Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc lặp lại chính sách "Nước Mỹ trên hết"?

Theo nhiều chuyên gia, thương mại, ủng hộ của Mỹ tại châu Á và các vấn đề về khí hậu đang bị đe dọa khi ông Trump tìm cách thúc đẩy lợi ích của Mỹ mạnh mẽ hơn.
Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc lặp lại chính sách "Nước Mỹ trên hết"?
Thương mại, ủng hộ của Mỹ tại châu Á và các vấn đề về khí hậu đang bị đe dọa khi ông Trump tìm cách thúc đẩy lợi ích của Mỹ

"Ông vua" thuế quan

Các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đang chuẩn bị cho sự lặp lại của "Nước Mỹ trên hết" dưới thời Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai.

Các chuyên gia cho rằng nhiệm kỳ mới của ông Trump có thể mang lại ít bất ngờ hơn nhưng sẽ khiến các quốc gia trong khu vực phải trả nhiều tiền hơn cho quốc phòng và xuất khẩu, đồng thời phải chia sẻ chi phí cho sự rút lui của Mỹ khỏi các mục tiêu chung về khí hậu.

Tám năm trước, nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đã gây sốc và khó lường khi ông đưa Mỹ ra khỏi các thỏa thuận thương mại, khí hậu, và áp đặt thuế quan gây thiệt hại cho Trung Quốc. Điều này đã định hình lại các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Trump cũng xa lánh các đồng minh Châu Á tại các diễn đàn ngoại giao khi Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu. Các hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được thúc đẩy nhưng không mang lại nhiều kết quả. Các nhà phân tích cho biết, xu hướng cô lập của nước Mỹ thực sự là một thay đổi mang tính định hướng lâu dài.

Tuy nhiên, lần này, các nhà lãnh đạo châu Á nên chuẩn bị tốt hơn để điều hướng những cơn chấn động sắp tới. “Ông Trump sẽ cố gắng làm mọi điều có thể để thúc đẩy lợi ích của nước Mỹ, ngay cả khi điều đó gây bất lợi cho các quốc gia khác”, ông Biswajit Dhar, Giáo sư danh dự tại Hội đồng Phát triển Xã hội, cho biết và nhấn mạnh với sự ủng hộ mà ông Trump có được, ông sẽ làm việc này với quyết tâm cao hơn.

Tổng thống đắc cử của Mỹ đã tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và 60% thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Các quốc gia Đông Nam Á, chủ yếu là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia là những bên hưởng lợi ban đầu khi cả các công ty Trung Quốc và Mỹ đều tìm cách tránh thuế quan. Nhưng lạm phát do thuế quan cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia này.

Dưới thời ông Joe Biden, Mỹ vẫn duy trì hầu hết các thuế quan đó và còn truy quét các chuỗi cung ứng ẩn của Trung Quốc ở Đông Nam Á, với các mức thuế tác động mạnh đến ngành năng lượng mặt trời, nơi có những cơ sở lớn trong khu vực.

Bên cạnh đó, ông Trump đã gọi Ấn Độ là “vua thuế quan” và gọi quốc gia này là nước thu thuế lớn nhất đối với hàng hóa nước ngoài. Thuế nhập khẩu trung bình của Ấn Độ đối với hàng hóa ước tính khoảng 17-18%, nhưng đối với một số sản phẩm như rượu whisky, mức thuế có thể lên tới 150%.

Các chuyên gia cho biết điều này khiến Ấn Độ dễ bị tổn thương sau khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng. Và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng là tin xấu cho toàn bộ Nam Á khi Ấn Độ, Bangladesh và Sri Lanka phụ thuộc vào Mỹ như một trong những đối tác thương mại hàng đầu của họ.

"Đây là thời gian chờ đợi và quan sát để New Delhi đánh giá liệu ông Trump có tiếp tục thúc đẩy Ấn Độ hạ thuế quan và nhập khẩu nhiều hàng hóa được sản xuất tại Mỹ hơn hay không", Dhar nói thêm.

Mỹ là một trong số ít quốc gia mà Ấn Độ có thặng dư thương mại khoảng 36,74 tỷ đô la Mỹ. Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này và thúc giục quốc gia này nhập khẩu nhiều hàng hóa của Mỹ hơn, đặc biệt là nông sản.

Jamus Lim, Phó giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh ESSEC, Châu Á - Thái Bình Dương, cho biết mối đe dọa áp thuế toàn diện là nguyên nhân gây báo động. "Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Ấn Độ bị Mỹ áp thuế quan trên diện rộng", ông nói.

Về mặt tích cực, New Delhi cũng có thể được hưởng lợi, khi nhiều công ty lớn của Mỹ tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang Ấn Độ. New Delhi cũng có thể đảm bảo có được nhiều đòn bẩy thương mại hơn vì quốc gia này được coi là đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong các hành lang thương mại quan trọng.

