Chồng nấu cơm cữ cho vợ trong dịch, 30 ngày không trùng bữa - vninfor.vn
Bài liên quan
Dược Mỹ phẩm Nam Dương phối hợp cùng UBND phường Kim Mã hỗ trợ chăm sóc sức khỏe NCT
Kem đánh răng dược liệu Nam Dương – Thương hiệu từ thiên nhiên Việt
Chung kết cuộc thi “Bản lĩnh marketer 10” gọi tên Nguyễn Thị Phương Anh
Tròn một tháng từ ngày vợ sinh con thứ 2, Giang Công Thế (sinh năm 1990, Hà Nội) đảm nhận hoàn toàn việc làm cơm cữ và chuyện bếp núc trong gia đình.
Nhà anh nằm trong vùng đỏ nên việc mua sắm thực phẩm khó khăn. Nhưng nhờ sự yêu thích nấu nướng và gợi ý từ vợ, Thế vẫn có thể hoàn thành những bữa cơm cữ đầy đủ dinh dưỡng, bày biện đẹp mắt.
“Tôi nấu ăn ở mức tạm chấp nhận được. Có điều nấu bằng cả tấm lòng sẽ khác với việc làm cho xong chuyện”, Thế chia sẻ với Zing.
![]() |
30 ngày không trùng bữa
Thế cho biết từ nhỏ đã được mẹ giao việc cơm nước, vì vậy anh không hề ngại vào bếp nấu ăn cho gia đình, vợ con.
“Tôi là kiến trúc sư thiết kế và thi công nội thất nên thời gian khá linh hoạt. Trước đợt dịch bùng phát, vợ đi làm về muộn, tôi thường đón con và nấu cơm tối”, Thế nói.
Từ khi vợ sinh con thứ 2, Thế lại thêm nhiệm vụ chuẩn bị cơm cữ. Người bố trẻ khá lúng túng không biết loại thức ăn nào phù hợp với sức khỏe mẹ bỉm, phải tìm hiểu trên Internet và xin tư vấn từ bố mẹ ở quê.
Khó khăn lớn nhất đối với anh chính là việc thực phẩm trong nhà không đa dạng. Mỗi ngày, anh đều đứng trước tủ lạnh hồi lâu để nghĩ xem nấu món gì cho vợ mà cả gia đình cùng ăn được.
“Tôi được bố mẹ gửi cho một ít rau thịt, tôi cũng đặt mua đồ nhờ ship đến chốt kiểm dịch của khu phố rồi chạy ra đầu ngõ lấy, thế nhưng thực phẩm không thể phong phú như bình thường được”, Thế cho biết.
Mỗi bữa, anh cố gắng đảm bảo có đủ món mặn, rau, canh và hoa quả tráng miệng. Một số loại đồ ăn như mít, dưa hấu, nước chấm cay không tốt cho mẹ bỉm, chỉ có anh, con trai và em trai dùng.
![]() |
Thế và vợ hẹn hò từ năm 2 đại học, đến giờ đã có 10 năm bên nhau. |
Suốt 30 ngày nấu cơm cho vợ, dù thực phẩm hạn chế, Thế vẫn cố gắng thay đổi món mỗi ngày, không nấu trùng bữa để giúp vợ ăn uống ngon miệng hơn.
“Tôi nấu ngon hay dở vợ đều nhận xét. Vợ rất thích món trứng chiên thập cẩm mà tôi tự chế, khen món này dù không đẹp mắt lắm nhưng ăn rất đưa cơm.
Trộm vía sau một tháng ăn cơm cữ, vợ khỏe mạnh, nhanh hết đau hậu sản, nhiều sữa cho con bú. Bé cũng tăng cân, phát triển tốt”, Thế cho hay.
Một tay chồng chăm vợ sinh con trong dịch
Ngoài việc bếp núc, những trải nghiệm khác khi cùng vợ đi sinh, chăm sóc con nhỏ trong dịch cũng khiến Thế không thể quên.
Ngày vợ trở dạ, anh đưa hai mẹ con đi xe máy hơn 10 km đến bệnh viện do ôtô đã đặt không thể vào vùng đỏ. Anh lo lắng khi vợ đau bụng nhiều nhưng vẫn phải chờ đợi xét nghiệm Covid-19 theo quy định.
![]() |
Dù trong bệnh viện bất tiện và thiếu thốn một số đồ dùng, vợ chồng Thế vẫn hạnh phúc khi được đón con ra đời. |
Bản thân anh cũng được bác sĩ nhắc nhở hạn chế di chuyển ra ngoài cổng bởi mỗi lần quay lại bệnh viện đều phải xét nghiệm nCoV khá tốn kém và mất thời gian. Dù có thiếu thốn một số đồ dùng, Thế và vợ vẫn chấp nhận, tìm cách khắc phục.
Trong dịch, mỗi sản phụ chỉ được một người thân đi cùng, Thế một mình làm hết mọi việc từ giúp vợ vệ sinh cá nhân, hút sữa hay cho con ăn. Anh chỉ tranh thủ chợp mắt bởi em bé khóc nhiều. Thương vợ vẫn còn đau, anh dỗ con để vợ được nghỉ.
Vợ Thế đẻ thường và được xuất viện sau 2 ngày. Về nhà, việc sinh hoạt thuận tiện hơn, cô lại bị đau dạ con và tắc sữa. Chiếc máy hút sữa Thế đặt mua từ rất lâu nhưng do giãn cách, hàng chưa thể ship đến nhà. Những ngày đầu, em bé hay khóc và quấy về đêm khiến vợ chồng Thế đang ngủ cũng phải bật dậy vỗ về.
![]() |
Ngoài việc chăm con sơ sinh, Thế cũng dành thời gian cho cậu con trai lớn 6 tuổi. |
“Do dịch bệnh nên ông bà ở quê không lên giúp đỡ vợ chồng tôi được. Ngày vợ sinh cháu đầu, tôi đi làm xa nên đến giờ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Tôi học cách thay bỉm, pha sữa hay tắm cho con qua Internet.
Tôi tự tay giặt đồ vì quần áo của bé không giặt chung máy giặt cùng người lớn được. Mất 1-2 ngày đầu lúng túng, những ngày sau tôi quen dần”, Thế chia sẻ.
Không chỉ cùng vợ chăm con nhỏ, Thế còn trông coi con trai lớn. Năm nay, cậu bé vào lớp 1, đã bắt đầu học online. Mỗi ngày, Thế đều kèm học bài, luyện viết chữ và chơi cùng con. Anh cũng ngủ với con vì sợ cậu bé tủi thân.
“Từ đầu đợt dịch, công việc của tôi bị ảnh hưởng nhiều, không còn đều đặn như trước đây. Nhưng tôi cho đó cũng là cơ hội để mình chăm sóc gia đình tốt hơn”, Thế nói.
Nguồn:zingnews.vn
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tiêu điểm 19/04/2025 17:00

