Điện Biên: Thách thức bảo tồn di sản văn hóa

ĐBP - Toàn tỉnh Ðiện Biên hiện có 18 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó 02 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là nghệ thuật xòe Thái và then Tày, Nùng, Thái. Tỉnh có 37 lễ hội truyền thống cùng 29 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng. Cùng với các di tích, di sản văn hóa, trên địa bàn tỉnh có 41 nghệ nhân ưu tú là những người am hiểu, nắm giữ các giá trị văn hóa truyền thống để trao truyền cho thế hệ trẻ nhằm gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng các dân tộc.

Di sản văn hóa tạo động lực cho phát triển kinh tế, thể hiện rõ nhất là việc khai thác, phát huy tiềm năng, giá trị của di sản văn hóa gắn với du lịch. Do đó, bảo tồn di sản văn hóa cần được quan tâm vừa giữ văn hóa truyền thống đa dạng, đặc sắc vừa làm nền tảng phát triển. Tuy nhiên, công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đang đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế và sự tác động của cơ chế thị trường.

Điện Biên: Thách thức bảo tồn di sản văn hóa
Người Mông Tủa Chùa rèn nông cụ sản xuất. Ảnh: C.T.V

Trong cơ chế thị trường, người dân có thể được đáp ứng mọi nhu cầu hàng hóa có sẵn, không mất nhiều thời gian, công sức chế tạo làm ra sản phẩm đó. Ðây là vấn đề tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của di sản nghề thủ công truyền thống như thêu giày của người Xạ Phang, nghề rèn của người Mông. Người Xạ Phang cư trú thành bản, theo dòng họ ở các huyện Mường Chà, Tủa Chùa, Nậm Pồ... gìn giữ, bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống, độc đáo, đặc sắc trong lao động, sinh hoạt hàng ngày, trong đó nghề làm giày thêu là một điển hình. Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang được thực hành, trao truyền trong gia đình, cộng đồng không chỉ truyền dạy tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn ẩn chứa những thông điệp nhân văn sâu sắc về lối sống tích cực, chăm chỉ, tính nhẫn nại, kiên trì của người dân tộc Xạ Phang. Ðiều đó giúp di sản nghề làm giày thêu của người Xạ Phang được giữ gìn, bảo tồn và tác động tích cực đến việc giáo dục thế hệ trẻ, góp phần gắn kết cộng đồng. Ðể làm được một đôi giày thêu, người phụ nữ Xạ Phang phải chuẩn bị nguyên liệu, lựa chọn kiểu giày phù hợp đối tượng sử dụng để cắt đế, tạo hình hoa văn và thêu. Hoàn thiện một đôi giày thêu, phụ nữ Xạ Phang phải làm từ 10 - 12 ngày. Trong khi đó với cơ chế thị trường hiện nay, việc mua một đôi giày, dép quá đơn giản và có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng, chủng loại tùy môi trường tiếp xúc, sử dụng.

Điện Biên: Thách thức bảo tồn di sản văn hóa
Phụ nữ Xạ Phang thêu giày truyền thống. Ảnh: C.T.V

Tương tự, nghề rèn của người Mông là nghề truyền thống lâu đời lưu truyền qua nhiều thế hệ, làm ra những chiếc cuốc, con dao, cái liềm, lưỡi cày… gắn liền với hoạt động sản xuất của bà con vùng cao. Người Mông thường sống trên sườn núi cao, gieo trồng trên nương, ruộng bậc thang nhỏ hẹp, đất dốc nên bà con phải dùng trâu bò cày đất không thể dùng máy. Những lưỡi cày, cuốc được làm ra từ lò rèn đỏ lửa vừa cứng vừa dẻo đảm bảo lật đất tốt, phù hợp với địa hình canh tác. Nghề rèn đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe, sự khéo léo, kiên trì và sáng tạo để cho ra lò những sản phẩm tinh xảo vừa có giá trị làm vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo riêng của dân tộc Mông. Tuy nhiên, hiện nay khi công nghệ đúc, rèn theo phương pháp hiện đại đã được áp dụng phổ biến, những vật dụng sẵn có bán nhiều ngoài chợ, nghề rèn thủ công bị bó hẹp trong giới hạn mang tính tự cung tự cấp dụng cụ lao động phổ thông trong mỗi gia đình. Ðây cũng chính là áp lực bảo tồn, gìn giữ và trao truyền di sản văn hóa phi vật thể nghề rèn của người Mông.

