HBC lỗ ròng 2.600 tỉ đồng sau kiểm toán năm 2022

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã CK: HBC) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 (AGM 2023).
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã CK: HBC)
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã CK: HBC)

Tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 (AGM 2023) của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã CK: HBC) cho biết, năm 2022, doanh thu thuần của công ty đạt 14.148,9 tỉ đồng, tăng 24,5% so với năm 2021 và đạt 80,8% kế hoạch.

Đáng chú ý, dựa trên số liệu báo cáo tài chính được kiểm toán, ban lãnh đạo HBC cho biết lỗ sau thuế của công ty mẹ năm 2022 ở mức 2.594,3 tỉ đồng, đồng nghĩa với việc lỗ thêm 1.456,1 tỉ đồng so với báo cáo trước kiểm toán.

Đây cũng là khoản lỗ kỷ lục của HBC kể từ khi niêm yết.

Tập đoàn xây dựng Hoà Bình - HBC

Với kết quả này, HĐQT HBC dự trình AGM 2023 phương án không chia cổ tức năm 2022, đồng thời cũng không thực hiện chính sách thưởng khích lệ Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban điều hành (BĐH) và cán bộ trọng yếu.

ESOP là gì?

ESOP là một thuật ngữ viết tắt của từ Employee Stock Ownership Plan, tạm dịch là kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho người lao động, theo đó người lao động có quyền mua cổ phiếu của công ty với giá rẻ hơn giá thị trường. ESOP là một hình thức thưởng cho nhân viên sau một năm hoạt động thành công, ở đây là thưởng cổ phiếu thay vì thưởng tiền.

Bên cạnh đó, do không có lợi nhuận trong năm 2022, ban lãnh đạo HBC cũng đề xuất không thực hiện kế hoạch phát hành quyền mua 4,62 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên tháng 6/2020.

Thay vào đó, HĐQT HBC sẽ trình cổ đông phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá tối thiểu 12.000 đồng/cp. Thương vụ có thể giúp HBC tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 5.480 tỉ đồng.

Theo phương án phát hành, cổ phiếu chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Toàn bộ số tiền thu được từ các đợt chào bán sẽ được HBC sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoán đổi nợ với đối tác (nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất), thanh toán các khoản nợ vay và đầu tư phát triển dự án.

Cũng tại AGM 2023, HĐQT HBC dự kiến trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm 5 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Công Phú, ông Albert Antoine, ông David Martin Ruiz, ông Lê Quốc Duy và ông Dương Văn Hùng. Trước đó, trong danh sách này, 3 trong số 5 thành viên đã ủng hộ ông Phú trong cuộc tranh chấp chức Chủ tịch HĐQT HBC với ông Lê Viết Hải vào cuối năm 2022.

Ở chiều ngược lại, cổ đông HBC sẽ tiến hành bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2025 là ông Lê Văn Nam (Tổng giám đốc HBC) và ông Mai Hữu Thung (Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thành Ngân, Thành viên BKS CTCP Tư vấn xây dựng Điện 1 (Mã CK: TV1)).

Hai ứng viên này được đề cử bởi ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT HBC, đồng thời cũng là cổ đông lớn nắm giữ 46,9 triệu cổ phiếu HBC, tương đương 17,14% vốn điều lệ.

Năm 2023, ban lãnh đạo HBC lên kế hoạch doanh thu đạt 7.500 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỉ đồng.

'Nội chiến' ở HBC

Vào ngày 14/12/2022, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã thông báo chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải. Ông Hải sẽ thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng sáng lập kể từ 1/1/2023.

Với việc ông Hải rút lui, HBC bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú làm Chủ tịch HĐQT kể từ 1/1/2023.

Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2022, HBC phát đi thông báo được ông Lê Viết Hải ký với nội dung hoãn thi hành các nghị quyết miễn nhiệm ông Hải và bổ nhiệm ông Phú.

Nhóm ông Phú, bao gồm các ông: Nguyễn Công Phú, Lê Quốc Duy, Dương Văn Hùng và Albert Antoine đã lên tiếng bác bỏ nghị quyết do ông Lê Viết Hải ký ngày 31/12/2022 và yêu cầu ông Hải không được phép thực hiện bất kỳ hành động nào mang tính cản trở việc kế nhiệm của Chủ tịch HĐQT được bầu Nguyễn Công Phú.

Cuộc chiến nóng dần trên truyền thông khi cả ông Phú và ông Hải đều cho mình là Chủ tịch HĐQT của HBC.

Đến ngày 19/1/2023, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã ra quyết định buộc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tạm dừng thi hành các nghị quyết trước đó; công nhận ông Lê Viết Hải là Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện trước pháp luật của công ty. Quyết định này được đưa ra dựa trên yêu cầu từ Hội đồng trọng tài Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM.