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững
Tiêu điểm 19/04/2025 14:00

Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?
Tiêu điểm 18/04/2025 14:00

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?
Tiêu điểm 18/04/2025 09:00

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Tiêu điểm 17/04/2025 14:36

Kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ
Tiêu điểm 16/04/2025 13:30
Các tin khác

"Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam"
Tiêu điểm 15/04/2025 10:00

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế
Tiêu điểm 15/04/2025 09:08

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tiêu điểm 15/04/2025 07:00

Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Tiêu điểm 14/04/2025 15:48

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả
Tiêu điểm 13/04/2025 11:25

Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ
Tiêu điểm 13/04/2025 06:00

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tiêu điểm 09/04/2025 19:49

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"
Tiêu điểm 09/04/2025 16:08

Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G
Tiêu điểm 09/04/2025 15:33

Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt
Tiêu điểm 09/04/2025 11:04

Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"
Tiêu điểm 07/04/2025 16:57

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng
Tiêu điểm 07/04/2025 08:51

Người dân ngày càng hài lòng với cơ quan hành chính
Tiêu điểm 06/04/2025 18:00

Thủ tướng liên tiếp họp với các bộ ngành về thuế đối ứng của Mỹ
Tiêu điểm 06/04/2025 07:00

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt choáng váng, triệu tập họp khẩn
Tiêu điểm 03/04/2025 10:17

Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025
Tiêu điểm 01/04/2025 17:00

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tiêu điểm 31/03/2025 07:00

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'
Tiêu điểm 30/03/2025 13:39

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58