Điều kiện mua nhà ở xã hội được nới lỏng ra sao?
Ngày 1/8, Luật Nhà ở 2023 đã chính thức có hiệu lực, trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội hôm 29/7.
Điều kiện về thu nhập, cư trú đã "thông thoáng" hơn. |
Nới lỏng điều kiện mua nhà ở xã hội
Theo đó, Khoản 1 Điều 29, Nghị định 100 quy định, trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình được xác định khi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Nhà ở và vợ hoặc chồng của đối tượng đó (nếu có) không có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Điều này có nghĩa là, các đối tượng được quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật Nhà ở mà chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội sẽ được mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội. Ngoài việc quy định cụ thể tới trường hợp được thụ hưởng chính sách, Luật mới đã tháo gỡ các quy định gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước và người dân như thuật ngữ “chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ gia đình" hay giới hạn quyền sở hữu nhà ở tại địa phương cấp tỉnh nơi có dự án.
Theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), với quy định trên, người có nhu cầu mua nhà ở xã hội, đang sinh sống cùng gia đình đông thế hệ, sẽ không phải “lóc cóc" đi tách khẩu để được chính quyền xác nhận là chưa có nhà. Cơ quan quản lý Nhà nước cũng có cơ sở pháp lý thực hiện và không mất thời gian “lăn tăn", loại bỏ được tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm của cán bộ quản lý địa phương trong việc xác nhận về sở hữu nhà của người dân.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định thời hạn thời gian các cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận thông tin về sở hữu nhà ở của người đăng ký và điều kiện thu nhập. Điều này trả lời cho câu hỏi “bao giờ được xác nhận của người dân".
Cụ thể, trong thời hạn 7 ngày, văn phòng hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ phải xác nhận thông tin của người đăng ký không sở hữu nhà và không có tên trong sổ đỏ tại tại địa phương, nơi có dự án nhà ở xã hội. Và cũng trong thời hạn 7 ngày, UBND cấp xã sẽ xác nhận điều kiện về thu nhập cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, theo Luật Nhà ở 2023, kể từ 1/8, điều kiện về thu nhập được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội chính thức được “nới lỏng". Người lao động có thu nhập không quá 15 triệu đồng sẽ được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, thay vì tối đa 11 triệu đồng như quy định trước đó. Với trường hợp đã kết hôn, điều kiện thuê, mua loại nhà này là vợ chồng có thu nhập tối đa 30 triệu đồng một tháng.
Nghị định mới cũng bỏ điều kiện về hộ gia đình phải có hộ khẩu hay đăng ký tạm trú khi đăng ký thuê, mua nhà ở xã hội tại các địa phương.
Trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15 m2 sàn/người (tăng 5m2 sàn/người so với quy định trước đó) thì người dân vẫn được hưởng chính sách về nhà ở xã hội.
Theo đó, VARS cho rằng, các quy định mới này là “thấu tình đạt lý”, phù hợp với kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân, nhất là người dân có thu nhập trung bình, nộp thuế cho Nhà nước.
Cần đẩy mạnh nguồn cung
Theo các chuyên gia, nhà ở xã hội không phải là bán cho người giàu nhưng không nên quy định chỉ giới hạn ở những người không nộp thuế thu nhập cá nhân như hiện tại mà còn cần hướng đến cả những đối tượng có mức thu nhập trung bình nhưng không tiếp cận được với nhà ở thương mại - đang có giá bán ngày càng cao. Bởi về bản chất, để mua nhà ở xã hội, người dân cũng cần có tích lũy nhất định. Nếu người dân có thu nhập quá thấp, hộ nghèo, cận nghèo, dưới mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân, có nghĩa, những người này không đủ tiền để trang trải cuộc sống, không tích lũy đủ tiền để mua nhà ở xã hội.
Nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội, TP. HCM vẫn khan hiếm. |
VARS cho rằng, các quy định mới này sẽ khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nhà ở xã hội, phần nào giải quyết thực trạng "vừa thiếu vừa ế" của phân khúc nhà ở xã hội như thời gian vừa qua, nhất là tại các tỉnh, thành phát triển gắn liền với khu công nghiệp, có lượng lao động nhập cư lớn.
Tuy nhiên, VARS cho rằng, tại 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội, TP. HCM, nguồn cung nhà ở xã hội vẫn “khó". Theo đó, số lượng nhà ở xã hội đăng ký mục tiêu phát triển nhà ở năm 2024 tại 2 thành phố này rất nhỏ.
