Cơ hội gửi tiết kiệm khi lãi suất huy động tăng
Mặt bằng lãi suất huy động về lại vùng trước Covid-19
Mặc dù lãi suất huy động đã quay lại vùng trước dịch Covid-19, thế nhưng cuộc đua hút tiền vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Kể từ cuối tháng 10 đến nay, biểu lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tăng lên.
Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động 12 tháng trung bình trong tháng 11 tiếp tục tăng thêm 0,85 điểm phần trăm so với tháng 10, lên mức 7,57%/năm. Như vậy, lãi suất huy động 12 tháng đã tăng 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ và 1,75 điểm phần trăm so với cuối năm 2021. Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng trung bình đạt 6,99% tăng mạnh 0,97 điểm phần trăm so với mức trung bình của tháng 10. Theo dõi của BVSC cho thấy, có đến 27/29 ngân hàng nâng lãi suất huy động.
Dù đã nằm trong danh sách ngân hàng có lãi suất cao nhất, SCB vẫn tiếp tục nâng lãi suất lần thứ 3 chỉ trong vòng 1 tháng. Chỉ tính riêng trong tháng 11, Techcombank đã 4 lần tăng lãi suất. Tính đến cuối tháng 11, lãi suất tiết kiệm cao nhất được niêm yết trên thị trường đã vượt lên trên 9%/năm. Cụ thể tại KienlongBank, mức lãi suất cao nhất là 9,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng khi gửi tiền tiết kiệm theo hình thức trực tuyến.

