EVN: Tiết giảm chi phí năm 2022 trên 33.000 tỷ đồng, dự kiến lỗ 31.360 tỷ đồng
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo tác động lớn, trực tiếp tới hoạt động của EVN, đặc biệt giá nhiên liệu tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất điện và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo cân đối tài chính của EVN. Nhưng với sựnỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn của tập thể lãnh đạo, người lao động toàn Tập đoàn, EVN đã vừa thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đến cuối năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện (đã COD) toàn hệ thống đạt khoảng 77.800 MW, tăng 1.400 MW so với năm 2021, trong đó tổng công suất các nguồn điện NLTT là 20.165MW chiếm tỷ trọng 26,4%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.
Điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 268,4 tỷ kWh, tăng 5,26% so 2021. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN là 261,2 tỷ kWh, tăng 6,08%. Điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 242,3 tỷ kWh, bằng 99,97% KH và tăng 7,53% so với năm 2021.
Hoạt động điều hành hệ thống điện đã bám sát nhu cầu phụ tải, khai thác tối ưu các nguồn điện. Các NMTĐ đã thực hiện tốt công tác điều tiết lũ, đảm bảo phát điện, đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp. Trong công tác lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2022 đã tiết kiệm được 1,62 tỷ m3 nước so với kế hoạch.
Công tác lập kế hoạch vận hành và lập lịch huy động thị trường điện được thực hiện đúng quy định đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn và liên tục. Đến cuối năm 2022 có 108 nhà máy điện tham gia trực tiếp trong thị trường điện với tổng công suất đặt 30.937MW, chiếm 38% nguồn điện toàn quốc.
Công tác dịch vụ khách hàng tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các dịch vụ điện. Đến cuối năm 2022, 100% dịch vụ điện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4. Từ tháng 1/2022, EVN đã công bố hệ sinh thái số - EVNCONNECT, hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống hoá đơn điện tử của Tổng cục Thuế, sớm 5 tháng so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã có trên 92% khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt; 99,91% các yêu cầu dịch vụ điện được tiếp nhận qua Trung tâm CSKH, Trung tâm Hành chính công, Dịch vụ công; Tỷ lệ giao dịch ký hợp đồng mua bán điện theo phương thức điện tử đạt 99,37%.
Trong năm 2022, các biến động lớn trên thế giới đã tác động, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất điện của EVN, công tác ĐTXD các dự án điện gặp nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, khó khăn trong thu xếp vốn ... Bên cạnh đó, chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá bán lẻ điện đã không được điều chỉnh gần 4 năm và hiện đang thấp hơn nhiều so với chi phí giá thành. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tập đoàn, nỗ lực quyết tâm của toàn thể CBCNV, Tập đoàn đã đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định góp phần quan trọng cho phục hồi và phát triển KT-XH đất nước sau dịch COVID-19.
Đáng chú ý, trong bối cảnh chịu nhiều tác động khó khăn, đặc biệt là giá nhiên liệu tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất điện và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo cân đối tài chính, EVN đã đề ra một loạt các giải pháp tiết giảm chi phí và quyết liệt thực hiện các biện pháp quản trị. Nhờ đó, trong năm 2022, tổng các khoản EVN đã thực hiện để tiết chi phí thông qua các biện pháp trên đã giúp Tập đoàn tiết giảm được 33.445 tỷ đồng. Trong đó, EVN đã thực hiện tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên, cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa lớn, thực hiện chi lương cho CBCNV với 80-90% mức lương bình quân năm 2020 ... với tổng chi phí được tiết giảm là hơn 9.700 tỷ đồng. Thực hiện các giải pháp tối ưu hóa dòng tiền từ hoạt động tài chính và lãi tiền gửi của Công ty mẹ-EVN và các đơn vị là hơn 7.900 tỷ đồng. Sản lượng thủy điện cao hơn kế hoạch khoảng 12,5 tỷ kWh giúp giảm chi phí mua điện của EVN khoảng 15.845 tỷ đồng.
“Mặc dù, EVN đã nỗ lực cố gắng nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện do giá nhiên liệu tăng cao đột biến nên kết quả năm 2022 dự kiến sẽ lỗ khoảng 31.360 tỷ đồng”, EVN thông tin.
Trong công tác đầu tư xây dựng, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn nhưng, Tập đoàn và các đơn vị rất nỗ lực, đề ra nhiều giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ ĐXTD. Giá trị khối lượng đầu tư toàn Tập đoàn năm 2022 ước đạt 89.305 tỷ đồng, bằng 92,5% KH; Giá trị giải ngân đạt 88.225 tỷ đồng, bằng 91,4%KH.
Tiến độ thi công dự án thủy điện Ialy mở rộng đáp ứng mục tiêu kế hoạch năm và mục tiêu phát điện năm 2024; Thủy điện Hoà Bình mở rộng đã thi công trở lại từ tháng 9, hiện đang tập trung nguồn lực để thực hiện với mục tiêu phát điện năm 2025. Đồng thời, EVN đang khẩn trương triển khai thủ tục đầu tư các dự án nguồn điện trọng điểm như Nhiệt điện Ô Môn III&IV, Thủy điện Trị An mở rộng, Thủy điện tích năng Bác Ái, ... Tập đoàn và các đơn vị cũng đã khởi công 191 công trình, hoàn thành 183 công trình 110-500kV, trong đó đưa vào các công trình quan trọng như đường dây 500kV Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi, lưới điện đồng bộ NĐ Vân Phong 1; đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương, ...
Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng trong năm 2022, việc cấp điện nông thôn miền núi, hải đảo, xã đảo tiếp tục được EVN chú trọng, trong đó đã đưa vào vận hành đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc, đang triển khai thủ tục đầu tư cấp điện lưới quốc gia cho huyện Côn Đảo. Tính đến cuối năm 2022, số xã có điện trên cả nước đạt 100% và số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,7%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện đạt 99,53%...
Phát huy những kết quả đã được trong năm 2022, xác định khó khăn, thác thức năm 2023 còn rất lớn, để đảm bảo nhiệm đảm bảo cung ứng điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, để “điện đi trước một bước”, EVN sẽ tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện theo đúng tiến độ được duyệt; thực hiện các nhiệm vụ được giao về xây dựng thị trường điện theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động; tiếp tục quá trình tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy tổ chức để phát triển bền vững. Tiếp tục đẩy nhanh chuyển đổi số trong các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn.
Để cụ thể hóa mục tiêu trên, EVN chọn chủ đề của năm 2023 là “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các tiêu chí cụ thể: Đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; Tiếp tục là một trong các đơn vị đi đầu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và thực hành sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến khách hàng và cộng đồng; Phát huy cao nhất mọi nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện, thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí, tăng doanh thu để đảm bảo khả năng cân đối tài chính năm 2023, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; Phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về thực hiện lộ trình đạt phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050.
Tin liên quan
Thêm nhiều nguồn điện bổ sung cho miền Bắc 10/06/2023 13:14
EVN không muốn là người mua duy nhất trên thị trường điện 06/05/2023 15:17
Cùng chuyên mục