"Tổng thống đắc cử của Mỹ sẽ tốt cho Ấn Độ. Ông ấy coi trọng tình bạn thân thiết và có vẻ có mối quan hệ tốt với Thủ tướng Narendra Modi,” Christopher Blackburn, một nhà phân tích chính trị người Anh nhận định.

Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc lặp lại chính sách "Nước Mỹ trên hết"?
Một con tàu tại Cảng Klang gần Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Shutterstock

Sợ trở lại của người gìn giữ hòa bình

Ông Trump trở lại trong bối cảnh địa chính trị bị xáo trộn bởi các cuộc chiến ở Trung Đông và Ukraine, khiến nước Mỹ thiệt hại hàng chục tỷ USD, đẩy chi phí sinh hoạt lên cao và chứng kiến ​​các liên minh của châu Á tái cấu trúc trên một bản đồ bị chia cắt.

Tổng thống đắc cử của Mỹ cho biết sẽ không có cuộc chiến nào xảy ra dưới thời ông. Trung Quốc đã ủng hộ nước Nga đang bị trừng phạt và Triều Tiên đã gửi quân đến chiến đấu với Ukraine để đổi lấy viện trợ kinh tế.

Ông Trump tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của mình rằng nếu ông trở lại Nhà Trắng, ông sẽ chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine trong vòng "24 giờ", một tuyên bố đã bị Moscow hạ thấp sau chiến thắng của ông.

Tuy nhiên, khả năng chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine cũng tiềm ẩn khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền với Triều Tiên, nơi sẽ mất viện trợ của Nga nếu xung đột kết thúc. Với một nền kinh tế đang trong tình trạng tồi tệ, điều đó có thể dẫn đến việc khởi động lại hoạt động ngoại giao bị đình trệ về tham vọng hạt nhân của nước này.

“Hiện tại, ông Kim không có lý do gì để nói chuyện với ông Trump – điều đó chỉ thay đổi nếu chiến tranh Ukraine kết thúc và Triều Tiên bắt đầu cảm thấy áp lực kinh tế”, Harry Kazianis, Giám đốc cấp cao về các vấn đề an ninh quốc gia tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia lưu ý.

"Bình Nhưỡng sẽ không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào với Mỹ trừ khi Nga ngừng cung cấp cho Triều Tiên khoản viện trợ kinh tế có khả năng lên tới hàng tỷ USD", ông nói thêm.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhắc cử tri Mỹ về mối quan hệ cá nhân của ông với ông Kim Jong-un. Theo Kim Joon-hyung, một nhà lập pháp đối lập và chuyên gia ngoại giao từng là người đứng đầu Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc, triển vọng về một cuộc gặp gỡ lần thứ tư sẽ hấp dẫn ông Trump. Tuy nhiên, ông Kim Jong-un sẽ yêu cầu các biện pháp xây dựng lòng tin trước như dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt vì nhà lãnh đạo Triều Tiên tin rằng ông hiện đang nắm thế thượng phong.

Đồng quan điểm, ông Leif-Eric Easley, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha ở Seoul nhận định, ông Kim Jong-un rõ ràng đã đầu tư vào tên lửa, vũ khí hạt nhân và quan hệ với Nga đến mức những trao đổi cá nhân và thậm chí cả các hội nghị thượng đỉnh, nhưng khó có thể đủ để thay đổi.

Bất kỳ mối liên kết nào với ông Kim nhằm mục đích đóng băng tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đều có nguy cơ gây bất an cho Seoul. Nhưng nếu Triều Tiên đến bàn đàm phán với ý định và thiện chí, một môi trường thuận lợi cho việc xây dựng lòng tin có thể tạo điều kiện cho việc đạt một kết quả ngoài mong đợi.

Nguồn: Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc lặp lại chính sách "Nước Mỹ trên hết"?

Cẩm Anh
diendandoanhnghiep.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Việt Nam "tràn trề" cơ hội đón vốn đầu tư ngành bán dẫn

Việt Nam "tràn trề" cơ hội đón vốn đầu tư ngành bán dẫn

Một đợt tái cấu trúc vị trí sản xuất mới của ngành công nghiệp bán dẫn đã mang đến cho Việt Nam tràn trề cơ hội.
Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc lặp lại chính sách "Nước Mỹ trên hết"?

Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc lặp lại chính sách "Nước Mỹ trên hết"?

Theo nhiều chuyên gia, thương mại, ủng hộ của Mỹ tại châu Á và các vấn đề về khí hậu đang bị đe dọa khi ông Trump tìm cách thúc đẩy lợi ích của Mỹ mạnh mẽ hơn.

Các tin khác

Kinh doanh thua lỗ và giải pháp khắc phục của SMC

Kinh doanh thua lỗ và giải pháp khắc phục của SMC

Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) đang phải tái cấu trúc doanh nghiệp sau khi kết quả kinh doanh tiếp tục không khả quan.
Giá vàng “lao dốc” mạnh, chuyên gia nhận định ra sao?

Giá vàng “lao dốc” mạnh, chuyên gia nhận định ra sao?

