Hậu quả pháp lý nào nếu doanh nghiệp ký hộ hợp đồng, xuất giúp hoá đơn?
Luật sư Quách Thành Lực cho biết, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý khi viết hộ hóa đơn. Ảnh minh họa, nguồn - Int. https://vninfor.vn/ |
Theo đó, Luật sư Quách Thành Lực, Công ty Luật Pháp Trị - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng khi là một chủ doanh nghiệp, việc nhận được đề nghị xuất giúp hoá đơn, ký hộ cái hợp đồng để một người thân quen, đối tác làm ăn thực hiện việc chứng minh nhu cầu tài chính để vay vốn ngân hàng là khá thường gặp.
Thông thường vì cả nể, vì sự tương trợ nhau trong hoạt động kinh doanh rất nhiều chủ doanh nghiệp đặc biệt là các chủ doanh nghiệp mới thành lập sẽ “tặc lưỡi” ký giúp hợp đồng, xuất hoá đơn, lập tài khoản để nhận giải ngân.
Quy trình vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhờ ký hộ hợp đồng, xuất giúp hoá đơn sẽ gồm các bước: i) Ký hợp đồng mua bán hàng hoá, kèm hoá đơn; ii) Để thanh toán tiền mua hàng hoá theo hợp đồng thì sẽ vay vốn ngân hàng; iii) Ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay vốn có Hợp đồng, hoá đơn mua bán cho vay và giải ngân vào tài khoản công ty bán hàng; iv) Khi tiền vào tài khoản thì người nhờ sẽ rút ra sử dụng.
Theo đó, Luật sư Quách Thành Lực cho rằng, việc người nhờ rút tiền ra sử dụng sau đó nếu họ có thể hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng thì bạn nhiều khả năng không gặp hậu quả về mặt hình sự. Tuy nhiên nếu người này khi đến hạn không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành các hoạt động nghiệp vụ để rà soát lại hồ sơ vay.
Khi ngân hàng phát hiện ra hồ sơ vay có sự giả mạo về hợp đồng, hoá đơn cùng với việc người vay không trả được nợ thì đơn vị này sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xác định dấu hiệu tội phạm.
Trong bối cảnh pháp lý như trường hợp nói trên, Luật sư Quách Thành Lực nhận định với nhân viên ngân hàng sẽ bị đề nghị xem xét xử lý về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được quy định tại Điều 206 Bộ luật hình sự.
Với người vay sẽ bị đề nghị xem xét xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự tuỳ thuộc vào mục đích chiếm đoạt của người vay có trước hay có sau khi Ngân hàng giải ngân.
Luật sư Quách Thành Lực cho rằng thông thường, chủ các doanh nghiệp nhỏ sẽ nghĩ rằng “ai sai người đó chịu, ai vay thì người đó phải trả, tôi không bị sao cả”.
“Đây cũng thường là suy nghĩ của chủ doanh nghiệp ký hộ hợp đồng, xuất giúp hoá đơn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ ngụy biện để trốn tránh trách nhiệm chứ hoàn toàn không phải suy nghĩ dựa trên lý trí, phân tích pháp lý về vai trò của người giúp sức cho hành vi phạm tội”, Luật sư Quách Thành Lực nhận định.
Từ những phân tích nêu trên, Luật sư Quách Thành Lực cho rằng các doanh nghiệp cần nhận thức rõ thức áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay thống nhất rằng: Hành vi làm hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống là hành vi "tạo ra điều kiện vật chất" cho việc vay được tiền. Hành vi này có dấu hiệu đồng phạm theo quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015. (Mục 5, phần I Văn bản 2160/VKSTC-V14 của VKS Tối cao).
Theo Luật sư Quách Thành Lực, với nhận thức như trên, cơ quan cảnh sát điều tra sẽ tiến hành triệu tập lấy lời khai của người đứng tên doanh nghiệp ký hộ hợp đồng, xuất hộ dóa đơn để làm sáng tỏ vai trò, giá trị giúp sức, ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc có hiểu biết, tiếp nhận ý chí của người phạm tội về việc vay tiền để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng hay không.
“Chủ doanh nghiệp sẽ là đồng phạm: khi chứng minh được mặc dù biết người vay sẽ sử dụng hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác nhưng doanh nghiệp hỗ trợ vẫn làm hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống để vay. (Mục 5, phần I Văn bản 2160/VKSTC-V14 của VKS Tối cao)”, Luật sư Quách Thành Lực cho biết.
