Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030

Trong vòng 6 năm tới đây, Hà Nội phấn đấu hoàn thành thi công xây dựng thêm 96,9km đường sắt đô thị khổ đường đôi 1.435mm, gồm 03 đoạn Tuyến số 2; 02 đoạn Tuyến số 3 và Tuyến số 5, nâng tổng số km đường sắt đô thị vận hành trên địa bàn Thủ đô lên 109,8km. Tổng mức đầu tư các tuyến metro kể trên khoảng 16,208 tỷ USD...
Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030
Trong đó, Hà Nội đề xuất ngân sách trung ương bố trí 5,52 tỷ USD vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 để đầu tư metro.

Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa trình UBND TP. Hà Nội Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô. So với nội dung dự kiến trước đó, tại kỳ họp chuyên đề Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội khóa XVI (kỳ họp thứ 16) nhiệm kỳ 2021-2026 tới đây chưa xem xét thông qua đề án này.

Nhấn mạnh mục đích việc xây dựng Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô, lãnh đạo MRB cho biết đề án nhằm tổng kết tình hình triển khai đầu tư hệ thống đường sắt đô thị thời gian qua và làm cơ sở để xuất định hướng phát triển, các cơ chế chính sách thí điểm, đặc thù để đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hà Nội.

Đồng thời, hiện thực hóa Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định mục tiêu: "Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội vào năm 2035".

Sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô do MRB nghiên cứu lên tới 55,442 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn đến năm 2030, Hà Nội sẽ đầu tư 96,9km với tổng mức đầu tư khoảng 16,208 tỷ USD.

Sau 14 năm khởi công, đặt viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống metro, đến thời điểm này, Hà Nội đã đưa 13km tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động và dự kiến đưa 8,5km đoạn trên cao tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội chạy thương mại từ năm 2024.

Như vậy, để thực hiện đề án này, trong vòng 6 năm tới đây, Hà Nội sẽ phải cấp tốc đưa vào khai thác thêm 96,9km đường sắt đô thị, nâng tổng số km đường sắt đô thị vận hành lên 109,8km (gồm 13km tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận hành từ cuối năm 2021).

Về nhu cầu vốn, MRB cho biết đến năm 2030, thành phố cân đối được khoảng 11,570 tỷ USD, trong khi nhu cầu là 16,208 tỷ USD và chưa cân đối được 4,638 tỷ USD. (Số vốn này không bao gồm tổng mức đầu tư của tuyến số 2A đang khai thác và phần vốn đã giải ngân cho Tuyến số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội đang thi công xây dựng).

"Ngân sách trung ương cân đối, bố trí vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách của TP. Hà Nội trong các kỳ trung hạn 2026-2030 là 5,52 tỷ USD để đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô", MRB đề xuất.

Tại tờ trình này, MRB cũng đề xuất phân kỳ đầu tư theo 3 giai đoạn. Trước mắt, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ tổ chức thi công xây dựng Tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Đồng thời, triển khai công tác lập đề xuất chủ trương đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2030.

Hoàn thành xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách, đặc thù cho đường sắt đô thị nhằm đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng đồng loạt cho đường sắt đô thị nhằm đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng đồng loạt.

Đến năm 2030, về hạ tầng: hoàn thành thi công xây dựng 96,9km đường sắt đô thị khổ đường đôi 1.435mm (gồm Tuyến số 2 gồm ba đoạn: Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo - Thượng Đình và Nội Bài - Nam Thăng Long; hai đoạn Tuyến số 3 gồm: đoạn Nhổn - ga Hà Nội và đoạn ga Hà Nội - Yên Sở (Hoàng Mai); Tuyến số 5 Văn Cao - Hoà Lạc).

Sơ bộ diện tích sử dụng đất đến năm 2030 khoảng 196ha. Về phương tiện, thiết bị: khoảng 680 toa xe. Về năng lực vận tải, đến năm 2030, đường sắt đô thị đảm nhận 7-8% lượng hành khách công cộng và có thể vận chuyển được 2,2-2,6 triệu chuyển đi/ngày đêm.

Đồng thời, đến năm 2030 thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 301,0km (gồm Tuyến số 1, Tuyến số 2A kéo dài đến Xuân Mai, Tuyến số 4, Tuyến số 6, Tuyến 7, Tuyến số 8, Tuyến vệ tinh: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai).

Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030
Thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng metro. Nguồn: MRB.

MRB kỳ vọng đến năm 2030 phấn đấu xây dựng, đưa vào khai thác khoảng 96,8km/397,8km (chiếm 24%) các tuyến còn lại đến thời điểm hiện tại của mạng lưới đường sắt đô thị của Thủ đô. Đồng thời, triển khai công tác lập đề xuất chủ trương đầu tư và triển khai thi công xây dụng các tuyến đường sắt đô thị có lộ trình đầu tư trước năm 2035.

