Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu

Chính phủ thống nhất sẽ trình Quốc hội các dự thảo nghị quyết về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế, cùng với đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư các công trình giao thông đường bộ.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu - Ảnh 1.

Thủ tướng phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 26/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí: Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các đồng chí thành viên Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại phiên họp, Chính phủ nghe cơ quan chủ trì báo cáo tóm tắt nội dung cơ bản của các đề nghị xây dựng pháp luật, dự án luật, dự thảo nghị quyết; ý kiến của cơ quan thẩm định, thẩm tra; quá trình tiếp thu ý kiến hoàn thiện các dự thảo; đồng thời thảo luận về trình tự, thủ tục, sự cần thiết ban hành luật, nguyên tắc, yêu cầu xây dựng các dự thảo luật, nghị quyết, đặc biệt thảo luận kỹ các nội dung của chính sách được đề xuất.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu - Ảnh 2.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư các công trình giao thông đường bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng), các đại biểu cho rằng, việc tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, bất cập trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ là yêu cầu thực tiễn, cấp thiết.

Nhiều địa phương đã có ý kiến, đề xuất với Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền tháo gỡ về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trong các dự án PPP; về việc giao địa phương làm cơ quan chủ quản đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải; về giao cho 01 địa phương là cơ quan chủ quản đầu tư cả dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương…

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu tối đa ý kiến của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết với danh mục dự án thí điểm, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Nghị quyết nêu trên vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 và cho phép xây dựng dự thảo Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp (tháng 10 năm 2023).

Về báo cáo, đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (Bộ Tài chính chủ trì) và báo cáo, đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì), các đại biểu tập trung phân tích về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.

Về cơ sở pháp lý quốc tế, tháng 10/2021, OECD đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế.

Về cơ sở thực tiễn, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ tác động sâu rộng đến tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh nước ta, cần kịp thời có giải pháp phù hợp. Đến nay, 142/142 nước thành viên của Diễn đàn hợp tác toàn cầu về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) đã đồng thuận. Tại ASEAN, một số nước đã có kế hoạch áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024.

Do đó, việc sớm áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Đồng thời, việc nghiên cứu, bổ sung các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới trong bối cảnh thực thi thuế tối thiểu toàn cầu là cần thiết nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Về 2 nội dung này, Thủ tướng giao 2 Bộ chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp thu tối đa ý kiến của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 Nghị quyết; gửi Bộ Tư pháp để thẩm định. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, các Bộ chủ trì tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ.

Sau khi Chính phủ quyết nghị thông qua đề nghị xây dựng 2 Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trong tháng 7 để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án 2 Nghị quyết nêu trên vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 và cho phép xây dựng dự thảo Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp (tháng 10 năm 2023).

Lãnh đạo các bộ phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (do Bộ Công an chủ trì) các đại biểu tập trung thảo luận về các chính sách: Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.

Về nội dung này, Thủ tướng yêu cầu thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ chủ trương, quan điểm của Đảng về phòng, chống mua bán người theo Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Cần tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật liên quan về phòng, chống mua bán người; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn. Theo Thủ tướng, cần chú trọng công tác phòng ngừa tội phạm mua bán người và đấu tranh chống tội phạm mua bán người ngay từ cấp xã.

Về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (do Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội chủ trì), các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về một số nội dung: Quy định về rút BHXH một lần; điều kiện hưởng lương hưu; chi phí quản lý BHXH; vấn đề ngân sách nhà nước hỗ trợ một số chính sách của BHXH nhằm đạt mục tiêu Trung ương giao tại Nghị quyết số 28-NQ/TW; bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội; mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc…

Về nội dung này, Thủ tướng nêu rõ, đây là một luật khó, có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến quyền và lợi ích của người lao động và nhiều chính sách an sinh xã hội, được cử tri và xã hội quan tâm; nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan quản lý cần xử lý một cách cân bằng để giải quyết những vấn đề vừa trước mắt, vừa lâu dài.

Thủ tướng nêu rõ, nội dung dự thảo Luật cần bám sát, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về BHXH tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII...

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tổng kết Luật BHXH; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các vấn đề mới, sửa đổi các quy định hiện hành để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn. Tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan: Luật Bảo hiểm y tế, Luật Công đoàn, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý BHXH. Tiếp tục đẩy mạnh tham vấn; tích cực truyền thông chính sách để tạo sự nhận thức và đồng thuận trong xã hội.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu - Ảnh 4.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành đối với từng đề nghị xây dựng Luật tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (do Bộ Tài chính chủ trì), các đại biểu tập trung thảo luận về chính sách liên quan đến bổ sung đối tượng chịu thuế, chính sách hoàn thiện căn cứ, phương pháp tính thuế và thuế suất thuế, chính sách về hoàn thiện quy định đối tượng không chịu thuế, giá tính thuế và hoàn thuế…

Về nội dung này, Thủ tướng yêu cầu cần bám sát, thể chế hóa văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương… về hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước, trong đó có chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội theo hướng bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường; bảo đảm huy động hợp lý nguồn lực cho ngân sách nhà nước.

