Cần có chiến lược cụ thể trong 3 năm tới để du lịch Việt Nam phục hồi nhanh
vninfor.vn
Chính sách về du lịch hiện nay "đang dập tắt tất cả"
"Doanh nghiệp Việt Nam không thiếu động lực, khát vọng hay quyết tâm nhưng chính sách hiện nay đang dập tắt tất cả", ông Nguyễn Quốc Kỳ - chủ tịch Vietravel Holdings - nói về nút thắt của ngành du lịch tại buổi gặp gỡ, lắng nghe các đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn TP, do UBND TP.HCM tổ chức ngày 17-2.
Kết thúc năm 2022, ngành du lịch TP đạt doanh thu 120.000 tỉ đồng, quay về mức của năm 2017. Trong khi đó, lượng khách quốc tế về bằng mức của năm 2012. Dịch bệnh đẩy du lịch TP đi lùi nhưng đến nay quá trình hồi phục vẫn rất chật vật do thiếu mục tiêu cụ thể cho tầm nhìn 2025.
"Cần phải có chiến lược cụ thể trong 3 năm tới với nhiều giải pháp đồng bộ để đưa ngành du lịch về trước dịch vào năm 2025. Về mặt cơ chế chính sách, để du lịch TP có thể phục hồi thì cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn", ông Kỳ nêu vấn đề.
Một bất cập lớn là chính sách thị thực (visa). Ông Kỳ khẳng định, với chính sách visa hiện nay du lịch Việt Nam không thể phục hồi nhanh được. Mục tiêu 8 triệu khách ngày càng khó khi mới đây Trung Quốc vẫn chưa đưa Việt Nam là một trong 20 điểm đến để đưa du khách tham quan. Trong khi đó, Thái Lan mới điều chỉnh mục tiêu từ 20 đến 30 triệu khách khi nhìn thấy Trung Quốc nới lỏng các biện pháp đi lại.
Hiện trung bình mỗi ngày cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ xử lý gần 2.000 hồ sơ visa điện tử, như vậy trung bình một năm có khoảng 740.000 khách quốc tế được cấp visa điện tử vào Việt Nam, chưa bằng 10% của mục tiêu 8 triệu lượt, vậy số khách 7 triệu còn lại vào bằng những cách thức nào? Chính vì không đưa khách vào được, du lịch đã bỏ lỡ các mùa đón khách cao điểm.
Việc thiếu chiến lược toàn diện và bền vững, thiếu sự phối hợp giữa các sở, ban ngành cũng dẫn đến việc quảng bá xúc tiến chưa được đầu tư đúng mức. Điểm đến TP thường xuyên vắng mặt trên các bảng xếp hạng điểm đến trong khu vực, không tạo được sự chú ý với du khách để họ quay lại.
"Có bao giờ TP đặt mục tiêu vào top 15 điểm đến châu Á? Top 10 khu vực về nơi đáng đến...? Chỉ khi có tầm nhìn, chiến lược thì mới có sự phân bổ đầu tư, nguồn lực hợp lý cho sự phát triển ngành", ông Kỳ đặt vấn đề.
Thiếu định vị, thiếu quy hoạch
Một băn khoăn khác là sản phẩm du lịch. TP.HCM không thiếu tài nguyên du lịch, mà chỉ thiếu định hình, định vị, thiếu quy hoạch để nâng cấp điểm đến.
Đến nay, kinh tế đêm vẫn là bài toán đối với TP dù nhu cầu chi tiêu của du khách vào ban đêm chiếm khoảng 70% mức chi tiêu trong toàn bộ hành trình. Các sản phẩm dịch vụ - du lịch hiện chủ yếu tập trung vào nhóm vui chơi giải trí ban đêm, yếu tố văn hóa, nghệ thuật, được xem để giữ chân và mang du khách trở lại vẫn chưa được khai thác.
TP cần xác định đâu là sản phẩm đặc thù, thể hiện nét riêng của du lịch mình và cần có sự đầu tư đúng mức để đưa trải nghiệm sản phẩm đến du khách.
"Với sự phân mảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất TP xem xét thành lập Ban chỉ đạo về du lịch với sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan", ông Kỳ nói.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, để hỗ trợ du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, TP cũng cần coi trọng xây dựng, chỉnh trang công viên, khuôn viên, xây mới nhiều nhà vệ sinh công cộng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của du khách và người dân vãng lai.
Thăm dò ý kiến
Để ngành du lịch Việt Nam phát triển, đạt chỉ tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023, theo bạn cần phải:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Bình chọnXem kết quả
Tin liên quan
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump? 23/11/2024 15:00
Trung Quốc giảm lãi suất, nắn dòng tiền vào tiêu dùng 01/10/2024 14:00
Xu hướng đầu tư bất thường từ Trung Quốc 07/09/2024 13:00
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Kobe (Nhật Bản)
Đời sống 20/11/2024 15:00
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày
Du lịch 19/11/2024 16:00
Khơi thông tiềm năng thu hút đầu tư vào du lịch Việt Nam
Đời sống 19/11/2024 08:00
Quảng Ninh: Chạy “nước rút” hoàn thành mục tiêu 19 triệu lượt khách năm 2024
Du lịch 17/11/2024 06:00
Tạo đột phá cho du lịch Đà Nẵng trong năm 2025
Du lịch 15/11/2024 12:00
Du lịch Việt bứt phá mùa cao điểm cuối năm
Đời sống 14/11/2024 11:00
Các tin khác
Cơ hội mới cho phát triển du lịch từ âm nhạc
Du lịch 13/11/2024 12:00
Chợ “chồm hổm” - khu chợ độc đáo ở miền Tây
Đời sống 10/11/2024 14:00
Hà Nội chú trọng phát triển du lịch làng nghề
Đời sống 08/11/2024 13:00
Ăn gì khi đến Đà Lạt mùa mưa?
Đời sống 03/11/2024 08:00
“Nâng cấp” ngành Du lịch
Đời sống 01/11/2024 00:00
Thúc đẩy sáng kiến "6 quốc gia, 1 điểm đến" cho du lịch
Đời sống 29/10/2024 11:24
Về Lai Châu chinh phục những đỉnh núi kỳ vĩ
Đời sống 27/10/2024 12:43
Tăng sức hấp dẫn với du lịch mùa thu Hà Nội
Du lịch 25/10/2024 08:00
Sự bình yên giữa núi rừng Cao Bằng
Du lịch 21/10/2024 11:00
Du lịch Tây Bắc sau bão: Đừng bỏ lỡ một mùa thu
Đời sống 21/10/2024 09:00
Du lịch ngủ, du lịch chậm sẽ lên ngôi năm 2025
Đời sống 19/10/2024 16:00
“Chìa khoá” để du lịch Kiên Giang “cất cánh”
Du lịch 18/10/2024 15:00
Nỗ lực trong kết nối trục du lịch nối liền mạch 2 vùng Đông - Tây Quảng Nam
Du lịch 16/10/2024 16:00
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp
Du lịch 14/10/2024 16:00
Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam
Đời sống 12/10/2024 12:49
Cốm làng Vòng - thức quà tao nhã của người Hà thành
Đời sống 12/10/2024 07:15
Du lịch Hà Nội: Những thách thức và cơ hội mới
Du lịch 12/10/2024 07:00
Điện Biên: Liên kết phát triển du lịch Ðiện Biên - Hà Nội
Du lịch 12/10/2024 05:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00