Khi đó, đến năm 2035 sẽ hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) như mục tiêu do Bộ Chính trị đặt ra. Đến năm 2045, hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị dự kiến bổ sung thêm theo quy hoạch chung Thủ đô điều chỉnh.

MRB cũng đề xuất cơ chế, chính sách "vượt trội", "đột phá” để đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư nhằm hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội vào năm 2035 theo Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị.

Định hướng quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cập nhật theo Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, TP. Hà Nội có tổng số 15 tuyến.

Cụ thể: 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 gồm: Tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh; số 2 Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi; số 2A Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai; số 3 Trôi - Nhổn - Yên Sở; số 4 Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà; số 5 Văn Cao - Hòa Lạc; số 6 Nội Bài - Ngọc Hồi; số 7 Hà Đông - Mê Linh; số 8 Sơn Đồng - Mai Dịch - Dương Xá và tuyến 9 Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.

10 tuyến này có tổng chiều dài 417km, trong đó đường trên cao 342km, đi ngầm 75km.

Ngoài việc tiếp tục triển khai 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 nêu trên, Hà Nội cũng bổ sung 4 tuyến: Ngọc Hồi - Thường Tín - Cảng hàng không số 2; Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá; Cát Linh - Lê Văn Lương - Vành đai 4 và Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân.

Thành phố cũng sẽ xây dựng đường sắt nhẹ (monorail) trên cao, chạy ven hai bờ sông Hồng, kết hợp du lịch, cảnh quan và kết nối khu vực phố cổ; đồng thời chuẩn bị các điều kiện để phối hợp Trung ương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.

Nguồn:Hà Nội cần 16 tỷ USD cấp tốc hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị đến năm 2030

Ánh Tuyết
vneconomy.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Những yếu tố chi phối triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản

Những yếu tố chi phối triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản

Xuất khẩu thuỷ sản nửa đầu năm 2024 đã ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản còn nhiều yếu tố ngoại cảnh khó dự đoán có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.
Sắp về đích xử lý các ngân hàng yếu kém?

Sắp về đích xử lý các ngân hàng yếu kém?

Ngân hàng Nhà nước cho biết việc thực hiện Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Vàng thế giới tăng 1% sau dữ liệu lạm phát Mỹ

Vàng thế giới tăng 1% sau dữ liệu lạm phát Mỹ

Giá vàng tăng 1% vào ngày thứ Sáu (26/07), khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm do lạc quan về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9, sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ tăng nhẹ trong tháng 6.
Vốn huy động từ IPO ở Đông Nam Á giảm 60% trong nửa đầu năm

Vốn huy động từ IPO ở Đông Nam Á giảm 60% trong nửa đầu năm

Tổng vốn huy động từ các đợt IPO ở Đông Nam Á giảm 60% trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước, do lãi suất cao hơn và các sự kiện chuyển đổi chính trị khiến nhà đầu tư do dự xuống tiền.
Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào cổ phiếu SBT, tập trung vào tiêu chí ESG

Nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào cổ phiếu SBT, tập trung vào tiêu chí ESG

Cổ đông ngoại tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà (TTC AgriS, HOSE: SBT) nhằm khẳng định một bước đi chiến lược trong mối quan hệ hợp tác với TTC AgriS, hướng đến mục tiêu xây dựng chiến lược kinh doanh “xanh” và phát triển bền vững.
Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tiếp tục giảm điểm, thanh khoản thu hẹp

Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tiếp tục giảm điểm, thanh khoản thu hẹp

Các hợp đồng tương lai rung lắc và tiếp tục đóng cửa trong sắc đỏ trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên giao dịch ngày 25/7. Đóng cửa phiên, các hợp đồng giảm điểm ở mức vừa phải, tương tự diễn biến của chỉ số cơ sở. Thanh khoản thị trường phái sinh tiếp tục thu hẹp so với phiên trước.

Các tin khác

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội, thách thức và giải pháp cho Việt Nam

Trong xu hướng điều chỉnh và chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam có một số lợi thế để có thể tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Lãi suất trái phiếu bất động sản cao gấp đôi gửi tiết kiệm ngân hàng, cơ hội hay rủi ro tiềm ẩn?

Lãi suất trái phiếu bất động sản cao gấp đôi gửi tiết kiệm ngân hàng, cơ hội hay rủi ro tiềm ẩn?

