm 2020 cũng như khớp nối quy hoạch vùng thủ đô.

Cùng với đó, ý tưởng thiết kế là khu đô thị sinh thái đa năng gồm đầy đủ dịch vụ tiện ích, môi trường sống lý tưởng đầy mầu xanh mang tầm vóc khu vực, với diện mạo hiện đại và kiến trúc độc đáo, khu nhà ở sinh thái Đồng Mai bao gồm các phân khu chức năng và các dịch vụ tiện ích như: Khu công viên cây xanh và hồ điều hòa; Công trình hỗn hợp; Trung tâm thời trang lớn nhất Đông Nam Á; Sân tập golf 7 lỗ thực địa chuẩn quốc tế rộng 28ha; Khu vui chơi giải trí; Khu resort nghỉ dưỡng 5 sao; Khu vườn thú; Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe; Trường học quốc tế; Khu làng nghề truyền thống. Quy hoạch chi tiết cũng nêu rõ xây dựng khu nhà ở sinh thái có môi trường cảnh quan đa dạng, kết hợp hài hòa với cây xanh, mặt nước, các nhóm nhà ở và công trình dịch vụ thấp tầng, mật độ xây dựng thấp £ 30%, phù hợp các quy định đối với hành lang xanh,..

Đáng chú ý, theo Quyết định 2282/QĐ-UBND ngày 21/5/2015 về phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai tỷ lệ 1/500 này, phần ranh giới nêu rõ: Phía nam dự án giáp xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai và Dự án đầu tư Khu nhà ở cho cán bộ, sỹ quan quân đội có khó khăn về nhà ở tại khu vực Đồng Mai. Như vậy, Dự án đầu tư Khu nhà ở cho cán bộ, sỹ quan quân đội có khó khăn về nhà ở tại khu vực Đồng Mai hoàn toàn độc lập với dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai.

Đến ngày 29/05/2018 UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành quyết định 2611/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000, mà cụ thể hơn là điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 trước đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc UBND TP Hà Nội lại mất công làm công tác quy hoạch lại từ đầu, mặc dù dự án này đã phải mất đến 10 năm lập quy hoạch, và đã có quy hoạch chi tiết 1/500 trước đó.

Sau đó, ngày 04/10/2019, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 5515/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000. Đáng chú ý, trong phần nội dung căn cứ lập văn bản này đã không nhắc đến quyết định 2282/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trước đó được lập ngày 21/5/2015, mà đây lại là một văn bản quan trọng trong công tác quy hoạch.

Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai: "Biến" đất công nghiệp thành đất ở, diện tích NOXH nguy cơ biến mất?
Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 được UBND TP Hà Nội phê duyệt và công bố theo Quyết định 5515/QĐ-UBND ngày 04/10/2019.

Có thể thấy, quy hoạch chi tiết 1/500 khu nhà ở sinh thái Đồng Mai đã được lập trước 04 năm so với Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000. Thực chất là việc lập Quy hoạch phân khu 1/2000 này sẽ dẫn đến điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 trước đó. Như vậy có thể thấy việc quy hoạch khu vực Đồng Mai tạm thời trong 10 năm nay khá luẩn quẩn.

Mà lưu ý rằng việc lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết phải theo thứ tự nhất định bởi Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định quy hoạch chi tiết cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. Điều này có nghĩa là về thứ tự bản quy hoạch chi tiết ra đời sau khi có quy hoạch phân khu.

Sự luẩn quẩn, rối ren liên quan đến quy hoạch khu vực, dự án này còn thể hiện tại văn bản phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 ngày 29/5/2018, thì khu vực này được phân ra thành 2 khu vực là: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và khu nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở tại phường Đồng Mai. Tuy nhiên, tại văn bản quy hoạch phân khu khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 ngày 4/10/2019 lại không xuất hiện cụm từ “Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở” mà thay vào đó phân bổ thành 6 ô quy hoạch ký hiệu A, B, C, D, E, F và đường giao thông. Các chức năng sử dụng đất gồm: Đất cây xanh đô thị, đất trường trung học phổ thông, đất công cộng đơn vị ở, đất cây xanh đơn vị ở, đất trường mầm non, đất nhóm nhà ở, đất bãi đỗ xe tập trung...

Ngoài câu chuyện về thứ thự lập các quy hoạch, bàn sâu hơn về nội dung chi tiết của các quy hoạch được duyệt, càng cho thấy những vấn đề nổi cộm liên quan đến dự án này. Theo đó, quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2000 được duyệt năm 2019, quy mô diện tích đất của Khu vực Đồng Mai được phê duyệt tăng lên mức 226ha, dân số tăng lên 19.500 người. Trong đó, có diện tích 64,049ha dành cho đất nhà ở gồm: nhóm nhà ở thấp tầng sinh thái 51,113ha và nhóm nhà ở xã hội chung cư 12,936ha. Điều này có nghĩa là diện tích đất dành cho phát triển nhà ở xã hội được quy định tương đương với tỷ lệ 20,2% diện tích đất ở.

Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai: "Biến" đất công nghiệp thành đất ở, diện tích NOXH nguy cơ biến mất?
Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội tại dự án ngày càng “teo tóp”, có nguy cơ biến mất khi không tuân thủ Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của HĐND TP Hà Nội?

Điều này đã không tuân thủ theo yêu cầu của TP Hà Nội thời điểm duyệt chủ trương cho chuyển đổi từ Cụm Công nghiệp thành đất ở, đó là chủ đầu tư phải dành khoảng 50% diện tích đất để xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp và 50% diện tích còn lại để công ty đầu tư kinh doanh theo quy định.

Đáng nói hơn, diện tích cho phát triển nhà ở xã hội tương đương với tỷ lệ 20,2% diện tích đất ở này cũng vi phạm nghiêm trọng quy định tại Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của HĐND TP Hà Nội do Chủ tich HĐND thời điểm đó bà Ngô Thị Doãn Thanh ký ban hành. Nghị quyết quy định cụ thể: “Khi phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên phải dành 25% diện tích đất ở hoặc 25% diện tích nhà ở để phát triển nhà ở xã hội.”

Và mới đây nhất, ngày 05/8/2020, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng ký ban hành Quyết định số 3433/QĐ-UBND về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500 tại các phường Đồng Mai, Phú Lãm, Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Quyết định nêu rõ, duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500 [thay thế Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500 (Quyết định số 2282/QĐ-UBND ngày 21/5/2015 của UBND Thành phố) và Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, sỹ quan quân đội khó khăn về nhà ở, tỷ lệ 1/500 (Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND Thành phố)]. Cùng với đó, yêu cầu Quy hoạch mới này phải tuân thủ đầy đủ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội; Quy hoạch phân khu Khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5515/QĐ-UBND ngày 04/10/2019 và cả Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND Thành phố Hà Nội.

Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai: "Biến" đất công nghiệp thành đất ở, diện tích NOXH nguy cơ biến mất?
Thời hạn mà Công ty Phong Phú phải hoàn thành Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày 05/8/2020 đã qua từ lâu nhưng vẫn chưa có bất kỳ thông về việc Quy hoạch mới được duyệt.

Điều đáng nói, Quyết định số 3433/QĐ-UBND nêu rõ, đơn vị tổ chức lập quy hoạch là Công ty Phong Phú chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về quản lý đầu tư và xây dựng. Và thời hạn hoàn thành đồ án không quá 06 tháng kể từ ngày có Quyết định, tức trước ngày 05/04/2021, nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông về Quy hoạch chi tiết mới của Khu vực Đồng Mai này. Liệu đây có phải là nguyên nhân khiến dự án vẫn “án binh bất động”, và đơn vị thực hiện – chủ đầu tư Công ty Phong Phú sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào về sự chậm trễ này?

Có thể thấy, từ việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, thay đổi quy hoạch,… của dự án này vẫn đang vấp phải nhiều “chướng ngại vật”, từ đó khiến dự án chưa hẹn ngày khởi công. Liệu đơn vị nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết sẽ “cụ thể hoá” ra sao các yêu cầu để đảm bảo đúng chủ trương của Hà Nội và các quy định pháp luật, hài hòa lợi ích đầu tư? Cùng với đó, còn vấn đề người dân đang hoài nghi về diện tích đất ở dành cho mục đích nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, nhà ở công nhân… đã bị “xén” dần mòn qua các lần điều chỉnh? Thực hư mối quan hệ giữa 2 dự án Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và dự án Khu nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở? Và đặc biệt, ai đang đứng sau, sở hữu dự án này, chịu trách nhiệm triển khai các công việc khi cổ đông lớn nhất đã thoát vốn khỏi chủ đầu tư?

Nguồn:Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai: "Biến" đất công nghiệp thành đất ở, diện tích NOXH nguy cơ biến mất?
Đinh Hiệu - Quang Anh
thuongtruong.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) ghi nhận 624 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 3 quý đầu năm nay, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Liên doanh Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) vừa cho biết Nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức đi vào hoạt động.
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản

Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản

Trong số các thị trường nước ngoài, Nhật Bản cũng là một thị trường rất khắt khe mà HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần, đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm.
Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại

Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại

Trung Quốc ưu tiên kích thích kinh tế thận trọng trong bối cảnh niềm tin nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục suy giảm.
Giá vàng

Giá vàng 'bất động' chờ Fed

Trước khi Fed có quyết định lãi suất quan trọng cuối cùng trong năm 2024, giá vàng thế giới và trong nước chủ yếu biến động trong biên độ hẹp.
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

Theo danh sách công bố và xếp hạng từ Forbes Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOILl) được vinh danh trong top 25 Thương hiệu dẫn đầu năm 2024.

Các tin khác

Giá vàng miếng SJC lại quay đầu giảm “sốc”

Giá vàng miếng SJC lại quay đầu giảm “sốc”

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, ngày 16/12, giá vàng miếng SJC tại thị trường trong nước đồng loạt quay đầu giảm “sốc”.
Động lực nào cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá?