Cuộc 'nội chiến' giữa các bên khép lại khi HBC chấp thuận đơn từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Công Phú từ 13/2.

Đơn từ nhiệm của ông Phú dự kiến chính thức được thông qua trong AGM 2023. Trong thời gian đến đại hội, ông Phú ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải tham dự, thảo luận, biểu quyết tất cả cuộc họp, lấy ý kiến biểu quyết của HĐQT.

Nếu được chấp thuận tại AGM 2023, ông Phú sẽ chính thức thôi tất cả các vị trí tại Tập đoàn xây dựng Hòa Bình./.

Văn Lâm

https://m.viettimes.vn/hbc-lo-rong-2600-ti-dong-sau-kiem-toan-post167649.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 17/6, kỳ vọng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Vốn và cơ chế chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ không có vốn thì không thể đầu tư nâng cấp, không đủ năng lực để ký được hợp đồng lớn, và do đó lại tiếp tục bị đánh giá là thiếu tiềm năng tín dụng...
Giá vàng tuần tới: Hạn chế “mua đuổi” theo xung đột Israel – Iran

Giá vàng tuần tới: Hạn chế “mua đuổi” theo xung đột Israel – Iran

Dù xung đột Israeal – Iran có thể sẽ tiếp tục đẩy giá vàng tuần tới tăng, nhưng các nhà đầu tư cần cẩn trọng, tránh mua đuổi theo diễn biến của xung đột này.
Bộ Tài chính hướng dẫn rõ việc xử lý trụ sở, nhà đất công sau sắp xếp đơn vị

Bộ Tài chính hướng dẫn rõ việc xử lý trụ sở, nhà đất công sau sắp xếp đơn vị

Để tránh tình trạng lãng phí và sử dụng không hiệu quả tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính, Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn cụ thể, yêu cầu các địa phương hoàn tất phương án xử lý tài sản dôi dư trước ngày 30/6/2025.
Thị trường vàng diễn biến lạ: Người mua thưa thớt, cửa tiệm vắng vẻ

Thị trường vàng diễn biến lạ: Người mua thưa thớt, cửa tiệm vắng vẻ

Ghi nhận trong tuần qua cho thấy, tại một số cửa hàng vàng lớn trên phố Trần Nhân Tông, nơi được mệnh danh là “phố vàng” của Hà Nội, không khí giao dịch khá ảm đạm. Trái ngược với cảnh đông đúc, chen lấn thường thấy trong những tháng cao điểm giá vàng biến động, nay các cửa hàng trở nên yên ắng, ít người lui tới.
Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?

Những doanh nghiệp, ngân hàng nào có thể được cấp phép sản xuất vàng miếng?

Sửa đổi Nghị định 24, bỏ cơ chế độc quyền, các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc và ngân hàng theo đó sẽ được phép sản xuất vàng miếng khi đáp ứng đủ quy định.

Các tin khác

Hai kịch bản với chứng khoán

Hai kịch bản với chứng khoán

Các nhà đầu tư (NĐT) cần chuẩn bị ứng phó với 2 kịch bản có thể xảy ra với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau khi kết thúc đàm phán thương mại Việt – Mỹ.
Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Nợ xấu hình thành ròng tăng mạnh, tập trung cao ở một số ngân hàng

Dự thảo Luật các TCTD (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 17/6, kỳ vọng hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu.
Rút công bố mỹ phẩm: Lối thoát hợp pháp cho sản phẩm không đạt chuẩn?

Rút công bố mỹ phẩm: Lối thoát hợp pháp cho sản phẩm không đạt chuẩn?

Chỉ trong một ngày, gần 300 sản phẩm mỹ phẩm bị rút số công bố, đáng chú ý là trong số này có không ít sản phẩm mang thương hiệu lớn. Động thái bất thường diễn ra đúng thời điểm cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm, khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi: Phải chăng có doanh nghiệp đang tìm cách né tránh kiểm tra?
Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?

Doanh nghiệp hết "khát" vốn sau cú bơm hơn 1 triệu tỷ đồng?

Hơn 1 triệu tỷ đồng được bơm vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn do thiếu tài sản thế chấp và hồ sơ tín dụng yếu.
“Đón sóng” cổ phiếu bất động sản

“Đón sóng” cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu ngành bất động sản (BĐS) đã manh nha hồi phục khi thị trường BĐS tiếp tục có những tín hiệu tích cực.
Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%

Ngân hàng tung loạt gói vay ưu đãi, lãi suất thấp nhất chỉ 2,75%

Các ngân hàng tung ra loạt gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm đẩy mạnh cho vay. Nhiều người kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ giảm.
Xây dựng những cây cầu mới kết nối các doanh nghiệp Á – Âu

