Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì Tổ quốc

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và đồng bào cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài luôn dành nhiều tình cảm đặc biệt cho biển đảo quê hương, đặc biệt là với huyện đảo tiền tiêu Trường Sa (Khánh Hòa).

vninfor.vn

Mới đây nhất, Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó nêu nhiệm vụ quan tâm, chăm lo cho huyện đảo Trường Sa, xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc thiêng liêng đã được ban hành. Nghị quyết 09-NQ/TW là bước đột phá lớn, mang tính cốt lõi để các chủ trương về biển đảo, về Trường Sa được cụ thể hóa rõ nét nhất.

Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì Tổ quốc - Ảnh 1.

Đảo Trường Sa Lớn thuộc quần đảo Trường Sa

LÊ VĂN HÙNG

Xung quanh vấn đề này, Thanh Niên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.

Xây dựng thành trì vững chắc

* Xin ông chia sẻ về tinh thần chính của Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ?

- Khánh Hòa là một tỉnh ven biển có nhiều tiềm năng và lợi thế. Với bờ biển dài hơn 200 km, ở vị trí trung tâm của các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, là đầu mối giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Ðông của các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên.

Khánh Hòa cũng là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, kiên cường, dũng cảm trong kháng chiến chống ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, được thiên nhiên ưu đãi. Khánh Hòa có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành kinh tế, dịch vụ biển và du lịch. Khánh Hòa có huyện đảo Trường Sa, vừa có ý nghĩa về phát triển kinh tế, vừa có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo quốc gia.

Gạc Ma 35 năm nhìn lại: Dòng máu anh hùng

Chủ quyền của chúng ta về quần đảo Trường Sa là không thể chối cãi, chứng cứ lịch sử hết sức rõ ràng. Trường Sa là những cột mốc vững chắc chứa đựng thông điệp về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, không thể tranh chấp trên Biển Đông. Những cột đá chủ quyền với những vĩ độ, kinh độ được thừa nhận dựa theo Công ước quốc tế về luật Biển năm 1982.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

Việc ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28.1.2022 của Bộ Chính trị thể hiện sự quan tâm của T.Ư và khẳng định quan điểm của Ðảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tỉnh Khánh Hòa đối với vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây nguyên và cả nước; từ đó mở đường cho việc đưa ra những giải pháp mới, đột phá và thu hút nguồn lực, cả vật chất và tinh thần để xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 trở thành TP trực thuộc T.Ư trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển...

Nghị quyết cũng xác định tầm nhìn đến năm 2045, Khánh Hòa là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á; là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; là thành phố đáng sống, nơi người dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc; tổ chức Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì Tổ quốc - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

* Trong Nghị quyết 09 có nêu nhiệm vụ của tỉnh kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ðẩy mạnh xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Như vậy, Khánh Hòa sẽ triển khai nhiệm vụ này như thế nào, thưa ông?

- Ðể hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các bộ ngành liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Trong đó, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng đề án Xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay, đề án đang trong quá trình hoàn thiện để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Tỉnh Khánh Hòa cũng đã phối hợp chặt chẽ Bộ KH-ÐT và các bộ, ngành T.Ư trong việc xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa (Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội). Trong đó có các chính sách liên quan trực tiếp đến việc phát triển huyện đảo Trường Sa, như: miễn, giảm tiền sử dụng khu vực biển, áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với nhà đầu tư trong nước có dự án nuôi trồng thủy sản trên biển; thành lập Quỹ phát triển nghề cá Khánh Hòa, với mục tiêu bổ sung nguồn lực phục vụ việc phát triển nghề cá, đầu tư cho các hạng mục, công trình hạ tầng cảng cá, cơ sở chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, không chỉ ngư dân tỉnh Khánh Hòa mà còn ngư dân của các tỉnh Nam Trung bộ và cả nước; đồng thời đầu tư các công trình thiết yếu khác phòng chống thiên tai, phục vụ dân sinh tại huyện đảo Trường Sa.

Một lòng quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền

* Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, là đất thiêng của Tổ quốc Việt Nam trên Biển Ðông. Cả nước luôn dành cho huyện đảo một tình cảm đặc biệt, và cụ thể hóa bằng các chuyến thăm hỏi động viên, góp công, của để xây dựng huyện đảo ngày càng vững mạnh. Xin ông chia sẻ cảm nhận về sự đặc biệt này ?

- Những chuyến đi thực tế ra quần đảo Trường Sa đã giúp các đại biểu từ các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cảm nhận sâu sắc, tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh hoạt, học tập, công tác của cán bộ, chiến sĩ và người dân trên các đảo, điểm đảo.

Ðó là sự khâm phục, tự hào trước sự phấn đấu, hy sinh, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, khẳng định sự tin tưởng vào ý chí của cán bộ, chiến sĩ và người dân trên quần đảo Trường Sa một lòng quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì Tổ quốc - Ảnh 4.