Động lực nào cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá?

Khi chính sách tiền tệ, tài khoá không còn nhiều dư địa, thì làn sóng dịch chuyển mới từ FDI, công nghệ, Chip và AI đủ lớn sẽ là động lực cho tăng trưởng của Việt Nam bứt phá.
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững

Các doanh nghiệp cần lựa chọn những phương pháp đo lường phù hợp và minh bạch để tạo dựng lòng tin và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam

Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Áp lực toàn cầu và giải pháp của Việt Nam

Tài nguyên thiên nhiên không chỉ là nền tảng cho sự phát triển kinh tế mà còn là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự bền vững của mọi quốc gia. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt đang đẩy hành tinh vào tình trạng khủng hoảng.
ESG - Chìa khóa vàng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

ESG - Chìa khóa vàng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Được nhắc đến lần đầu tiên trong một báo cáo tài chính giữa những năm 2000, ESG đã nhanh chóng trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững. Những yếu tố này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro phi tài chính mà còn mở ra những cơ hội mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra giá trị dài hạn.
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM

Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM

Là một trong những sự kiện sức khỏe cộng đồng quy mô lớn tại TP.HCM trong năm 2024, ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của Manulife diễn ra vào 15/12 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ đã mang đến cơ hội khám bệnh miễn phí cho hơn 3.000 người dân.
Giá vàng tuần tới: FED sẽ “bật mí” định hướng mới?

Giá vàng tuần tới: FED sẽ “bật mí” định hướng mới?

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc FED đưa ra định hướng mới về chính sách tiền tệ sẽ tác động mạnh đến giá vàng tuần tới hơn là cắt giảm 25 điểm lãi suất cơ bản.
Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới

Quản trị ESG: Chiến lược trong thời đại mới

Quản trị doanh nghiệp (Governance) không chỉ là trụ cột quan trọng trong ESG, mà còn đóng vai trò như "hệ điều hành" đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của mọi tổ chức.
Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG

Xây dựng doanh nghiệp bền vững: Góc nhìn từ khía cạnh xã hội (Social) trong ESG

Thế giới doanh nghiệp đã vượt qua thời kỳ mà lợi nhuận là mục tiêu duy nhất. Ngày nay, mục đích của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên những đóng góp thực sự của họ đối với xã hội.
Tôn trọng và phát triển nguồn nhân lực: Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Tôn trọng và phát triển nguồn nhân lực: Bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trong bối cảnh năm 2025, khi Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực không chỉ là tài sản quý giá mà còn là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp SME, nơi mà nguồn nhân lực thường xuyên bị bỏ qua hoặc chưa được đầu tư đúng mức, vấn đề này càng trở nên cấp thiết.
Kinh tế Đông Nam Á sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0?

Kinh tế Đông Nam Á sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0?

Có nhiều lo ngại những chính sách diều hâu của Mỹ có thể tác động mạnh đến mối quan hệ thương mại giữa Mỹ với các quốc gia Đông Nam Á.
Trung Quốc muốn Mỹ chọn đối thoại để giải quyết căng thẳng

Trung Quốc muốn Mỹ chọn đối thoại để giải quyết căng thẳng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng không ai thắng trong chiến tranh thương mại, nên chọn đối thoại thay vì đối đầu.
Tăng trưởng GDP hai con số gắn liền với “sức khoẻ” của doanh nghiệp

Tăng trưởng GDP hai con số gắn liền với “sức khoẻ” của doanh nghiệp

Việt Nam hoàn toàn có thể đạt tăng trưởng GDP hai con số nếu doanh nghiệp được cải thiện "sức khoẻ", nâng cao hiệu quả hoạt động.
TP HCM: Miễn thuế cho người khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TP HCM: Miễn thuế cho người khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tại kỳ họp 20 HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã thông qua nghị quyết người khởi nghiệp ĐMST được miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp từ ngày 1/1/2025.
Trung Quốc hạ lãi suất, tác động khó lường đến CNY

Trung Quốc hạ lãi suất, tác động khó lường đến CNY

Gói kích thích kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ là giảm lãi suất từ 40 đến 50 điểm cơ bản. Điều này có nguy cơ đẩy CNY rớt giá mạnh.
Kinh tế châu Á năm 2025: Những biến số khó lường

Kinh tế châu Á năm 2025: Những biến số khó lường

Kinh tế châu Á sẽ tiếp tục là tâm điểm tăng trưởng, tuy nhiên vẫn cần theo dõi chặt chẽ các biến số khó lường từ chính sách thương mại của Mỹ và đồng USD mạnh lên.
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Sau 28 năm triển khai, có 332 doanh nghiệp đạt Giải Vàng, 139 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tính riêng trong 03 năm (2021-2023), có 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, đồng thời đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.
ADB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024

ADB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6,0% trong năm 2024; và lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025 do hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến và xuất khẩu hồi phục.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động