Thủ tướng lưu ý cần phát huy vai trò của công cụ thuế để điều tiết các hoạt động kinh tế, khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng, đồng thời bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân với mục tiêu thu-chi ngân sách, chống thất thu thuế; chú ý có chính sách phù hợp với các mặt hàng liên quan tới phát triển xanh, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu… và định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe…

Về đề nghị xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) (do Bộ Tài chính chủ trì) các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung: Đối tượng không chịu thuế; hoàn thiện chính sách về giá tính thuế, khấu trừ thuế; hoàn thiện chính sách về thuế suất thuế; chính sách về hoàn thuế...

Thủ tướng yêu cầu cần bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện chính sách thuế GTGT như Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của TTg phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030….

Việc sửa đổi Luật Thuế GTGT cần theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ cải cách thuế quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước; bảo đảm minh bạch, công bằng, khả thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh, phù hợp với quá trình hội nhập.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu các giải pháp về thuế GTGT để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế (kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số...), các lĩnh vực cần được khuyến khích đầu tư theo chính sách phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

Đối với một số giải pháp sửa đổi, bổ sung đối tượng không chịu thuế GTGT, cần nghiên cứu, bổ sung cơ sở thuyết phục, giải pháp đề xuất có tính minh bạch, giải quyết được các vướng mắc hiện nay và quản lý thu thuế được chặt chẽ, tránh tạo ra kẻ hở để người nộp thuế lợi dụng gian lận, trốn thuế.

Tiếp tục rà soát quy định về hoàn thuế tại Luật thuế GTGT hiện hành cùng với rà soát quy định về thủ tục, hồ sơ, trách nhiệm hoàn thuế GTGT tại Luật quản lý thuế để vừa bảo đảm thông thoáng, nhanh gọn, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu.

Cùng với việc sửa đổi Luật cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để chống thất thu thuế, nhất là với lĩnh vực kinh doanh ăn uống.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu - Ảnh 5.

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành hết sức quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế thuộc phạm vi quản lý - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (do Bộ Tư pháp chủ trì), Thủ tướng nêu rõ, nội dung dự thảo Luật cần bám sát, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đấu giá tài sản và những vấn đề có liên quan, như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư...

Đồng thời, rà soát dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các Luật hiện hành và các dự án Luật đang được Chính phủ trình Quốc hội như: Bộ luật Dân sự, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Cạnh tranh, Luật Giá, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Khoáng sản, dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)…

Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá, điều kiện, tiêu chuẩn của đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá, tài sản đấu giá, trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu giá, cuộc đấu giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đấu giá, phòng, chống hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu giá tài sản; bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, khả thi trong thực tiễn.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh việc áp dụng đấu giá trực tuyến; quản lý chặt chẽ đấu giá tài sản để phòng ngừa trục lợi, gây thất thoát tài sản nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản. Nghiên cứu xây dựng quy định chung về đấu giá các tài sản đặc thù.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu - Ảnh 6.

Thủ tướng giao các thành viên Chính phủ đã được phân công tiếp tục làm việc với các địa phương để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu tập trung triển khai 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó có đột phá về hạ tầng và thể chế, đạt được những kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được.

Thời gian qua, chúng ta đã quyết liệt, tích cực thực hiện các nhiệm vụ này và đạt được nhiều kết quả, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, hoàn thành gần 600 km cao tốc và nhiều dự án hạ tầng giao thông chiến lược đang tiếp tục được triển khai.

Thủ tướng giao các thành viên Chính phủ đã được phân công tiếp tục làm việc với các địa phương để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ; rà soát các quy định hiện hành để thể chế hóa các nội dung mới trong chủ trương, đường lối của Đảng; cập nhật, nội luật hóa các cam kết quốc tế; nghiên cứu, xây dựng chính sách cho các lĩnh vực ưu tiên như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, sản xuất chip bán dẫn…

Trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới và tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không làm tăng thêm thủ tục hành chính, phát sinh thêm chi phí, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng và hoàn thiện chính sách, cải cách thủ tục hành chính.

Cùng với đó, cần đánh giá tác động chính sách một cách kỹ lưỡng, bảo đảm chính sách được đưa ra là hợp lý, khả thi, hiệu quả, chú trọng lấy ý kiến đối tượng tác động, chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn. Tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam. Rà soát, bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đẩy mạnh truyền thông chính sách trước, trong quá trình xây dựng và sau khi ban hành chính sách để tạo sự đồng thuận. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả với các cơ quan liên quan.

