"Cú huých" cho Thủ đô từ thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đặc thù
Thành phố đã bố trí kinh phí chi thường xuyên để đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu. Ảnh: TL |
Tạo khuôn khổ pháp lý đặc thù quản lý tài chính - ngân sách
Theo đánh giá của TP. Hà Nội, qua gần 3 năm thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm, một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. Hà Nội (NQ 115) đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; cũng như hoàn thiện một bước khuôn khổ pháp lý riêng về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách phù hợp với yêu cầu phát triển.
Cụ thể, về cơ chế, chính sách cho phép HĐND thành phố quyết định áp dụng một số khoản thu phí. Đến nay, thành phố đã đề xuất 4 nội dung về phí; HĐND thành phố đã thông qua nghị quyết về sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn (có hiệu lực từ ngày 1/1/2023).
Về cơ chế sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển: Trong giai đoạn 2021-2023, HĐND TP. Hà Nội đã cho phép sử dụng gần 3.765 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố để chi đầu tư phát triển. Thành phố cũng cho phép một số quận, huyện sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp quận để chi đầu tư phát triển là 7.881 tỷ đồng.
Thành phố đã bố trí kinh phí chi thường xuyên để đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu. Do có quy mô nhỏ, tính chất đơn giản, thực hiện trong thời gian rất ngắn nên việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên để thực hiện theo NQ 115 đã góp phần đảm bảo tính kịp thời hơn so với việc sử dụng vốn đầu tư công.
Đồng thời, ngân sách địa phương được sử dụng để hỗ trợ các địa phương khác 230 tỷ đồng, nhằm đầu tư xây dựng công trình trường học và thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thành phố cho phép các quận sử dụng 1.012 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Cơ chế, chính sách cho phép HĐND thành phố quyết định dự toán, phân bổ ngân sách thành phố đảm bảo định hướng của trung ương và phù hợp với thực tế của địa phương: Dự toán năm 2021, 2022, 2023, thành phố đã xây dựng đảm bảo các chỉ tiêu trung ương giao, phù hợp với tình hình thực tế của thành phố. Năm 2021, đã giao dự toán thu, chi ngân sách cao hơn dự toán trung ương giao. Năm 2022, thành phố sử dụng 3.000 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển đảm bảo chỉ tiêu chi đầu tư trung ương giao; bố trí chi thường xuyên cho khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo các năm đều đảm bảo không thấp hơn dự toán trung ương…
Tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết 115
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh từng nhận định, NQ 115 được ban hành nhằm tạo cú huých, dư địa để huy động các nguồn lực, tạo động lực phát triển Hà Nội. Vì vậy, Hà Nội phải thực sự quyết tâm, nghiên cứu đưa ra những thay đổi, những chính sách mang tính đột phá hơn, đồng thời xem xét chính sách nào chưa đạt được hiệu quả để phân tích kỹ, có giải pháp, rút ra kinh nghiệm cụ thể.
Thường vụ Quốc hội cũng đã đề nghị Chính phủ, TP. Hà Nội tập trung nguồn lực, nhân lực tiếp tục triển khai hiệu quả NQ 115, có kế hoạch, lộ trình nghiên cứu để đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật. Khi kết thúc các cơ chế, chính sách thí điểm nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách cho TP. Hà Nội sửa Luật Thủ đô để áp dụng khi hết thời hạn thực hiện NQ 115.
Để NQ 115 có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới cũng như tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã kiến nghị Quốc hội sớm ban hành quy định cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực hiện các dự án có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng nhằm cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương.
Cùng với đó, cho phép thành phố được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, ngoài việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng chung trong cả nước...
Bên cạnh việc được sử dụng ngân sách cấp thành phố để hỗ trợ các địa phương khác trong nước như hiện nay, TP. Hà Nội đề nghị Quốc hội cho phép thành phố được mở rộng phạm vi hỗ trợ cho cả các địa phương ngoài nước; cho phép cấp huyện sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ các quận, huyện, thị xã khác của TP. Hà Nội và các đơn vị cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố khác trên cả nước trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ an sinh xã hội...
Nguồn: "Cú huých" cho Thủ đô từ thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đặc thù
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
Tiêu điểm 19/12/2024 16:28
Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Tiêu điểm 15/12/2024 10:25
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành
Tiêu điểm 15/12/2024 08:00
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới
Tiêu điểm 15/12/2024 07:10
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo
Tiêu điểm 13/12/2024 14:00
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
Tiêu điểm 11/12/2024 15:37
Các tin khác
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)
Tiêu điểm 11/12/2024 15:16
Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025
Tiêu điểm 11/12/2024 11:45
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?
Tiêu điểm 11/12/2024 09:56
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025
Tiêu điểm 10/12/2024 06:15
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ
Tiêu điểm 09/12/2024 18:00
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
Tiêu điểm 05/12/2024 16:00
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật
Tiêu điểm 04/12/2024 14:00
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024
Tiêu điểm 03/12/2024 15:00
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024
Tiêu điểm 01/12/2024 07:00
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống
Tiêu điểm 30/11/2024 14:02
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng
Tiêu điểm 29/11/2024 07:00
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
Tiêu điểm 26/11/2024 17:49
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí
Tiêu điểm 26/11/2024 14:58
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00