Thiêng liêng lễ chào cờ ở Trường Sa

Những chuyến thăm hỏi đầy ý nghĩa này là những chuyến đi tràn đầy cảm xúc thiêng liêng và tự hào, giúp mỗi cá nhân thực sự nâng cao ý thức chính trị trong việc thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền biển, đảo, tạo sự đồng thuận trong nhân dân theo tinh thần "Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì Tổ quốc".

Qua đó, tôi muốn chia sẻ rằng chủ quyền của chúng ta về quần đảo Trường Sa là không thể chối cãi, chứng cứ lịch sử hết sức rõ ràng. Trường Sa là những cột mốc vững chắc chứa đựng thông điệp về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, không thể tranh chấp trên Biển Ðông. Những cột đá chủ quyền với những vĩ độ, kinh độ được thừa nhận dựa theo Công ước quốc tế về luật Biển năm 1982.

Do vậy, mỗi người dân Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung cần giữ vững quan điểm, nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22.10.2018 của Ban Chấp hành T.Ư Ðảng khóa XII về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28.1.2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hướng tới mục tiêu đẩy mạnh xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước và là thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì Tổ quốc - Ảnh 5.

Nhà dân ở Trường Sa

* Ông có thể nói cụ thể hơn về sự quan tâm, chăm lo của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa với huyện đảo Trường Sa thời gian qua như thế nào ?

- Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa luôn có sự quan tâm đặc biệt đối với huyện đảo Trường Sa trong suốt những năm vừa qua cả về nguồn nhân, vật lực cũng như đời sống tinh thần cho người dân huyện đảo Trường Sa; tổ chức tốt đời sống dân cư trên các xã, thị trấn thuộc huyện Trường Sa. Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa đã quyết tâm củng cố bộ máy chính quyền địa phương, đổi mới phương thức hoạt động các UBND xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa nhằm phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Ðến nay, đời sống người dân ở các đảo được nâng cao, ổn định cuộc sống; đồng thời đảm bảo về an sinh xã hội như dự trữ nước ngọt sử dụng hằng ngày, điện sinh hoạt được duy trì 24/24 giờ, học sinh được tổ chức học tập theo các chương trình và sách giáo khoa của Bộ GD-ÐT; hệ thống y tế, công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, công chức và người dân được nâng cao…

Là huyện đảo có tính đặc thù cao trong hệ thống hành chính nhà nước, xa đất liền, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt… Song, vượt lên tất cả, Ðảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân trong huyện sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước, của tỉnh, các cấp, ngành và nhân dân cả nước trao tặng, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh cũng như ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.

Những công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, phục vụ dân sinh được đầu tư xây dựng cơ bản, phù hợp với thực tiễn, đi vào hoạt động hiệu quả, tạo nên một Trường Sa "mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp cảnh quan, môi trường, mẫu mực tình đoàn kết quân dân".

Dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma

Kỷ niệm 35 năm trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - quần đảo Trường Sa (14.3.1988 - 14.3.2023), chiều tối 13.3, tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (H.Cam Lâm, Khánh Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ VN tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; nguyên Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cùng có mặt dâng hương.

Đến thắp hương cho bố và 63 đồng đội của bố, thiếu tá Nguyễn Tiến Xuân (con trai liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong), cho biết bản thân đang công tác tại Vùng 4 Hải quân, thường xuyên ra Trường Sa làm nhiệm vụ. "Mỗi lần ra đó tâm trạng tôi rất xúc động cảm thấy như bố đang dõi theo từng bước chân của mình. Tôi nguyện sẽ noi gương của bố quyết đem hết sức mình hiến dâng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc", anh Xuân nghẹn ngào.

Thế Quang

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định thăm cựu binh Gạc Ma

Chiều 13.3, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đã đến thăm hỏi tình hình đời sống, sức khỏe và động viên cựu binh Lê Minh Thoa (ở đường Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn, Bình Định), 1 trong 9 chiến sĩ hải quân sống sót sau trận hải chiến bảo vệ Gạc Ma năm 1988.

Ông Lê Minh Thoa sinh năm 1968, nhập ngũ năm 1985, sau đó được điều động về công tác tại Hải đội 1, Lữ đoàn 125 Hải quân, đóng tại TP.HCM. Đầu tháng 3.1988, ông Thoa được điều sang tàu vận tải HQ 604 của Lữ đoàn 125, làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Sáng 14.3.1988, trong trận hải chiến bảo vệ Gạc Ma, tàu vận tải HQ 604 bị bắn chìm khi đang thả neo cho Phân đội công binh Trung đoàn 83 bốc dỡ vật liệu xây dựng xuống đảo chìm. Lúc đó, ông Thoa đang làm nhiệm vụ bảo vệ, sửa chữa tàu HQ 604 thì tàu bị trúng đạn và cháy. Trong lúc chữa cháy cho tàu HQ 604, ông Thoa bị thương.

Khi tàu bị chìm, ông Thoa may mắn ôm được 2 trái bí xanh (lương thực trên tàu) làm phao cứu sinh. Sau gần 1 ngày lênh đênh trên biển, ông Thoa bị phía Trung Quốc bắt giữ.