Nhấn mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế là vấn đề quan trọng, cấp bách nhưng cũng rất khó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành hết sức quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế thuộc phạm vi quản lý, dành thời gian, công sức, bố trí nguồn lực, nhất là nhân lực có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, cơ sở vật chất, tài chính, chế độ, chính sách… cho công tác này, nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ theo quy định.

Nguồn: Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu

Hà Văn
baochinhphu.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Mở lối cho du lịch

Mở lối cho du lịch

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
VNF cuối tuần: Để rộng đường phát triển cho kinh tế tư nhân

VNF cuối tuần: Để rộng đường phát triển cho kinh tế tư nhân

Cách đây 20 năm, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định công nhận ngày 13/10 hàng năm là Ngày doanh nhân Việt Nam, dựa trên sáng kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc, theo đề nghị của Báo Doanh nhân Sài Gòn và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế

Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế

Kinh tế tư nhân có bước phát triển về số lượng, tính trung bình trong hàng chục năm qua mỗi năm có trên 100 nghìn doanh nghiệp được thành lập, số vốn đăng ký hằng năm đạt trên 100 nghìn tỷ đồng. Đến nay chúng ta có gần 900 nghìn doanh nghiệp và khoảng hơn 5 triệu hộ kinh doanh.
Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng

Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng

Từ 15h hôm nay 10/10, giá các sản phẩm xăng dầu bán lẻ đồng loạt tăng, mức tăng mạnh nhất lên đến 1.139 đồng/lít, đối với dầu hỏa.
"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô

"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt Hà Nội - Bản hùng ca phố.
Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới

Năm 1986, với tuyên ngôn “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần”, thực chất cốt lõi là cho phép kinh tế tư nhân phát triển và chuyển sang kinh tế thị trường (KTTT), công cuộc “Đổi Mới” đã tạo một bước ngoặt lịch sử cho nền kinh tế Việt Nam.

Các tin khác

Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành

Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành

Ngày 8/10, tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam (VAA) đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập.
12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

Chính phủ đưa ra 12 giải pháp trọng tâm như khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam trở thành lựa chọn mang tính chiến lược trước nhu cầu vận tải ngày càng tăng và áp lực cấp thiết phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại.
"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"

"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít

Liên bộ Tài chính - Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (3/10). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 3/10 /2024.
Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’

Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, việc buộc trách nhiệm cho các sàn thương mại điện tử phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trái với thông lệ trên thế giới mà còn tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định mới về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%

Tiền thuê đất phải nộp của năm nay có thể được giảm trong khoảng 15 - 30% nhằm phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão số 3.
Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít

Từ 15h hôm nay 26/9, giá xăng E5 RON92 tăng 679 đồng/lít, xăng RON95 tăng 756 đồng/lít, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng, cao nhất đến 531 đồng/lít, kg.
Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Hội Tự động hóa Việt Nam đã công bố Giấy phép hoạt động mới của Tạp chí Tự động hóa Ngày nay và quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Tạp chí Tự động hóa Ngày nay (TĐHNN) nhiệm kỳ 2024 – 2029.
Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC trong nước bất ngờ tăng mạnh tới 1,5 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng nhẫn tiếp tục thiết lập đỉnh mới tiến sát 82 triệu đồng/lượng.
Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính

Hơn 50 nhân viên Vinamilk đã cùng tham gia chuyến đi đến Đất Mũi, Cà Mau - nơi doanh nghiệp đang triển khai dự án Cánh rừng Net Zero trong giai đoạn 2023-2029. Đây là một trong nhiều hoạt động được Vinamilk triển khai hàng năm để tái sinh cánh rừng thành công, hình thành bể hấp thụ carbon hướng đến mục tiêu Net Zero.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khẳng định giai đoạn từ 2021-đến nay là giai đoạn nhiều thách thức nhất với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi Đổi mới, chưa bao giờ nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn, thậm chí khủng hoảng lớn đến thế.
Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?

Các chuyên gia cho rằng, việc Fed cắt giảm lãi suất dù ít hay nhiều cũng đều tác động đến nền kinh tế Việt Nam nhưng có thực sự phát huy tác dụng hay không, phải chờ đến năm sau. Nguyên nhân là vì độ trễ chính sách tiền tệ khá lâu chưa kể sự truyền dẫn từ chính sách Mỹ sang Việt Nam sẽ càng lâu hơn.
Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm

Từ 15 giờ chiều nay (19/9), giá xăng, dầu tăng giảm trái chiều. Trong đó, xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 127 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 122 đồng/lít; dầu hỏa giảm 239 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S tăng 359 đồng/kg.
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động