Trong trường hợp như trên, theo ông Lực, hướng chứng minh hành vi tội phạm với vai trò giúp sức thường rất mạnh khi lập luận cơ quan tố tụng theo lối nhận định hai bên không có hoạt động kinh doanh thật, xuất hoá đơn giả, biết rõ dùng để vay vốn ngân hàng, nhận các lợi ích vật chất từ người lừa đảo để thực hiện hành vi gian dối.
Cũng theo Luật sư Quách Thành Lực, hậu quả pháp lý của người giúp sức trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu số tiền chiếm đoạt tài sản trị từ 500 triệu đồng trở lên thì bị có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Về trách nhiệm dân sự thì phải liên đới bồi thường số tiền lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015, hướng dẫn tại mục 1, phần I Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/09/2019.
Trong trường hợp nếu chứng minh được: Chủ doanh nghiệp chỉ nhận thức việc mình làm là tạo điều kiện cho thực hiện thủ tục vay tiền và họ không biết việc người vay sẽ sử dụng hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng khống để gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng thì không xác định chủ doanh nghiệp đồng phạm với người vay. (Mục 5, phần I, Văn bản 2160/VKSTC-V14 của VKS Tối cao).
“Tuy nhiên chủ doanh nghiệp có thể thoát vai trò đồng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tránh được hậu quả pháp lý hình sự, dân sự nặng nề nhưng vẫn có thể bị xem xét xử lý về tội phạm khác như tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo điều 204 Bộ luật hình sự”, Luật sư Quách Thành Lực cho biết.
Tin liên quan
Bỏ ngay 5 thói quen xấu trong ăn uống để duy trì sức khỏe 09/10/2024 10:29
Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành 09/10/2024 10:09
Cùng chuyên mục
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,4%
Kinh tế - Tài chính 09/10/2024 06:00
GDP quý 3 ước tăng 7.4%
Kinh tế 07/10/2024 10:00
Vì sao các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực AI hút vốn “khủng”?
Kinh tế 07/10/2024 07:00
GDP quý III tăng 7,4%
Kinh tế - Tài chính 06/10/2024 14:22
Nhận vốn xanh để "sống bền vững"
Kinh tế 06/10/2024 14:00
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột địa chính trị
Kinh tế 06/10/2024 12:00
Các tin khác
Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Cần giải pháp tài chính đột phá
Kinh tế 05/10/2024 07:00
Thủ tướng: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ
Kinh tế 04/10/2024 17:00
Thủ tướng gặp đại diện doanh nghiệp: Khẩn trương xây dựng cơ chế phát triển doanh nghiệp dân tộc
Kinh tế 04/10/2024 14:00
Gỡ vướng hoàn thuế Giá trị gia tăng: Giải pháp từ ứng dụng số hóa
Kinh tế 04/10/2024 07:00
Vàng ngày càng “bỏng tay”
Kinh tế 02/10/2024 16:00
5 ngành dự báo tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý III/2024
Kinh tế - Tài chính 02/10/2024 14:00
Giá vàng trong nước tăng mạnh, chuyên gia thế giới dự báo ra sao?
Kinh tế 01/10/2024 17:00
Trung Quốc giảm lãi suất, nắn dòng tiền vào tiêu dùng
Kinh tế 01/10/2024 14:00
Phát triển khu công nghiệp sinh thái còn nhiều rào cản
Kinh tế 01/10/2024 12:00
Lực đẩy GMD
Kinh tế 01/10/2024 06:00
Trung Quốc có những lợi thế nào tại Đông Nam Á?
Kinh tế 30/09/2024 06:00
Giá vàng tuần tới có dễ vượt đỉnh 2.700 USD/oz?
Kinh tế 29/09/2024 11:00
Cải thiện quy định kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng năng suất ở Việt Nam cần đột phá, rõ ràng hơn
Kinh tế 28/09/2024 10:00
Vàng tương lai tiến sát mốc 2,700 USD chờ bài phát biểu của Chủ tịch Fed
Kinh tế 27/09/2024 16:00
Vì sao ADB hạ dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á?
Kinh tế 26/09/2024 14:00
Thêm đối thủ với cà phê Việt Nam
Kinh tế 26/09/2024 11:00
Thực hư bùng nổ sản xuất dưới thời Tổng thống Joe Biden
Kinh tế 26/09/2024 07:00
VCCI kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sản xuất sau bão lũ
Kinh tế - Tài chính 24/09/2024 15:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00