Cổ phiếu ngân hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay?

Đó là một cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên UPCoM tăng tới 58% chỉ trong 2 tháng đầu năm.
Cổ phiếu DIG bất ngờ giảm hết biên độ, dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị Cổ phiếu DIG bất ngờ giảm hết biên độ, dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị
Cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tăng mạnh Cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tăng mạnh

Trong 2 tháng đầu năm 2023, cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa mạnh với 16/27 mã tăng giá, trong đó có nhiều mã tăng trên 10%, thậm chí là gần 60%. Trong khi ngược lại 11 mã giảm giá, với mã giảm mạnh nhất là hơn 22%.

Cụ thể, cổ phiếu giảm giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay là EIB của Eximbank khi mất gần 23%. Cổ phiếu này hồi phục khá mạnh mẽ trong tháng cuối cùng của năm 2022, nhưng bước sang năm 2023 với diễn biến khá tiêu cực khi liên tục đi xuống, hiện thị giá chỉ còn 18.000 đồng/cp.

Đáng chú ý, cổ phiếu EIB lao dốc mạnh từ ngày trung tuần tháng 2 khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vào cuộc vụ nghi vấn thao túng giá cổ phiếu EIB. Cơ quan cho biết đang điều tra, xác minh nguồn tin tố giác tội phạm "Thao túng thị trường chứng khoán" nên đã yêu cầu một số công ty chứng khoán cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến 3 tài khoản

Trả lời chúng tôi, chủ tịch Eximbank Lương Thị Cẩm Tú cho biết, việc giao dịch mua bán của các cá nhân trên thị trường chứng khoán hoàn toàn độc lập với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Những sự vụ này không ảnh hưởng đến quá trình vận hành và kết quả kinh doanh của Eximbank.

Đây cũng là ngân hàng chốt danh sách cổ đông sớm nhất trong năm nay để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Cụ thể, ngày 20/2 là ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông ngân hàng có quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%. Đây là lần đầu tiên Eximbank chia cổ tức trong gần 1 thập kỷ. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm gần 2.460 tỷ đồng.

Một cổ phiếu khác giảm gần 20% trong 2 tháng qua là NVB của Ngân hàng Quốc dân (NCB). Cổ phiếu này liên tục chìm trong sắc đỏ từ ngày 21/2 đến nay, trong đó riêng phiên 28/2 giảm kịch biên độ, khiến thị giá rớt xuống còn 15.800 đồng/cp.

Các cổ phiếu giảm mạnh tiếp theo là KLB của Kienlongbank (-10,7%), VAB của VietABank (-15,1%), OCB (-9,7%), VPB của VPBank (-4,7%), SGB của Saigonbank (-3,9%).

Cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm ngân hàng quốc doanh lại diễn biến khá tích cực, đều tăng giá trong 2 tháng đầu năm. Trong đó, cổ phiếu VCB của Vietcombank tăng tới 16,9% từ đầu năm đến nay, đóng cửa phiên 28/2 ở mức 93.500 đồng/cp. Trước đó, cổ phiếu này lập đỉnh cao nhất mọi thời đại hôm 6/2 với giá 96.000 tỷ đồng, đưa vốn hóa lên hơn 454 nghìn tỷ, lớn hơn cả vốn hóa của BIDV và VietinBank cộng lại.

Ngoài ra, cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV cũng diễn biến tích cực, tăng 14,2%, đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 2 ở giá 44.100 đồng/cp. Theo đó, VCB và BID là 2 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết. Trong khi đó, CTG của VietinBank tăng nhẹ 0,6% lên 27.400 đồng/cp.

Một số cổ phiếu khác cũng tăng trên 10% như TPB của TPBank (10,7%), ACB (11,4%) VIB (13%). Cả 3 ngân hàng này đều đã hé lộ hoặc công bố chính thức về kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.

Cổ phiếu TPB của TPBank được hỗ trợ bởi thông tin ngân hàng sẽ chốt danh sách cổ đông ngày 21/3/2023 để thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 25%. Ngày thanh toán dự kiến là 3/4/2023. Trước đó, TPBank đã lấy ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức bằng tiền mặt và được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ tán thành đạt 77,69%.

VIB dự kiến sẽ trình cổ đông phương án chia cổ tức tổng tỷ lệ 35% tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 15/3 tới đây. Trong đó, dự kiến cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% và thưởng cổ phiếu 20%. Vừa qua, VIB cũng đã chốt phương án tạm ứng cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%, dự kiến chi trả vào ngày 3/3/2023.

Lãnh đạo ACB trong cuộc họp với các chuyên gia phân tích đã hé lộ kế hoạch trả cổ tức tỷ lệ tương tự năm 2021 là 25% nhưng tỷ lệ bằng tiền và bằng cổ phiếu chưa được xác định và phải chờ ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.