Một số đơn vị khác trên thị trường như SHB, Nam A Bank... cũng sẵn sàng trả mức lãi suất quanh 10% một năm cho khoản tiền gửi chỉ vài trăm triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng. Để hút tiền gửi, phần lớn nhà băng có các "chương trình ưu đãi" với lãi suất cao hơn nhiều biểu niêm yết chính thức, cũng không đòi hỏi số tiền gửi giá trị lớn.
Như tại MSB, lãi suất online dành cho khách hàng mới gửi kỳ hạn 12 tháng lên tới 9,8%. Với khoản tiền gửi 15 tháng, lãi suất dành cho khách hàng mới tại nhà băng này là 9,9% một năm, số tiền yêu cầu tối thiểu chỉ 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, hơn chục nhà băng trên thị trường đang trả lãi suất trên 9% một năm cho khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng như Kienlongbank, GPBank, BaoVietBank, PGBank, OCB, VPBank, VietBank, Sacombank, SeABank... Tại nhóm ngân hàng quốc dân, lãi suất kỳ hạn 12 tháng cũng xấp xỉ mức 8% một năm.
Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt nam kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm, bao gồm các khoản khuyến mại cộng lãi suất. Nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh biểu niêm yết lãi suất huy động theo hướng đi xuống, mức giảm khoảng 1% đối với từng kỳ hạn, tuy nhiên lãi suất huy động nhìn chung vẫn neo ở mức cao
Nguyên nhân ngân hàng tăng mạnh lãi suất
Hơn 90 ngân hàng trung ương của các quốc gia trên thế giới đã có hơn 250 lần tăng lãi suất trong năm nay. Đặc biệt, có những ngân hàng nâng lãi suất rất cao như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng tới lần thứ sáu, trong đó bốn lần liên tiếp tăng 0,75 điểm phần trăm. Khi lãi suất đồng đô la Mỹ tăng làm giá trị đồng tiền này tăng lên so với các đồng tiền có quan hệ với nó. Vì thế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện việc nâng lãi suất của mình, để bảo đảm khoảng cách giữa đồng đô la Mỹ với đồng nội tệ không quá xa. Mặt khác, việc nâng lãi suất cũng giúp giảm áp lực lạm phát cũng như áp lực tỷ giá với đồng nội tệ của mỗi quốc gia.
Trước các đợt tăng lãi suất liên tục của hơn 90 ngân hàng trung ương trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã quyết định tăng các mức lãi suất điều hành thêm 1 điểm phần trăm, trên cơ sở bám sát nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Việc tăng lãi suất tiền đồng cũng được nhận định nhằm đảm bảo mức lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Quan trọng hơn, việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất là để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn trong điều hành so với mặt bằng chung xu hướng của nhiều quốc gia lớn trên thế giới, từ đó giúp giữ chân các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Các ngân hàng thương mại trong nước lập tức điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm sau quyết định tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước bởi lẽ kể từ đầu năm 2022, tiền gửi của người dân đã trở thành động lực tăng trưởng chính cho huy động vốn của hệ thống, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng tới cuối tháng 10/2022 ghi nhận ở mức 11,5% so với cuối năm 2021 và 16,5% so với cùng kỳ. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 106.210 tỷ đồng so với tháng 8. Trước đó, tiền gửi khách hàng của tổ chức tín dụng liên tục sụt giảm trong tháng 7 và tháng 8. Tiền gửi khách hàng tháng 9 tăng chủ yếu do tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đến 104.774 tỷ đồng lên hơn 5,78 triệu tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9. Tiền gửi của dân cư tiếp tục tăng nhẹ 1.436 tỷ đồng so với tháng trước lên gần 5,64 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong giai đoạn 2020 - 2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trưởng mạnh và vượt qua lượng tiền gửi dân cư vào tháng 11/2021.
Trước đó, từ giữa tháng 9, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cấp hạn mức tín dụng bổ sung cho nhiều ngân hàng thương mại và đầu tháng 10, cơ quan này nới room tín dụng cho 4 ngân hàng thương mại tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém. Dù được nới room tín dụng vào đầu tháng 10, song chỉ tiêu phân bổ mới chỉ được hơn 3% nên dư địa cho vay không đáp ứng đủ nhu cầu, do đó, các ngân hàng kỳ vọng room tín dụng sẽ được mở thêm vào đầu tháng 1/2023 để đẩy mạnh giải ngân. Để chuẩn bị nguồn cho vay, các ngân hàng không ngừng tăng lãi suất tiền gửi, với kỳ vọng thu hút tiền nhàn rỗi, chuẩn bị tốt thanh khoản, đáp ứng cầu vốn của khách hàng khi được cấp room tín dụng vào đầu năm tới.
Thực tế, đầu tháng 12, Ngân hàng Nhà nước chính thức quyết định nới room tín dụng từ 1,5-2% cho năm 2022, tức là tăng thêm hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng để có điều kiện tăng thêm nguồn lực và khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước chỉ dành room tín dụng và ưu tiên thỏa đáng cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay. Đây là một trong những chính sách để khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
Tiềm năng sinh lời ngắn hạn qua kênh tiền gửi ngân hàng
Nhận định về các kênh đầu tư khác trên thị trường, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính đánh giá lượng tiền dư thừa trong nền kinh tế có thể đầu tư vào các kênh khác nhau để sinh lời, nhưng trong điều kiện như thời gian vừa qua, các doanh nghiệp rất khó huy động nguồn tiền nhàn rỗi. Một phần do những thay đổi nhằm giúp thị trường trái phiếu riêng lẻ phát huy hiệu quả hơn, nhưng cũng siết chặt các điều kiện phát hành, mục đích sử dụng vốn và bán cho các chủ thể chỉ là nhà đầu tư chuyên nghiệp với yêu cầu cao hơn. Điều này khiến các doanh nghiệp huy động trực tiếp rất khó khăn, muốn thông qua phát hành trái phiếu phải chờ đợi, để các điều kiện của doanh nghiệp đáp ứng theo đúng Nghị định 65 mới của Chính phủ thì mới phát hành được.
Còn với kênh bất động sản, do có nhiều vấn đề, nhất là tại phân khúc nhà ở cao cấp, chung cư cao cấp đang có sự điều tiết. Song các nhà đầu tư cũng có thể được hưởng lợi khi các chủ đầu tư nhiều dự án đang bán bất động sản với ưu đãi rất mạnh. Đó cũng được coi là hiện tượng giảm giá, dù 2-3 năm vừa qua khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thanh khoản rất thấp, nhưng giá bất động sản không hầu như không giảm. Do đó cần chờ đợi kênh bất động sản tái cấu trúc, để những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tín dụng lớn sẽ rời khỏi thị trường và giá có thể có sự giảm sút hơn.
Riêng thị trường chứng khoán đang phản ánh không đúng tình hình phát triển kinh tế, bởi trong năm 2021, Việt Nam bắt đầu mở cửa sau Covid-19, quý 4/2021 đã tăng trưởng rất tốt và trong cả thời gian 10 tháng năm 2022, nền kinh tế cũng tăng trưởng mạnh, thậm chí kỳ vọng năm nay nền kinh tế có thể tăng trưởng ở mức 8-8,5%, nhưng thị trường chứng khoán lại giảm và xuyên thủng mốc 1000 điểm. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là mức tương đối thấp của thị trường so với thực tế của nền kinh tế cũng như so với các yêu cầu. Vấn đề ở đây là lòng tin của các nhà đầu tư với thị trường và lòng tin của thị trường với cơ chế chính sách chưa hồi phục, vì vậy giá của thị trường này đang xuống thấp, còn về lâu dài sẽ vẫn là kênh đầu tư tương đối tốt.
Do đó, nếu các nhà đầu tư sở hữu nguồn tiền nhàn rỗi thì trong ngắn hạn có thể đưa tiền vào ngân hàng, vì lãi suất huy động đang tăng cao và cách tương đối xa với lạm phát để mang lại lãi suất thực dương. Tuy nhiên, kênh tiền gửi này chỉ mang tính ngắn hạn, với những nhà đầu tư đã mệt mỏi, muốn chờ thời ở các kênh khác thì đây có thể là phương án hợp lý lúc này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố quan trọng để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045
Tài chính 27/03/2025 06:00