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất ở mức cao 11 - 12,5%/năm. Theo đó, các nhà đầu tư có thêm lựa chọn sinh lời cho dòng tiền của mình. Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu cao cũng có những lo ngại rủi ro khó tránh khỏi.
Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Vì sao Mỹ nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Việc Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.
Alibaba “khai chiến” thương mại điện tử ở Châu Á

Alibaba “khai chiến” thương mại điện tử ở Châu Á

Vũ khí của "ông lớn" này là miễn phí giao hàng tới một số thị trường lớn ở lân cận và Đông Nam Á. Bước đi được cho là để chặn đà tăng trưởng của các đối thủ như Shopee, TikTok Shop,...
Nợ xấu trong xu hướng tăng: Công khai để có trách nhiệm xử lý

Nợ xấu trong xu hướng tăng: Công khai để có trách nhiệm xử lý

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định nợ xấu là vấn đề đáng quan tâm, là hệ quả của quá trình và cũng cần được công khai minh bạch.
Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm gia tăng khi tín dụng cải thiện mạnh trong tháng 6, bất động sản được dự báo ấm lên trong nửa cuối năm nay. Các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động, chuẩn bị thanh khoản đáp ứng cầu tín dụng.
“Đón sóng” cổ phiếu cuối năm

“Đón sóng” cổ phiếu cuối năm

Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm nay, sẽ tạo đà cho nhiều nhóm ngành bứt phá.
Tình trạng chậm trả trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng, doanh nghiệp nặng gánh đáo hạn

Tình trạng chậm trả trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng, doanh nghiệp nặng gánh đáo hạn

Tỷ lệ chậm trả trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục tăng cao khi nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với gánh nặng đáo hạn lớn và tổng số doanh nghiệp chậm trả đã lên tới 116 doanh nghiệp.
Chờ hưởng lợi tỷ giá

Chờ hưởng lợi tỷ giá

Nhiều tín hiệu cho thấy càng về cuối năm, tỷ giá USD/VND sẽ hạ nhiệt và có thể dừng dao động trong biên độ kiểm soát mục tiêu.
Bộ Công Thương chỉ đạo không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo các thương nhân kinh doanh xăng dầu bám sát việc thực hiện tổng nguồn tối thiểu đã được phân giao và kế hoạch đăng ký theo để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước trong thời gian tới.
Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Tăng trưởng có dấu hiệu lan rộng

Với kết quả tốt hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm, Việt Nam được HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm nay lên mức 6,5%.
Trái phiếu bất động sản kẹp giữa 2 gọng kìm

Trái phiếu bất động sản kẹp giữa 2 gọng kìm

Không chỉ gặp khó khăn huy động vốn qua kênh trái phiếu, doanh nghiệp bất động sản còn phải đối mặt với áp lực trái phiếu đến hạn trong nửa cuối năm 2024.
Tin nhanh chứng khoán ngày 24/7: Sắc xanh trở lại

Tin nhanh chứng khoán ngày 24/7: Sắc xanh trở lại

Thị trường có phiên phục hồi sau 3 phiên giảm mạnh. Có lúc VN Index đã mất mốc 1.220 điểm nhưng kết phiên đã tăng hơn 6 điểm chạm mốc 1.238 điểm. Sắc xanh phủ khắp bảng điện tử, với nhóm hóa chất, phân bón là điểm sáng.
Nợ xấu giảm, dư nợ lớn nhất của PGbank thuộc về lĩnh vực nào?

Nợ xấu giảm, dư nợ lớn nhất của PGbank thuộc về lĩnh vực nào?

Quý II/2024, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 151 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 121 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 267,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 213,9 tỷ đồng, đều giảm 7%. Tính đến cuối quý II/2024, số dư nợ xấu có xu hướng giảm so với đầu năm.
Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 6 điểm

Sắc xanh lan rộng, VN-Index tăng hơn 6 điểm

Bước sang phiên chiều, lực cầu nhập cuộc sau 14h giúp chỉ số tăng điểm, sắc xanh cũng lan rộng hơn trên bảng điện tử. Kết phiên, VN-Index tăng 6,66 điểm lên 1.238,47 điểm.
Lý do phải tăng nhập khẩu xăng dầu

Lý do phải tăng nhập khẩu xăng dầu

Nguyên do từ tháng 4.2024 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tạm dừng sản xuất để bảo dưỡng, các thương nhân tăng nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung.
Cảnh báo gian lận tập trung vào tổ chức, mạng lưới công ty gia tăng

Cảnh báo gian lận tập trung vào tổ chức, mạng lưới công ty gia tăng

Các hành vi lừa đảo thanh toán ngày càng tinh vi hơn và gian lận tập trung vào các tổ chức, tìm kẽ hở tấn công vào mạng lưới các công ty đang ngày càng gia tăng.
Sàn đấu tiếp thị khổng lồ cho các thương hiệu toàn cầu

Sàn đấu tiếp thị khổng lồ cho các thương hiệu toàn cầu

Thứ 6 này, Thế vận hội Paris 2024 khai mạc. Đó không chỉ là sân đấu của các vận động viên giỏi nhất thế giới, mà còn là sàn đấu tiếp thị khổng lồ của các thương hiệu toàn cầu.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động