Giá điện tăng, EVN vẫn than khó

Với 8 tháng còn lại trong năm 2023, khi tăng giá điện 3% từ ngày 4-5, doanh thu của EVN ước tăng khoảng 8.000 tỉ đồng

Theo Quyết định 377 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 4-5, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng từ 1.864,44 đồng/KWh lên 1.920,3732 đồng/KWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% (hơn 55,9 đồng/KWh) so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Giá điện sinh hoạt cao nhất: 3.015 đồng/KWh

Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã ký Quyết định 1062 quy định về giá bán điện, trên cơ sở giá bán lẻ điện bình quân nêu trên. Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau: Bậc 1 (từ 0 - 50 KWh) là 1.728 đồng (tăng 50 đồng/KWh), bậc 2 (từ 51 - 100 KWh) là 1.786 đồng (tăng 52 đồng/KWh), bậc 3 (101 - 200 KWh) là 2.074 đồng (tăng 60 đồng/KWh), bậc 4 (201 - 300) là 2.612 đồng (tăng 76 đồng/KWh), bậc 5 (301 - 400 KWh) là 2.919 đồng (tăng 85 đồng/KWh), bậc 6 (từ 401 KWh trở lên) là 3.015 đồng (tăng 88 đồng/KWh).

Thông tin cụ thể hơn về việc điều chỉnh giá điện với nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết theo tính toán của doanh nghiệp (DN) này, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 KWh/tháng là 2.500 đồng/hộ (khoảng 3,33 triệu hộ, chiếm 11,98% trong tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100 KWh/tháng là 5.100 đồng/hộ (4,7 triệu hộ, chiếm 16,85%).

Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 KWh/tháng là 11.100 đồng/hộ, (khoảng 10,04 triệu hộ, chiếm 36,01%). Đây là nhóm khách hàng đang chiếm tỉ trọng lớn nhất. Đối với hộ tiêu thụ 300 KWh/tháng, số tiền điện tăng thêm là 18.700 đồng/hộ (khoảng 4,96 triệu hộ, chiếm 17,81%). Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 KWh/tháng là 27.200 đồng/hộ (khoảng 2,21 triệu hộ, chiếm 7,95%).

Cũng theo Quyết định 1062 của Bộ Công Thương, giá bán điện cho ngành sản xuất được chia theo cấp điện áp và khung giờ thấp - cao điểm và bình thường. Theo đó, cấp điện áp từ 110 KV trở lên, giá điện dao động 999 - 2.844 đồng/KWh tùy khung giờ cao, bình thường và thấp điểm. Cấp điện áp 22 KV đến dưới 110 KV, giá 1.037 - 2.959 đồng/KWh, tùy khung giờ. Cấp điện áp 6 KV đến dưới 22 KV, giá bán 1.075 - 3.055 đồng/KWh, tùy khung giờ. Ở cấp điện áp dưới 6 KV, giá bán lẻ điện là 3.171 đồng, giờ bình thường là 1.738 đồng và thấp điểm 1.133 đồng/KWh. Với khối hành chính sự nghiệp, giá bán lẻ điện mới là 1.690 - 1.940 đồng/KWh tùy khung giờ, cấp điện áp.

Theo tính toán của EVN, với hơn 1,8 triệu hộ sản xuất, bình quân mỗi tháng một hộ sản xuất trả tiền điện là 10,6 triệu đồng. Sau khi tăng giá, mỗi tháng sẽ trả thêm 307.000 đồng.

Giá điện tăng, EVN vẫn than khó - Ảnh 1.
Giá điện tăng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệpẢnh: TẤN THẠNH

EVN đề xuất tăng ở mức cao hơn

Với quyết định nêu trên, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng sau hơn 4 năm giữ nguyên ở mức 1.864,44 đồng/KWh. Theo quy định tại Quyết định 24 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, mức tăng 3% thuộc thẩm quyền của EVN. Tuy nhiên, việc tăng giá điện đã được báo cáo Bộ Công Thương, Chính phủ xem xét, đồng ý về chủ trương.

Theo Bộ Công Thương, về cơ cấu chi phí mua điện năm 2022 của EVN, chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than chiếm tỉ trọng 47,9%, từ thủy điện chiếm 20,9%, từ nhiệt điện khí chiếm 12,7%, từ năng lượng tái tạo chiếm 17,1% và phần còn lại từ nhập khẩu và nhiệt điện dầu chiếm 1,4%. Cơ cấu nguồn điện phát từ nhiệt điện (than, khí) chiếm tỉ trọng cao dẫn đến chi phí mua điện cao hơn so với thông số tính toán giá bán lẻ điện bình quân hiện hành. Khi chi phí sản xuất - kinh doanh điện tăng, trong khi giá bán điện bình quân hiện hành giữ nguyên từ năm 2019 đến nay đã làm cho giá không bù đắp được chi phí sản xuất - kinh doanh, dẫn đến ngành điện gặp nhiều khó khăn, thua lỗ.