Trong phiên giao dịch sáng ngày 12/11, giá vàng ở cả thị trường thế giới lẫn trong nước tiếp tục giảm sâu. Giới chuyên gia nhận định, giá vàng sẽ còn giảm.
Những dấu ấn hợp tác quốc tế nổi bật của Petrovietnam năm 2024

Những dấu ấn hợp tác quốc tế nổi bật của Petrovietnam năm 2024

Là doanh nghiệp tiên phong vươn ra thị trường thế giới, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong nửa thế kỷ qua đã tạo dựng mối quan hệ hợp tác sâu rộng, chất lượng và hiệu quả cao với nhiều công ty, tổ chức trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí quốc tế, xác lập vị thế vững vàng của một thương hiệu quốc gia.
Giá vàng tuần tới: Đà “lao dốc” còn tiếp diễn?

Giá vàng tuần tới: Đà “lao dốc” còn tiếp diễn?

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có thể vẫn sẽ còn tác động tiêu cực đến giá vàng tuần tới.
Ông Trump đắc cử, cơ hội và thách thức cho ngành hàng thủy sản Việt Nam

Ông Trump đắc cử, cơ hội và thách thức cho ngành hàng thủy sản Việt Nam

Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, các chính sách thương mại đặc thù của Mỹ dưới thời ông Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Sáng nay, giá vàng bật tăng trở lại

Sáng nay, giá vàng bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới sáng nay quay đầu tăng mạnh khi Fed giảm lãi suất, lên trở lại mốc 2.700USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC lập tức bật tăng 1 triệu đồng/lượng, nhẫn tròn trơn tăng liên tiếp.
"Từ khóa" cho triển vọng kinh tế, tiền tệ năm 2025

"Từ khóa" cho triển vọng kinh tế, tiền tệ năm 2025

Theo các chuyên gia, “Trump version 2” (nhiệm kỳ hai của ông Trump) sẽ có ý nghĩa tác động lớn đến thương mại và chính sách tiền tệ, trong triển vọng năm 2025.
Ông Trump sẽ “bẻ cong” trục thương mại lớn nhất thế giới?

Ông Trump sẽ “bẻ cong” trục thương mại lớn nhất thế giới?

Trục thương mại song phương gần 650 tỷ đô la Mỹ sắp bị “bẻ cong” vì những chính sách thuế quan của ông Donald Trump.
Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện

Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện

Chuyến thăm Chile, Peru và tham dự APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường thể hiện mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện.
Fed hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm 2024

Fed hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm 2024

Như dự báo, Fed đã quyết định hạ thêm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất chuẩn về phạm vi 4,50% - 4,75%.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng cao từ 15 giờ ngày 7.11

Giá xăng dầu đồng loạt tăng cao từ 15 giờ ngày 7.11

Giá xăng dầu đồng loạt tăng từ 336 - 769 đồng/lít từ 15 giờ ngày 7.11, riêng dầu mazut giá giảm 67 đồng/kg.
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hành kinh tế tuần hoàn

Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hành kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để đóng góp tích cực vào hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Kết quả kinh doanh ấn tượng của 6 doanh nghiệp thuộc PVN được vinh danh tại Thương hiệu Quốc gia năm 2024

Kết quả kinh doanh ấn tượng của 6 doanh nghiệp thuộc PVN được vinh danh tại Thương hiệu Quốc gia năm 2024

Tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề "Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh" do Bộ Công Thương tổ chức ngày 4/11, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vinh dự có 6 đơn vị thành viên cùng 7 sản phẩm được vinh danh.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng hơn 14.000 trong tháng 10

Doanh nghiệp thành lập mới tăng hơn 14.000 trong tháng 10

Trong tháng 10, cả nước có gần 14,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 153,5 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 80,5 nghìn lao động, tăng 26,5% về số doanh nghiệp, tăng 65,4% về vốn đăng ký và tăng 27,8% về số lao động, theo Tổng cục Thống kê.
Lạm phát tiềm ẩn, FED có tiếp tục giảm lãi suất?

Lạm phát tiềm ẩn, FED có tiếp tục giảm lãi suất?

Thị trường lao động Mỹ đã chậm lại, nhưng chi tiêu vẫn mạnh đặt ra một câu hỏi về khả năng giảm lãi suất của FED sắp tới.
Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank

Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank

Giải pháp OSB ra mắt tiếp tục đánh dấu nỗ lực của Agribank trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của hoạt động ngân hàng, đồng thời khẳng định sự hợp tác tin cậy, vững bền giữa Agribank và VNPAY từ năm 2007.
Đưa Thương hiệu Quốc gia vươn tầm thế giới - "Hành trình rực rỡ" của Vinamilk

Đưa Thương hiệu Quốc gia vươn tầm thế giới - "Hành trình rực rỡ" của Vinamilk

Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu – Vinamilk - tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp hành trình khác biệt 16 năm liên tiếp.
Tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế

Tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế còn yếu, vẫn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, chi đầu tư công chậm, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ các nút thắt.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động