Xây dựng những cây cầu mới kết nối các doanh nghiệp Á – Âu

Bên cạnh các đối tác chiến lược truyền thống tại châu Á, các dòng vốn từ châu Âu vào thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng với mức tăng trưởng ấn tượng.
Cổ phiếu HPG: Kỳ vọng từ dự án đường sắt và lò cao đi vào hoạt động

Cổ phiếu HPG: Kỳ vọng từ dự án đường sắt và lò cao đi vào hoạt động

Cổ phiếu HPG đi ngang quanh vùng 26.000 đồng/cp, chờ đợi doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất thép cho dự án đường sắt và các lò luyện thép cao của Tập đoàn đi vào hoạt động.
Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng

Dự báo lợi nhuận ngân hàng tăng 13,8% năm 2025, NIM thu hẹp, nợ xấu tăng

Tổng lợi nhuận của các ngân hàng nhóm đầu đã tăng 10% so với cùng kỳ năm trước trong quý 1/2025, chủ yếu nhờ tăng mạnh thu nhập ngoài lãi, trích lập dự phòng tăng nhẹ.
NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại

NHNN chuẩn bị "mở cửa" cho nhập khẩu vàng trở lại

NHNN sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng điều kiện được sản xuất vàng miếng cũng như được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
5 tháng năm 2025, VinFast bán hơn 56.000 ô tô điện

5 tháng năm 2025, VinFast bán hơn 56.000 ô tô điện

VinFast vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5/2025 tại thị trường Việt Nam, với tổng cộng 11.496 xe ô tô điện. Luỹ kế từ đầu năm đến nay đạt 56.187 xe.
"Cá mập" bảo hiểm ở đâu trong trung tâm tài chính quốc tế?

"Cá mập" bảo hiểm ở đâu trong trung tâm tài chính quốc tế?

Trụ cột bảo hiểm không chỉ là lá chắn bảo vệ cho các rủi ro về tài sàn, tài chính, thiên tai… có thể xảy ra trong trung tâm tài chính quốc tế, mà còn là nhà đầu tư lớn trong thị trường tài chính, đặc biệt là mảng trái phiếu.
Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?

Thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, vì sao chứng khoán vẫn đi ngang?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán đang dồi dào, đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, thị trường vẫn đang đi ngang và chưa thể bứt phá . Các chuyên gia nhận định, yếu tố cốt lõi là niềm tin của nhà đầu tư cần thêm thời gian để củng cố, đặc biệt trong bối cảnh các bất định vĩ mô vẫn hiện hữu.
Vốn tín dụng tăng mạnh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro

Vốn tín dụng tăng mạnh, cẩn trọng kiểm soát rủi ro

Dư nợ tín dụng đã ở mức gần 16,5 triệu tỷ đồng, dòng vốn ngân hàng đổ nhiều vào nền kinh tế phản ánh khả năng phục hồi của doanh nghiệp, điều kiện vay vốn thuận lợi hơn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay, việc gia tăng nguồn vốn tín dụng là cần thiết, song khả năng hấp thụ vốn còn phụ thuộc vào diễn biến thuế quan trên trường quốc tế cùng hiệu quả cải thiện điều kiện kinh doanh.
Sửa Luật Doanh nghiệp: Hạn chế chào bán trái phiếu riêng lẻ tràn lan

Sửa Luật Doanh nghiệp: Hạn chế chào bán trái phiếu riêng lẻ tràn lan

Tại Phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về một số nội dung của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, trước khi Quốc hội dự kiến bấm nút thông qua vào ngày 17/6/2025.
Tiêu thụ điện cao kỷ lục, cung ứng than cho sản xuất điện ra sao?

Tiêu thụ điện cao kỷ lục, cung ứng than cho sản xuất điện ra sao?

Nắng nóng gay gắt trên diện rộng diễn ra ở miền Bắc và miền Trung khiến công suất tiêu thụ điện toàn quốc lên mức kỷ lục vào ngày 2/6. Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 81/CĐ-TTg, chỉ đạo “đảm bảo dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào”. Để thực thi được công tác đấu thầu mua than cho sản xuất điện, cần bảo đảm tiến độ và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Cơ hội phát triển nhanh, bền vững từ quản trị kinh doanh minh bạch

Cơ hội phát triển nhanh, bền vững từ quản trị kinh doanh minh bạch

Thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ quan trọng đang được Đảng, Nhà nước quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Đứng trước thời cơ phát triển, không ít doanh nghiệp (DN) vẫn còn lo lắng làm sao để được thụ hưởng chính sách ưu đãi, nhất là DN nhỏ và vừa. Giải toả nỗi băn khoăn này, nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tiên mà DN phải làm là đi từ quản trị kinh doanh (yếu tố G trong ESG: Môi trường - Xã hội - Quản trị), hướng tới minh bạch và tuân thủ pháp luật.
Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong tháng 5 đã thu về hơn 1,4 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này với kim ngạch đạt hơn 1,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động