Đáng chú ý, một cổ phiếu ngân hàng trên UPCoM tăng tới 58% trong 2 tháng đầu năm là VBB của VietBank, cũng là mã tăng mạnh nhất ngành. Cổ phiếu này đặc biệt tăng mạnh trong những ngày giao dịch đầu tháng 1, “phi” một mạch từ vùng 8.000 đồng/cp lên 12.500 đồng/cp. Sau đó, cổ phiếu này điều chỉnh và có xu hướng đi ngang, kết phiên 28/2/2023 ở giá 12.300 đồng/cp.

Cổ phiếu VietBank tăng mạnh trong bối cảnh ngân hàng này nhận lại hàng nghìn tỷ đồng tiền cọc mua tòa nhà làm trụ sở trong đầu năm nay. Cụ thể, ngày 4/1, HĐQT VietBank đã có Nghị quyết nhận lại tiền cọc và ngưng nghĩa vụ thanh toán giữa VietBank và Công ty TNHH Lương Thạch. Theo đó, VietBank nhận lại số tiền cọc hơn 1.800 tỷ đồng đã cọc cho Lương Thạch tại Hợp đồng đặt cọc nhận chuyển nhượng một phần tòa nhà Lim 2, Hợp đồng hứa mua bán một phần Tòa nhà Lim 2.

cpbank2thang.png

Nguồn: Cổ phiếu ngân hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay?

https://vninfor.vn/

Minh Vy
markettimes.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điều chỉnh quy hoạch tác động đến cổ phiếu bất động sản khu vực Biên Hoà ra sao?

Điều chỉnh quy hoạch tác động đến cổ phiếu bất động sản khu vực Biên Hoà ra sao?

Quy hoạch Thành phố Biên Hòa có thể giúp nhóm cổ phiếu ngành Bất động sản (BĐS), cụ thể NVL, DIG và NLG hưởng lợi.
Xu hướng tỷ giá thời “Trump 2.0”

Xu hướng tỷ giá thời “Trump 2.0”

Tỷ giá và dòng vốn đầu tư đang là ẩn số khi các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump gợi lên viễn cảnh tăng giá của đồng bạc xanh, lạm phát và thắt chặt lãi suất.
VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ

VHM chi gần 10.5 ngàn tỷ đồng để mua 247 triệu cp quỹ

Kết thúc thời gian đăng ký giao dịch từ 23/10-21/11/2024, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) mua vào tổng cộng gần 247 triệu cp quỹ với số tiền chi ra ước tính gần 10.5 ngàn tỷ đồng.
Kỳ vọng lực đẩy cho cổ phiếu đầu tư công cuối năm

Kỳ vọng lực đẩy cho cổ phiếu đầu tư công cuối năm

Cổ phiếu của doanh nghiệp tham gia dự án đầu tư công liệu có sóng cuối năm khi các lĩnh vực đầu tư công đang được thúc đẩy mạnh giải ngân?
Chọn điểm “bắt đáy” trên thị trường chứng khoán cuối năm

Chọn điểm “bắt đáy” trên thị trường chứng khoán cuối năm

Làm thế nào để bắt được tín hiệu gần đáy thị trường trong bối cảnh chứng khoán vẫn được xem là có rủi ro biến động khó lường?
VN-Index giảm nhẹ 1,45 điểm phiên đầu tuần

VN-Index giảm nhẹ 1,45 điểm phiên đầu tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/11, VN-Index giảm 1,45 điểm, tương đương 0,12% xuống 1.217,12 điểm. Toàn sàn có 184 mã tăng 181 mã giảm, 70 mã đứng giá.

Các tin khác

VN-Index hành trình dò đáy

VN-Index hành trình dò đáy

Tâm lý dòng tiền trên thị trường đang bị ảnh hưởng rất bất ngờ từ các yếu tố toàn cầu và rủi ro chưa thể dự đoán khi nào dừng lại.
Chứng khoán ra sao dưới thời ông Trump khi định giá còn rẻ?

Chứng khoán ra sao dưới thời ông Trump khi định giá còn rẻ?

Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm sau khi đánh mất vùng hỗ trợ 1.240 điểm trong phiên trước để chốt cuối tuần 15/11 tại 1.271,22 điểm.
“Tầm ngắm” cổ phiếu công nghệ

“Tầm ngắm” cổ phiếu công nghệ

Cổ phiếu công nghệ đang là “tầm ngắm” của giới đầu tư khi nhiều cơ hội cho nhóm này nổi lên trong quý còn lại của năm 2024.
Chờ nhịp tăng mạnh của thị trường chứng khoán

Chờ nhịp tăng mạnh của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ có nhịp tăng trong thời gian tới sau thời gian dài tích lũy.
Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng

Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng

FSC khuyến nghị nhà đầu tư mua mới với tỷ trọng thấp, VDSC cho rằng nhà đầu tư nên thận trọng quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái của thị trường.
Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm

Phiên giao dịch ngày 11/11 ghi nhận sự nỗ lực của thị trường về cuối phiên trong việc thu hẹp đà giảm, giúp VN Index tìm lại mốc 1.250 điểm. Chúng tôi hy vọng với sự hỗ trợ của dòng tiền, thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc tâm lý này.
Cổ phiếu bất động sản KCN "thăng hoa”

Cổ phiếu bất động sản KCN "thăng hoa”

Trong số các nhóm ngành kinh doanh trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) được xem là nhóm ngành vẫn có triển vọng tích cực.
Áp lực tỷ giá với chứng khoán - Khi rủi ro đi qua

Áp lực tỷ giá với chứng khoán - Khi rủi ro đi qua

Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bơm ròng đến 90.000 tỷ đồng qua thị trường OMO, sau khi lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh do áp lực thanh khoản.
VN-Index lịm dần hậu bầu cử Mỹ, tiền bỗng dồn vào cổ phiếu của loạt DNNN

VN-Index lịm dần hậu bầu cử Mỹ, tiền bỗng dồn vào cổ phiếu của loạt DNNN

Trong bối cảnh VN-Index có dấu hiệu “lịm dần”, bỗng nhiên cổ phiếu của một loạt các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lại tăng vọt, từ Viettel, MobiFone tới VIMC, Sông Đà, Vietnam Airlines.
Có cần tài sản đảm bảo trái phiếu?

Có cần tài sản đảm bảo trái phiếu?

Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bắt buộc phải có tài sản đảm bảo sẽ hạn chế đáng kể cơ hội phát hành ra công chúng để huy động vốn của các tổ chức kinh doanh.
Tỷ giá và dòng vốn đầu tư thời “Trump 2.0"

Tỷ giá và dòng vốn đầu tư thời “Trump 2.0"

Trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ, ông Donald Trump được kỳ vọng mang đến làn gió mới đặc biệt về kinh tế trong nhiệm kỳ tái lập tới đây.
Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi ông Donald Trump đắc cử

Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi ông Donald Trump đắc cử

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/11 đã có phiên tăng điểm mạnh mẽ với chỉ Dow Jones lên tới tới 3,57% và đạt mức 43.729,93 điểm, sau khi ông Donald Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Cổ phiếu thép trong chu kỳ phục hồi

Cổ phiếu thép trong chu kỳ phục hồi

Theo các chuyên gia, cổ phiếu ngành thép sẽ dự báo phục hồi mạnh sau chu kỳ giảm gần đáy.
Nội tại tích cực nhưng còn đó “thiên nga đen”, chứng khoán kỳ vọng gì cuối năm?

Nội tại tích cực nhưng còn đó “thiên nga đen”, chứng khoán kỳ vọng gì cuối năm?

VN-Index đã có nhiều lần kiểm nghiệm thất bại mốc tâm lý quan trọng 1,300 điểm, gần nhất là trong đầu tháng 10. Nhìn về giai đoạn cuối năm, các chuyên gia tỏ ra tự tin về các yếu tố nội tại của thị trường, nhưng đề cao cảnh giác với các “thiên nga đen”.
Chứng khoán: Áp lực điều chỉnh sâu không còn nhiều

Chứng khoán: Áp lực điều chỉnh sâu không còn nhiều

Xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn tiếp tục điều chỉnh 2 tuần qua, phản ánh mạnh các rủi ro toàn cầu và trong nước.
Dòng tiền hướng đến cổ phiếu nhóm ngành nào trong quý IV/2024?

Dòng tiền hướng đến cổ phiếu nhóm ngành nào trong quý IV/2024?

Theo các chuyên gia, dự báo từ nay đến cuối năm, dòng tiền sẽ tập trung vào 02 ngành ngân hàng và bất động sản.
Thị trường trái phiếu châu Á còn cơ hội bứt phá?

Thị trường trái phiếu châu Á còn cơ hội bứt phá?

Thị trường trái phiếu châu Á không nên bị xem nhẹ so với các thị trường Hoa Kỳ và châu Âu
Cơ hội của thị trường chứng khoán, ngân hàng và bất động sản năm 2025

Cơ hội của thị trường chứng khoán, ngân hàng và bất động sản năm 2025

Với dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% trong cả năm 2024 và 2025, chúng tôi dự báo các kịch bản, đi cùng là cơ hội của các thị trường đầu tư.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động