Cụ thể, vào hồi giữa quý 1 năm 2024, tại Hội nghị triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", Bộ trưởng Xây dựng chỉ ra rằng năm 2024, Hà Nội chỉ đăng ký khoảng 1.181 căn, TP. HCM hơn 3.700.
Trong khi, dữ liệu nghiên cứu của VARS cho thấy, trung bình mỗi năm, Hà Nội và TP. HCM thiếu trên 50 nghìn đơn vị nhà ở. Như vậy, dù ngay cả khi kế hoạch phát triển của 2 thành phố này được thực thi tối đa, thì nguồn cung nhà ở xã hội này vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nhà ở của 2 thành phố này.
Do đó, VARS cho rằng, để phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhất là tại 2 đô thị đặc biệt, ngoài việc sớm thông qua Gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng (có thêm 4 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác cũng đăng ký tham gia với 5.000 tỷ đồng/ngân hàng) đã điều chỉnh theo hướng thực sự ưu đãi hơn. Cơ quan quản lý Nhà nước cần giám sát chặt chẽ, đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành các quy định mới. Tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội đã khởi công tại các thành phố có nhu cầu về nhà ở lớn như Hà Nội, TP. HCM.
Đồng thời, để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chính sách, tránh lợi dụng chính sách, tiêu cực, cần công khai, minh bạch việc mua, bán nhà ở xã hội, giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Tại 2 đô thị đặc biệt, để có quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, cần có thêm sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước. Quy hoạch bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu rất lớn của thành phố.
Ngoài ra, để thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, cần phải có thêm chính sách theo hướng ưu đãi cho các nhà đầu tư phát triển loại hình nhà ở thương mại giá bình dân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Hải Dương: Điều chỉnh 2 dự án xây dựng khu dân cư mới
Bất động sản 07/09/2024 12:00
Luật Nhà ở 2023 sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, sử dụng nhà chung cư
Bất động sản 06/09/2024 13:00
9 dự án nhà ở tại Hà Nội đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Bất động sản 06/09/2024 10:00
Phát triển nhà ở xã hội cho thuê khu vực đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công
Bất động sản 06/09/2024 06:00
"Nở rộ" mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn ngày: Chế tài nào cho câu chuyện quản lý chung cư?
Bất động sản 05/09/2024 16:00
N.H.O: bến đỗ mới của các đại lý bất động sản
Bất động sản 05/09/2024 15:00
Các tin khác
Hà Nội: Dự án chung cư nào đang đủ điều kiện mở bán?
Bất động sản 04/09/2024 15:24
"Phát lộ" hệ lụy từ khủng hoảng bất động sản Trung Quốc
Bất động sản 04/09/2024 11:00
Hà Nội bán đấu giá nhà tái định cư dư thừa
Bất động sản 04/09/2024 06:00
Lo lắng những cuộc đấu giá đất… “bất thường”
Bất động sản 03/09/2024 16:00
Giám sát chặt chẽ đấu giá đất
Bất động sản 03/09/2024 13:32
Giám sát chặt chẽ đấu giá đất
Bất động sản 03/09/2024 13:00
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Biến “ chính sách trên giấy” thành vàng
Bất động sản 03/09/2024 09:00
Giá đất nền Đà Nẵng tăng và không quay đầu?
Bất động sản 03/09/2024 06:10
Hà Nội tìm nhà đầu tư khu đô thị hơn 33.000 tỷ ở Đông Anh
Bất động sản 01/09/2024 16:00
Yêu cầu Bộ TN&MT phối hợp với HoREA giải quyết về bảng giá đất
Bất động sản 01/09/2024 06:00
Đấu giá đất - Cắt cành cho cò đất hết chỗ đậu
Bất động sản 31/08/2024 15:48
Doanh nghiệp săn quỹ đất, đón cơ hội đầu tư sau 3 luật mới bất động sản
Bất động sản 31/08/2024 13:44
Cú huých cho ngành bất động sản nghỉ dưỡng?
Bất động sản 31/08/2024 10:00
Ninh Bình sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng gần 500ha
Bất động sản 30/08/2024 16:46
Nóng sang tay đất đấu giá
Bất động sản 30/08/2024 12:00
Giá khởi điểm quá thấp tạo cơ hội "trục lợi" trong các phiên đấu giá đất
Bất động sản 29/08/2024 15:00
Hàng tồn kho nặng gánh doanh nghiệp địa ốc
Bất động sản 29/08/2024 12:00
Môi giới bất động sản Hà Nội “đổ bộ” Đà Nẵng (Kỳ II): Đi tìm nguyên nhân
Bất động sản 29/08/2024 07:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00