Nghề thêu giày của người Xạ Phang hay nghề rèn của người Mông chỉ là hai di sản văn hóa phi vật thể đang chịu áp lực bảo tồn, gìn giữ trên địa bàn tỉnh hiện nay. Ðiện Biên có 19 dân tộc anh em sinh sống; mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa truyền thống riêng, từ trang phục, kiến trúc, phong tục tập quán, tín ngưỡng... tạo nên sự phong phú, đa dạng trong bức tranh đa sắc màu các dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa là hoạt động thiết thực hướng tới xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc. Tuy nhiên, sự tác động của cơ chế thị trường đang đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo tồn di sản văn hóa của Ðiện Biên

Điện Biên: Thách thức bảo tồn di sản văn hóa
Múa xòe của dân tộc Thái. Ảnh: C.T.V

Trang phục các dân tộc được làm thủ công cầu kỳ với những nét hoa văn độc đáo để nhận diện dân tộc đến nay đã bị mai một, dần thất truyền. Người dân không dành nhiều thời gian cho nghề thủ công truyền thống; trang phục hàng ngày, dụng cụ lao động chỉ cần ra chợ là có sẵn. Không gian văn hóa cũng làm thay đổi việc thực hành di sản văn hóa, mất cân bằng giữa bảo tồn và phát triển. Ðơn cử như kiến trúc nhà truyền thống của người Thái trắng ở Mường Lay khi thực hiện tái định cư thủy điện Sơn La đã không còn nhiều những nếp nhà sàn mái đá; nhiều phong tục tập quán cộng đồng không được duy trì.

Một thách thức bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa là việc kế tục, sử dụng và truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ khi thế hệ trẻ ngày càng ít tìm hiểu, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc. Sự phát triển của các loại hình nghe nhìn hiện đại thu hút giới trẻ quan tâm tìm hiểu và sử dụng hơn là tìm hiểu văn hóa truyền thống. Thêm vào đó, thiếu chế độ, chính sách đãi ngộ tương xứng cho các nghệ nhân để họ có động lực phát huy vai trò gìn giữ, truyền dạy di sản văn hóa.

Ðiện Biên có hệ thống di sản văn hóa phong phú song công tác bảo tồn di sản văn hóa đang đối mặt nhiều thách thức. Ðể bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa truyền thống mà bao thế hệ đã tạo dựng, trao truyền, tạo động lực phát triển kinh tế cần sự chung tay, đoàn kết của cộng đồng các dân tộc bằng hành động thiết thực, phù hợp.

Nguồn: Thách thức bảo tồn di sản văn hóa

Hà Anh
www.baodienbienphu.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Tiếp nhận cứu trợ khắc phục thiệt hại lũ quét tại Mường Pồn

Điện Biên: Tiếp nhận cứu trợ khắc phục thiệt hại lũ quét tại Mường Pồn

Trận lũ quét tại xã Mường Pồn rạng sáng 25/7 đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân xã Mường Pồn (huyện Điện Biên), thiệt hại ước tính ban đầu 2,7 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn khi lũ quét xảy ra trong đêm khiến người dân không kịp trở tay, làm 2 người chết, 5 người mất tích, 2 người bị thương cùng 120 ngôi nhà bị cuốn trôi, đổ sập, hư hỏng; 40ha lúa bị vùi lấp, 2ha thủy sản thiệt hại hoàn toàn
Yên Bái cảnh báo rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Yên Bái cảnh báo rủi ro lao động xuất cảnh trái phép

Theo thống kê từ năm 2023 đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái hơn 100 trường hợp xuất cảnh trái phép. Đa số xuất cảnh với mục đích lao động làm thuê, một số lấy chồng nước ngoài.
Yên Bái: Yên Bình lan tỏa những mô hình “05”

Yên Bái: Yên Bình lan tỏa những mô hình “05”