Tại buổi cung cấp thông tin về điều chỉnh giá điện chiều 4-5 của EVN, phóng viên Báo Người Lao Động đã đặt câu hỏi về việc trong đề xuất lên cấp có thẩm quyền, EVN có đưa ra phương án tăng giá điện cao hơn mức 3% hay không? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN, không tiết lộ cụ thể nhưng cho biết EVN đề xuất tăng ở mức cao hơn 3%. "Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, Bộ Công Thương, Chính phủ chỉ đạo mức tăng phù hợp để giảm thiểu tác động ở mức thấp nhất có thể. Do đó, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo EVN tăng giá bán lẻ điện bình quân tối đa ở mức 3% so với hiện hành" - ông Nam nói.

Ông Nguyễn Xuân Nam cho biết với 8 tháng còn lại trong năm 2023, khi tăng giá điện 3%, doanh thu của EVN ước tăng khoảng 8.000 tỉ đồng. Con số này giúp giảm thiểu khó khăn tài chính cho EVN nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt trong việc bảo đảm cân đối đủ điện.

Dưới góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, đánh giá việc tăng giá điện có tác động nhất định đến CPI nhưng không lớn. Mức tăng 3% bảo đảm việc điều hành giá có lộ trình, không giật cục, hài hòa lợi ích các bên.

Sau 6 tháng mới có thể tiếp tục tăng giá điện

Với mức tăng giá 3% thì khó khăn tài chính với EVN vẫn còn. Tuy nhiên, để đề xuất tăng giá lần tiếp theo, ông Nguyễn Xuân Nam cho biết điều chỉnh giá cần phải thực hiện theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Do đó, nếu được cấp có thẩm quyền cho phép, theo ông Nam, việc tăng giá điện lần tiếp theo cũng phải tối thiểu 6 tháng mới thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phong Phú Quốc tế:

Giảm khả năng cạnh tranh

Tại buổi gặp với Sở Công Thương TP HCM gần đây, nhiều DN xuất khẩu phản ánh tình hình vô cùng khó khăn, thậm chí khó hơn giai đoạn hậu COVID-19 và đề xuất chính quyền hỗ trợ vượt khó. Trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ giá đầu vào nào gồm vật tư nguyên liệu, điện, nước hay chi phí nhân công… tăng đều làm DN xính vính. Đặc biệt, DN dệt may đã bị giảm đơn hàng từ cuối năm ngoái đến nay, đa số DN phải rất nỗ lực mới có thể duy trì được sản xuất. Giá điện tăng khiến DN bị đội chi phí và đội giá thành, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh.

Hiện nay, các chỉ số tiêu dùng đều tăng trong khi DN không thể tăng giá bán, dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Bản thân Công ty CP Phong Phú Quốc tế phải tìm thêm thị trường mới và nâng cao hiệu quả sản xuất để quản trị chi phí và bảo đảm hiệu quả hoạt động của DN.

Ông Đỗ Phước Tống, Tổng Giám đốc Công ty CP Cơ khí Duy Khanh:

Mối lo mới cho DN

Nếu kinh tế đang phát triển, DN hoạt động hiệu quả thì DN sẽ dễ cân đối chi phí khi giá điện tăng. Còn hiện tại, hầu hết các ngành sản xuất - kinh doanh đều vô cùng khó khăn, tiêu thụ toàn cầu giảm sút, khách hàng đề nghị giảm giá để duy trì đơn hàng. Chênh lệch 3% giá điện tăng sẽ là mối lo mới của nhiều DN. Trước mắt, DN chỉ có thể chấp nhận gánh thêm khoản tiền điện phát sinh bởi mọi khoản chi phí có thể cắt giảm hay cân đối đều đã được triển khai từ trước.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng):

"Tổn thương" thêm

Kinh tế khó khăn kéo dài trong thời gian qua đã làm cho DN vô cùng chật vật. Tất cả chi phí đầu vào đều tăng, trong khi giá xuất khẩu vẫn không tăng. Nay cộng thêm giá điện tăng càng làm cho DN tổn thương nghiêm trọng hơn. Sức khỏe của DN không tốt, nay cộng thêm giá điện tăng càng làm cho họ thêm trọng thương, chỉ cần có đòn đánh nhẹ cũng đủ hạ họ đo ván.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm Hưng, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM:

Tạo yếu tố bất lợi

Nhà nước đang tìm giải pháp giảm thuế GTGT, kéo lãi suất ngân hàng giảm thêm để hỗ trợ DN phục hồi sản xuất - kinh doanh và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng Chính phủ phát thông điệp mạnh mẽ về việc tạo mọi điều kiện cho DN vượt qua khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh như vậy, việc điều chỉnh tăng giá điện dù là 3% cũng làm giảm ý nghĩa hỗ trợ, tiếp sức của Chính phủ. Thực tế, DN hoạt động trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều phụ thuộc vào điện. Thêm nữa, đang là cao điểm nắng nóng, việc tăng giá điện càng đẩy hóa đơn tiền điện tăng cao, gây áp lực lên cả DN và người dân. Hệ quả dễ thấy nhất là tăng giá điện sẽ làm giảm sức mua thị trường, làm chậm quá trình thúc đẩy phục hồi thị trường.