Cựu binh Lê Minh Thoa đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhì và hạng ba.

Thanh Quân

https://thanhnien.vn/ca-nuoc-vi-truong-sa-truong-sa-vi-to-quoc-185230314024153563.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Động lực cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Bối cảnh phát triển mới với nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen, trong đó khó khăn có phần nổi trội hơn; khát vọng phát triển đất nước lại rất lớn, do vậy để đạt được các mục tiêu đặt ra cần phải có những nỗ lực “phi thường”, cần phải “vượt qua chính mình”.
Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành

Hà Nội sáp nhập và giải thể nhiều sở, ngành

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài vừa ký thông báo kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Nghị quyết này tập trung vào việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hoạt động hiệu lực.
Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới

Xuất hiện mức thưởng Tết gần 400 triệu, chờ những kỷ lục mới

Nhiều địa phương đã công bố mức thưởng Tết, có nơi thưởng Tết Nguyên đán lên đến gần 400 triệu đồng. Các chuyên gia dự báo, tiền thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm trước.
Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo

Đông Nam Á củng cố tài chính cho năng lượng tái tạo

Sự gia tăng của các giải pháp tài chính nhấn mạnh cam kết của Đông Nam Á trong việc đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo.
Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video “ Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Vào lúc 20h00 ngày 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”. Sự kiện sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, được livestream trên kênh VTV Digital và trên Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Ông Trần Hồ Bắc giữ chức Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, HNX: PVS) vừa thông báo thay đổi nhân sự cấp cao.

Các tin khác

Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025

Gia hạn nợ do bão Yagi đến hết 2025

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 53 hỗ trợ cơ cấu nợ cho khách hàng gặp khó khăn do bão Yagi.
Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?

Cần mở rộng tài khoá trong năm 2025?

Không ít quan điểm cho rằng khi nền kinh tế còn nhiều bất định, sức khoẻ doanh nghiệp chưa hoàn toàn phục hồi, Chính phủ nên tiếp tục duy trì chính sách tài khoá mở rộng. Nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy.
16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025

16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2025

Theo quy định, sẽ có 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân trong năm 2025, người dân cần biết để đảm bảo quyền lợi.
Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ

Pin năng lượng mặt trời Đông Nam Á "đau đầu" vì thuế quan Mỹ

Các mức thuế mới của Mỹ đối với pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á sẽ làm tăng giá và giảm biên lợi nhuận.
Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh: Không thể chờ lộ trình sửa Luật

Để đảm bảo đời sống người nộp thuế trong bối cảnh chờ lộ trình sửa đổi Luật, nhiều ý kiến cho rằng, ngay trong năm 2025 cần sớm điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh...
Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024

Đề xuất lùi thời gian thực hiện Thông tư 10/2024

Mặc dù đánh giá cao tính cần thiết của Thông tư 10/2024, các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng lại gặp phải rất nhiều khó khăn do thời gian áp dụng gấp gáp.
Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024

Những quy định mới sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2024

Quy định mới về dịch vụ Internet, hoạt động xã hội từ thiện, hàng khuyến mại... là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực trong tháng cuối cùng của năm 2024.
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống

Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống

Trong xu hướng du lịch 2025, du khách Việt đang vượt khỏi những khuôn mẫu thường thấy để kết nối và phát triển bản thân.
Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng

Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra toàn diện đất đai tại huyện Đan Phượng

Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy đề nghị UBND TP. Hà Nội giao Thanh tra thành phố thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Đan Phượng để có kiến nghị, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group

Ông Đoàn Quốc Huy chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn BIM từ ngày 25/11/2024.
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Hơn 6 thập kỷ vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ hy sinh, các thế hệ người dầu khí đã dày công gây dựng nên một ngành Dầu khí Việt Nam hùng mạnh theo đúng ý nguyện của Bác Hồ, trở thành đầu tàu của nền kinh tế, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân mong đợi.
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"

Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"

Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 6,5 - 7%. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là mục tiêu thận trọng và trong bối cảnh nền kinh tế đnag tốt dần lên, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công

Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công

Theo chuyên gia, năm 2024, tiêu dùng còn yếu, chi tiêu Chính phủ, bao gồm đầu tư công thấp hơn kế hoạch. Đây có thể là dư địa để biến động lực thành động lực tăng trưởng mới trong năm 2025.
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"

Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"

Các chuyên gia cho rằng, lạm phát và câu chuyện lãi suất đã ở lại phía sau, còn ẩn số lớn trong giai đoạn tới là các động thái từ chính quyền mới của Mỹ.
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao

Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ làn sóng đầu tư mới giá trị cao, đánh dấu sự phát triển trở thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số của khu vực.
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng

Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng

Trong khi hầu hết tất cả các tổ chức Quốc tế lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, thì một số chuyên gia trong nước lại tỏ ra lo lắng về tốc độ tăng trưởng.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động