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 25/3/2025: Tuổi Thìn tài chính khó khăn
Đời sống 24/03/2025 18:00

Ronaldo đá 11m tệ chưa từng thấy, Bồ Đào Nha thắng 'nghẹt thở'
Đời sống 24/03/2025 14:50

Jennie (BLACKPINK) lập kỷ lục chưa từng có ở Billboard
Đời sống 24/03/2025 14:46

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/3/2025: Tuổi Tuất công việc nhiều niềm vui
Đời sống 23/03/2025 18:00

Dương Hoàng Yến, Hari Won cùng loạt sao Việt từng bị liệt nửa mặt
Đời sống 23/03/2025 12:23

Ngược dòng khó tin, nữ TP.HCM viết trang sử mới cho bóng đá Việt tại Cúp C1 châu Á
Đời sống 23/03/2025 11:39
Các tin khác

Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số bền vững
Nhịp sống số 23/03/2025 10:00

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/3/2025: Tuổi Thân chi tiêu hợp lý
Đời sống 22/03/2025 18:00

Man United sa thải loạt cầu thủ
Đời sống 22/03/2025 09:40

Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2025
Du lịch 22/03/2025 08:00

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/3/2025: Tuổi Mão tiền thưởng gia tăng
Đời sống 21/03/2025 18:00

Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị phạt 140 triệu vì quảng cáo 'lố'
Đời sống 21/03/2025 15:43

Indonesia thảm bại 1-5 trước Úc, giấc mơ World Cup 2026 dần xa vời
Đời sống 21/03/2025 09:40

Hướng dẫn thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Toán
Muôn màu 21/03/2025 08:01

Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?
Bất động sản 21/03/2025 06:00

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 21/3/2025: Tuổi Hợi thu nhập gia tăng
Đời sống 20/03/2025 18:00

Hoa hậu Thanh Thủy được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024
Đời sống 20/03/2025 15:39

Tuyển Việt Nam đón vui trước trận gặp Lào ở vòng loại cuối Asian Cup 2027
Đời sống 20/03/2025 15:27

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2025: Tuổi Dậu cẩn thận chi tiêu
Đời sống 19/03/2025 18:00

Cầu thủ Europa League ‘bật’ khỏi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Đời sống 19/03/2025 10:07

Đua nhau làm phim kinh dị: Điện ảnh Việt sẽ về đâu?
Đời sống 19/03/2025 10:04

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/3/2025: Tuổi Mùi tích góp tài chính
Đời sống 18/03/2025 18:00

Messi lỡ hẹn cùng Đội tuyển Argentina vì chấn thương
Đời sống 18/03/2025 09:50

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 18/3/2025: Tuổi Sửu công việc thuận lợi
Đời sống 17/03/2025 18:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58