Sau hơn 3 năm, triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, huyện Yên Bình đã chỉ đạo xây dựng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; nhiều mô hình, điển hình mới có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả đã được các cấp ghi nhận, tuyên dương khen thưởng.
Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục

Thiếu vật liệu đất đắp tại Đắk Nông: Đẩy nhanh đấu giá, gỡ vướng thủ tục

Đắk Nông có trữ lượng đất làm vật liệu san lấp khá lớn, nhưng trong số 112 mỏ vật liệu đất đắp được đưa vào quy hoạch khai thác phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh, hiện mới có 1 mỏ được cấp phép khai thác, khối lượng 22.645 m3 phục vụ san lấp công trình Quảng trường Trung tâm TP. Gia Nghĩa. Đắk Nông đang lập thủ tục đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo hơn 31,7 triệu m3.
Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, tặng quà gia đình chính sách

Điện Biên: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng thăm, tặng quà gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng nay (22/7), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng đã đến thăm, tặng quà 4 gia đình chính sách trên địa bàn huyện Điện Biên.
Yên Bái: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc thăm, tặng quà gia đình người có công ở huyện Văn Chấn

Yên Bái: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc thăm, tặng quà gia đình người có công ở huyện Văn Chấn

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 22/7, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đi thăm, tặng quà các gia đình thân nhân liệt sỹ, thương binh, nạn nhân chất độc hóa học trên địa bàn huyện Văn Chấn. Cùng đi có lãnh đạo Sở Y tế, Ban Dân tộc tỉnh.

Các tin khác

Điện Biên: Tái cơ cấu nông nghiệp ở xã miền núi Ẳng Nưa

Điện Biên: Tái cơ cấu nông nghiệp ở xã miền núi Ẳng Nưa

Thời gian qua, huyện Mường Ảng luôn quan tâm đẩy mạnh ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao giá trị kinh tế, chất lượng và sức cạnh tranh cho nông sản, thực phẩm địa phương. Nhờ đó, đến nay một số sản phẩm nông sản trên địa bàn khẳng định thương hiệu, vị thế trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Điện Biên: Phát triển kinh tế song hành với đảm bảo quốc phòng an ninh

Điện Biên: Phát triển kinh tế song hành với đảm bảo quốc phòng an ninh

Với đặc thù là tỉnh biên giới, miền núi, những năm qua Điện Biên luôn coi trọng và tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh (QPAN). Tập trung thực hiện tốt các chương trình dự án phát triển KTXH gắn với xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân. Nhờ đó tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Yên Bái nhớ đồi cây của Tổng Bí thư

Yên Bái nhớ đồi cây của Tổng Bí thư

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái rất vinh dự, tự hào và luôn giữ gìn, bảo vệ đồi cây của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi tới Tổng Bí thư thăm, tham dự "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" cấp quốc gia tại tỉnh Yên Bái mùa xuân Kỷ Hợi 2019.
Yên Bái: Mù Cang Chải tập trung làm nhà cho hộ nghèo

Yên Bái: Mù Cang Chải tập trung làm nhà cho hộ nghèo

Để giúp các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện giải quyết khó khăn về nhà ở, sớm vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 20/2/2024 của UBND tỉnh Yên Bái về việc hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng và triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024.
Điện Biên: Ký kết hợp tác y tế giữa tỉnh và Bệnh viện Bạch Mai

Điện Biên: Ký kết hợp tác y tế giữa tỉnh và Bệnh viện Bạch Mai

Chiều nay (19/7), tại Sở Y tế Điện Biên, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và UBND tỉnh đã ký kết biên bản hợp tác toàn diện về y tế giai đoạn 2024 - 2030 với nhiều nội dung.
Yên Bái: Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy tiếp xúc cử tri thành phố

Yên Bái: Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Đức Duy tiếp xúc cử tri thành phố

Sáng nay – 19/7, đồng chí Đỗ Đức Duy – Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh cùng đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu HĐND thành phố đã tiếp xúc cử tri của 15 xã, phường trên địa bàn thành phố Yên Bái để báo cáo kết quả kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt

Chiều 18/7, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xã giao Hội Hữu nghị Nhật - Việt do ông Takabatake Motoaki, Chủ tịch Hội học tập cho người lao động làm trưởng đoàn, nhân dịp đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên.
Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị canh tác