T.Nhân - N.Hải ghi

https://nld.com.vn/thoi-su/gia-dien-tang-evn-van-than-kho-2023050421101091.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.
Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.
Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập có quy mô hiện đại với tổng vốn đầu tư hơn 865 tỷ đồng.
Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Người dân huyện Cát Hải, Hải Phòng sẽ được sử dụng nguồn nước sạch bảo đảm chất lượng theo đúng giá Nhà nước quy định trong năm 2024.
Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lũ rút dần, trời đã hửng nắng, công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 để lại tại tỉnh Lào Cai đang khẩn trương được triển khai nhằm sớm ổn định cuộc sống cho bà con.

Các tin khác

Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Trước sức tàn phá của bão Yagi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão. Bên cạnh các giải pháp trực tiếp được đề cập tại Công điện số 92, để ổn định đời sống người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, giải pháp cần tính đến là thu xếp nguồn lực công cho công tác tái thiết, khôi phục nhanh nhất các công trình hạ tầng bị hư hỏng sau bão lũ.
Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều nay, giá xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON92 giảm 1.089 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.192 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 927 đồng/lít; dầu hỏa giảm 934 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S giảm 688 đồng/kg.
Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Lũ sông Hồng dâng sát mặt cầu Chương Dương, Hà Nội nguy cơ lụt sâu

Lũ sông Hồng dâng sát mặt cầu Chương Dương, Hà Nội nguy cơ lụt sâu

Mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên nhanh, đạt mức báo động 1 trong 12 giờ tới; sau đó có thể đạt mức báo động 2 trong 24 giờ tới, nhiều khu vực của Hà Nội có nguy cơ ngập úng do nước sông dâng cao.
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó lũ lụt

Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó lũ lụt

Về phạm vi ảnh hưởng của việc công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai: Trên địa bàn các huyện Văn Bản, Bát Xát và thị xã Sa Pa.
Tổng bí thư thăm hỏi và kêu gọi hỗ trợ người dân vùng bão Yagi

Tổng bí thư thăm hỏi và kêu gọi hỗ trợ người dân vùng bão Yagi

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi lời thăm hỏi và kêu gọi toàn dân, doanh nghiệp hỗ trợ người dân, chiến sĩ chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão Yagi. Dưới đây là toàn văn lời thăm hỏi của Tổng bí thư.
Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.
Lý do khiến các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu?

Lý do khiến các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu?

Theo lý giải, việc tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng tăng tốc từ tháng 6, báo hiệu sự phục hồi của nhu cầu vay vốn cũng như phát hành trái phiếu trong thời gian tới.
Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

Bão số 3 đổ bộ với cấp gió rất mạnh, với hoàn lưu bão rất rộng sẽ gây mưa rất to khắp Bắc Bộ. Cơ quan khí tượng cảnh báo lũ quét ở hoàng loạt tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc
Quận Ba Đình (Hà Nội): Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024-2025

Quận Ba Đình (Hà Nội): Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024-2025

Sáng 5/9, cùng niềm vui tựu trường của học sinh Thủ đô, toàn thể học sinh quận Ba Đình đã nô nức đến trường tham dự Lễ Khai giảng năm học 2024-2025.
Giá xăng, dầu giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng, dầu giảm lần thứ 3 liên tiếp

Từ 15 giờ chiều nay, giá xăng, dầu tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp. Trong đó giá E5RON92 giảm 353 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 282 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 385 đồng/lít; dầu hỏa giảm 341 đồng/lít.
Vàng sẵn sàng cho đợt tăng giá phi mã trong tương lai gần?

Vàng sẵn sàng cho đợt tăng giá phi mã trong tương lai gần?

Giá vàng tăng phi mã khi đồng đô la Mỹ mất giá mạnh, đây là điều đã được các chuyên gia kinh tế thế giới đưa ra.
Tăng mức xử phạt sai phạm đất đai

Tăng mức xử phạt sai phạm đất đai

Các cơ quan quản lý phải đến cùng trong xác định hành vi sai phạm đất đai, cùng với đó là chế tài sắc bén, phù hợp với thực tiễn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.
Từ 2025, tài khoản chưa xác thực sẽ không được chuyển tiền online

Từ 2025, tài khoản chưa xác thực sẽ không được chuyển tiền online

Từ ngày 1/1/2025, tài khoản ngân hàng phải đối chiếu giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học thì mới được sử dụng để giao dịch online.
Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% trong 3 tháng, từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng

Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024. Tuy nhiên các triển vọng này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với một số thách thức không nhỏ.
Giảm hơn 200 đồng/lít, giá xăng về mức thấp nhất từ đầu năm

Giảm hơn 200 đồng/lít, giá xăng về mức thấp nhất từ đầu năm

Từ 15h hôm nay 29/8, giá xăng RON95 giảm hơn 208 đồng/lít, giá xăng E5 RON92 giảm 92 đồng/lít, về mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024

Các chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 bao gồm quy định về tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các hành vi cấm liên quan đến tạm giữ tài sản liên quan đến khủng bố, can thiệp thị trường ngoại hối, khoa học và công nghệ cấp thiết, và quản lý tiền ký Quỹ.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động