Áp lực lớn nhưng dự địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 18:00

Lãi suất điều hành có tiếp tục giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 06:00

Doanh nghiệp đề xuất ngân hàng tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp
Tài chính 25/03/2025 14:00

Ngân hàng hướng tới mục tiêu lợi nhuận tỷ USD
Tài chính 25/03/2025 10:00

Số hóa ngân hàng yếu kém: "Con đường sáng" sau bước chuyển giao
Kinh tế - Tài chính 25/03/2025 08:00
Các tin khác

Lãi vay hạ nhiệt, doanh nghiệp lo gánh nặng phí dịch vụ kèm theo
Tài chính 24/03/2025 17:00

Cẩn trọng kiểm soát dòng chảy vốn tín dụng
Tài chính 24/03/2025 15:00

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?
Tài chính 24/03/2025 14:42

Fed giữ nguyên lãi suất: Áp lực nào tới kinh tế Việt Nam?
Tài chính 24/03/2025 13:00

Thủ tướng yêu cầu NHNN nghiên cứu kiến nghị về áp dụng Basel III
Tài chính 24/03/2025 10:00

Đại diện NHNN nói gì về đề xuất cho vay lãi suất 0% lĩnh vực đổi mới sáng tạo?
Tài chính 23/03/2025 08:00

Việt Nam có đầy đủ năng lực và vị thế để trở thành một trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới
Tài chính 22/03/2025 18:00

Lãnh đạo Eximbank nói gì về Tài chính số?
Tài chính 22/03/2025 16:05

Ngân hàng chật vật tìm giải pháp cắt giảm chi phí vận hành
Tài chính 22/03/2025 14:00

Sửa quy định về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
Tài chính 21/03/2025 19:00

Ngân hàng nào sẽ được nới room ngoại lên 49% sau quy định mới của Chính phủ?
Tài chính 21/03/2025 14:00

Thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm 2025 đạt trên 25,4% dự toán
Tài chính 19/03/2025 13:00

Ngân hàng nỗ lực thúc đẩy tín dụng, hỗ trợ nền kinh tế
Tài chính 19/03/2025 10:00

Ngân hàng tự tin lên kế hoạch lợi nhuận tỷ USD năm 2025
Kinh tế - Tài chính 18/03/2025 11:22

Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, quyết tâm bảo đảm tỷ lệ giải ngân trên 95%
Tài chính 18/03/2025 10:00

Hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại
Tài chính 17/03/2025 18:00

Thúc đẩy dòng vốn lưu thông mạnh mẽ trong nền kinh tế
Tài chính 17/03/2025 14:38

BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, kiểm soát nợ xấu dưới 1,4%
Tài chính 16/03/2025 20:11

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58