Yên Bái: Thị xã Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị canh tác

Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, thời gian qua, thị xã Nghĩa Lộ tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực chuyển đổi đất lúa và cây trồng vùng gò đồi kém hiệu quả sang cây trồng khác có năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế cao hơn.
Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất

Nam Định: Đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất

Ngày 12/8, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn và UBND huyện Nghĩa Hưng sẽ tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng 116 lô đất cho nhân dân làm nhà ở tại khu dân cư tập trung thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Điện Biên: Những người trẻ góp sức cho du lịch

Điện Biên: Những người trẻ góp sức cho du lịch

Được đánh giá là nhiều tiềm năng nhưng du lịch Điện Biên vẫn trong quá trình phát triển, còn rất nhiều khó khăn phía trước. Thế nhưng, bất chấp những trở ngại đó, một số bạn trẻ sẵn sàng từ bỏ công việc có mức thu nhập cao, tại những địa phương phát triển để quay về quảng bá, phát triển du lịch Điện Biên. Đó là những thành viên trẻ sáng lập, điều hành và duy trì hoạt động của Công ty Du lịch Điện Biên Cùng Thổ Địa. Bằng cách làm du lịch khá mới, những người trẻ tiên phong này đã có những thành công nhất định trên con đường mình đã chọn, góp sức cho du lịch Điện Biên.
Điện Biên cần tận dụng tiềm năng, biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế

Điện Biên cần tận dụng tiềm năng, biến thách thức thành cơ hội phát triển kinh tế

Sáng 15/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ Biên tập làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Yên Bái: Bức tranh kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Yên Bái: Bức tranh kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Tiếp tục Chương trình làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 25 (mở rộng) đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm; bàn phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024... Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024 bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh bật lên nhiều điểm sáng.
Điện Biên: Những “cầu nối” nơi bản làng

Điện Biên: Những “cầu nối” nơi bản làng

Bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, người có uy tín ở huyện Điện Biên đã phát huy tốt vai trò quan trọng, đóng góp công sức trong công cuộc phát triển kinh tế xã - hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Yên Bái: Khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho hộ nghèo tại xã Tân Hương

Yên Bái: Khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho hộ nghèo tại xã Tân Hương

Sáng 13/7, tại xã Tân Hương, Huyện đoàn Yên Bình và xã Tân Hương phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức khánh thành, bàn giao nhà nhân ái cho gia đình bà Lục Thị Liên ở thôn Đồi Hồi, xã Tân Hương.
Điện Biên: Chống rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực

Điện Biên: Chống rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực

Phong trào “Chống rác thải nhựa” được các cấp Hội Phụ nữ thiết thực triển khai trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức, làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của hội viên và người dân trong việc hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững.
Yên Bái: Huyện Yên Bình kết nối hợp tác để đưa lao động làm việc tại Hàn Quốc

Yên Bái: Huyện Yên Bình kết nối hợp tác để đưa lao động làm việc tại Hàn Quốc

Ngày 12/7, UBND huyện Yên Bình đã có buổi làm việc với đoàn công tác của quận Yeoncheon, thành phố Gyeonggi (Hàn Quốc) về việc hợp tác, trao đổi lao động thời vụ và phát triển nông nghiệp.
Yên Bái: Cựu chiến binh Đỗ Thanh Toản - nghị lực làm nên thành công

Yên Bái: Cựu chiến binh Đỗ Thanh Toản - nghị lực làm nên thành công

Bằng ý chí, nghị lực của người lính và khát khao làm giàu trên mảnh đất quê hương, cựu chiến binh (CCB) Đỗ Thanh Toản ở tổ 10, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh, trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Điện Biên: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại xã Chiềng Sơ

Điện Biên: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại xã Chiềng Sơ

Sáng ngày 10/7, do ảnh hưởng của những đợt mưa lớn kéo dài, trên địa bàn xã Chiềng Sơ (huyện Điện Biên Đông) xảy ra lũ quét, sạt lở đất khiến nhiều tài sản, diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân bị thiệt hại; nhiều công trình giao thông bị xói lở, cuốn trôi.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động