Dòng tiền ngoại chạm giới hạn kiên nhẫn?
Quan sát giao dịch từng mã chứng khoán từ đầu năm đến nay, nhóm cổ phiếu bluechip bị khối ngoại rút ròng khá mạnh. Có khoảng 10 mã cổ phiếu bị bán trên 1.000 tỷ đồng trong những tháng vừa qua. Theo thống kê của các công ty chứng khoán, hoạt động rút ròng chủ yếu đến từ xu hướng rút vốn của các quỹ lớn như: DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF của Dragon Capital, SSIAM VNFIN Lead… Bên cạnh đó, hoạt động thoái vốn của những tổ chức nước ngoài là cổ đông lớn tại doanh nghiệp Việt Nam cũng là yếu tố khiến đà bán ròng của khối ngoại tăng cao.
Ông Nghiêm Quang Duy, Giám đốc điều hành DG Invest nhận định, việc khối ngoại liên tiếp bán ròng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài khá thận trọng trước diễn biến thị trường có sự phục hồi chậm. Hiện các quỹ như VEIL của Dragon Capital, FUBON cũng bị rút ròng, chứng tỏ nhà đầu tư đã bắt đầu cân nhắc danh mục và tỏ ra thận trọng với những kỳ vọng từ việc sửa đổi pháp lý liên quan đến thị trường tài chính và bất động sản.
Nhìn sang các thị trường trong khu vực, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Tuấn (CEO AFA Capital) cho rằng, không chỉ có Việt Nam, vừa qua khối ngoại cũng rút ròng ở nhiều thị trường như: Indonesia (822 triệu USD), Malaysia (569 triệu USD), Phillippines (856 triệu USD), Thái Lan (5,5 tỷ USD). Vì thế, câu chuyện rút ròng chủ yếu liên quan đến yếu tố lựa chọn cơ cấu danh mục của nhà đầu tư chứ ít phản ánh tình hình nội tại của thị trường chứng khoán.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, động thái rút ròng liên tiếp và chưa có dấu hiệu dừng lại của nhà đầu tư nước ngoài có thể tác động tiêu cực đến dòng tiền đầu tư và tâm lý trên thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giá trị giao dịch của khối ngoại trên toàn thị trường hiện chỉ chiếm khoảng 10%, vì thế mức độ tác động là không quá lớn.
Mặc dù vậy, theo Deloitte Việt Nam, câu chuyện sức hút của thị trường chứng khoán Việt hiện nay rất đáng lo ngại, bởi sau giai đoạn bùng nổ 2017-2019 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu vắng nghiêm trọng “hàng hóa mới” khiến nhà đầu tư không có nhiều chọn lựa.
Thực tế, sau giai đoạn bùng nổ IPO với các cổ phiếu lớn của Petrolimex, Vinhomes, Vincom Retail, Techcombank, VPBank, PV Power… trong năm 2022 Việt Nam chỉ có 8 thương vụ IPO thành công và chỉ huy động được 71 triệu USD. Con số này cách biệt đáng kể với hai quốc gia trong khu vực là Thái Lan (42 vụ, gọi vốn 3,6 tỷ USD), Indonesia (59 vụ và 2,3 tỷ USD).
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Danny Le, CEO của Masan cho rằng hiện nhiều nhà đầu tư đã không còn kiên nhẫn với các công ty thua lỗ. Vì thế, các tập đoàn đều phải cân nhắc danh mục đầu tư, tránh dàn trải không hiệu quả, lên kế hoạch cam kết có lãi để giữ chân cổ đông lớn.
Theo nhận định của giới quan sát, hiện nay dòng tiền tham gia thị trường chứng khoán có dấu hiệu “ghẻ lạnh” đối với nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn (chủ yếu là của các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản). Điều này một mặt cản trở đà phục hồi chung của thị trường, đồng thời cũng khiến dòng tiền khối ngoại “án binh bất động” chưa vội đầu tư những thương vụ mua bán lớn trên các sàn chứng khoán.
Hơn nữa, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Tuấn, nhìn chung hiện thị trường đã ghi nhận lãi suất ngân hàng đạt đỉnh, việc hạ lãi suất có thể sẽ diễn ra trong năm 2024 nên đứng ở góc độ đầu tư toàn cầu, xu hướng rút vốn để mua trái phiếu ở các thị trường phát triển như Hoa Kỳ nhiều khả năng vẫn tiếp diễn mạnh trong các tháng tới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 12:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm
Tài chính 20/12/2024 18:00
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm
Tài chính 20/12/2024 15:00
Sức ép đè nặng lãi suất
Tài chính 20/12/2024 14:00
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"
Tài chính 19/12/2024 20:39
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng
Tài chính 18/12/2024 12:00
Các tin khác
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng
Tài chính 18/12/2024 10:00
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 08:00
Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 17/12/2024 07:00
Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại
Tài chính 16/12/2024 17:00
Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tài chính 16/12/2024 14:34
Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?
Tài chính 16/12/2024 08:00
Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng
Tài chính 15/12/2024 15:51
Điều hành chính sách tiền tệ - Những dấu ấn năm 2024
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 18:00
Không nên đánh đồng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh
Tài chính 13/12/2024 16:00
Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2025
Tài chính 13/12/2024 12:00
Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 10:00
Lạm phát trung bình, tiền đồng ổn định hỗ trợ duy trì chính sách tiền tệ năm 2025
Tài chính 12/12/2024 14:55
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025
Tài chính 12/12/2024 07:00
Tín dụng tín dụng khởi sắc, hệ thống ngân hàng còn rủi ro?
Tài chính 11/12/2024 10:00
Dòng tín dụng cuối năm "tiếp sức" thị trường địa ốc
Tài chính 11/12/2024 09:00
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ do bão số 3: Thực hiện đến hết 2025, không giới hạn số lần cơ cấu
Tài chính 10/12/2024 16:00
Thấy gì từ các đợt phát hành trái phiếu xanh ngân hàng và phi ngân hàng?
Tài chính 10/12/2024 12:00
Vốn ngoại có tín hiệu đảo chiều, sẽ quay lại vào 2025?
Tài chính 10/12/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00