Bí quyết thành công của nông nghiệp Trung Quốc: “Khắc nhập - khắc xuất” đất đai

Nông nghiệp Trung Quốc thành công với việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ trên cánh đồng lớn. Đã gần 80 năm nông nghiệp nước này trải qua nhiều chính sách “khắc nhập - khắc xuất” đất đai.
Bí quyết thành công của nông nghiệp Trung Quốc: “Khắc nhập - khắc xuất” đất đai
Áp dụng công nghệ tại cánh đồng lớn tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: CGTN. https://vninfor.vn/

Nội dung chính:

  • - Ruộng đất Trung Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn chia nhỏ, rồi tập trung - với những cải tiến vượt bậc về mặt chính sách, gỡ những điểm nghẽn đặc thù.
  • - Tiền đề cho việc hình thành nông nghiệp quy mô lớn ở Trung Quốc là việc nhà nước cho phép người dân được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác khai thác.
  • - Phương thức canh tác trên “cánh đồng mẫu lớn” như ở phương Tây mãi đến những năm 2000 mới được triển khai, không phải bằng cách cưỡng ép nông dân, mà thông qua giới thiệu rộng rãi những mô hình thí điểm thành công.

“Khắc xuất” đất đai khởi nguồn từ nạn đói

Năm 1978, khi chính sách kinh tế tập thể từ thời Mao Trạch Đông còn hiệu lực, 18 nông dân của làng Tiểu Cương (phía đông tỉnh An Huy) cùng nhau lập một cam kết, điểm chỉ bằng máu, bí mật chia ruộng trong làng cho từng hộ gia đình.

capture18.jpg

Cam kết của 18 nông dân làng Tiểu Cương. Ảnh: China.org.cn. https://vninfor.vn/

Trước đó, Tiểu Cương nổi tiếng vì nghèo đói. Cứ sau mùa thu hoạch là nhà nào cũng tản đi ăn xin. Nạn đói năm 1959, làng có 120 nhân khẩu thì có đến 67 người chết vì đói.

Sau khi thảo luận với vài người trong làng, tôi quyết định chia đất cho từng hộ… Chúng tôi không muốn chịu đói thêm nữa”, ông Yan Junchang, một trong số 18 nông dân kể lại. Họ đồng lòng nộp lại một lượng thóc, phần dôi dư tùy ý sử dụng cho gia đình.

Sở dĩ có chuyện bí mật chia đất như vậy là do chính sách sở hữu chung đất nông nghiệp và lao động tập thể.

Lúc bấy giờ, mỗi hộ gia đình chỉ được sở hữu riêng mảnh vườn sau nhà - đủ trồng đám rau và vài ba con gà, còn toàn bộ ruộng đất nông nghiệp thuộc sở hữu chung của cả làng.

Chính sách “công điểm” (làm việc chung, chấm công và hưởng sản lượng dựa trên điểm chấm) khi làm việc trên cánh đồng chung đẩy sản lượng xuống thấp cực điểm.

Bí mật của 18 người nông dân sớm bị phát hiện ngay vào mùa xuân năm sau, nhưng việc sản lượng được cải thiện rõ rệt (tăng gấp 6 lần so với lao động tập thể) đã gây được sự chú ý và ngầm cho phép của lãnh đạo tỉnh An Huy.

Không phải cứ chia ra là thành công!

Thành công của làng Tiểu Cương mở đường cho quá trình “phi tập thể hóa” và chính sách “khoán hộ” đất nông nghiệp từ những năm 1980.

Nhờ động lực thoát đói nghèo và kỹ thuật canh tác thông minh từ bao đời, sản lượng nông nghiệp Trung Quốc tăng vọt và giữ đà tăng trưởng liên tục.

Tuy nhiên, hai thập kỷ sau khi ruộng chung bị chia tách, tăng trưởng nông nghiệp đã chững lại. Song song với đó là quá trình công nghiệp hóa. Các nhà xưởng đem đến việc làm được trả lương cao hơn làm nông.

Từ năm 1990, thanh niên bắt đầu đổ về các thành phố để làm công nhân xa xứ”, ông Yan Junchang cho biết. Trên cả nước, ruộng khoán cho hộ gia đình dần bị bỏ hoang do không có người khai thác.

Chưa kể, việc chia nhỏ đất đai cho nông dân với quan điểm công bằng, ai cũng có “đất tốt” lẫn “đất xấu” khiến đất đai ngày càng trở nên manh mún. Năng suất nông nghiệp Trung Quốc bắt đầu đi xuống do khó áp dụng khoa học kỹ thuật trên diện rộng và đất đai bị bỏ hoang.

Dân ngày càng đông, tỷ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm, sản lượng nông nghiệp đình trệ, Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào việc nhập khẩu lương thực.

Tỷ lệ tự chủ lương thực của Trung Quốc giảm từ 93,6% năm 2000 xuống chỉ còn 65,8% năm 2020, dự báo sẽ tiếp tục giảm trong tương lai. Việc tăng sản lượng nông nghiệp trở thành nhiệm vụ sống còn của quốc gia.

Lãnh đạo Trung Quốc nhận định rằng: tình trạng đất đai bị phân chia khiến việc hiện đại hóa, tăng năng suất nông nghiệp gặp khó khăn. Máy đào đất, máy gặt đập, robot nông nghiệp… không thể hoạt động trên những mảnh đất nhỏ lẻ, manh mún.

“Khắc nhập” với quyền định đoạt đất đai

Việc cưỡng ép gom chung đất để sở hữu toàn dân những năm 1950 để lại ký ức ám ảnh không nhỏ. Vậy làm thế nào để người dân tự nguyện “hùn hạp” ruộng đất để sản xuất quy mô lớn? Mấu chốt là ở quyền định đoạt đất đai.

Nông dân Trung Quốc từ năm 1983 chính thức được quyền “hợp đồng khai thác đất đai”, tức quyền sử dụng một phần đất nông nghiệp thuộc sở hữu chung của địa phương.

Từ đó, nông dân chủ động chuyển đổi dần cơ cấu cây trồng, không chỉ chuyên ngũ cốc nữa mà chuyển sang các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn và phù hợp với nhu cầu thị trường hơn như như trái cây, rau củ hay chăn nuôi gia cầm, gia súc…

Tuy nhiên, họ vẫn không được tự do cho thuê lại, hoán đổi thửa đất với hộ khác hoặc giao quyền khai thác cho người khác.

Đến năm 2007, Luật Đất đai Trung Quốc mới chính thức sửa đổi điểm nghẽn này. Điều 128 của Luật cho phép nông dân tự chủ quyết định: tự mình canh tác, hợp tác làm chung với hộ khác hay giao cho người khác sử dụng đất, sao cho mang lại hiệu quả kinh tế nhất cho chính họ, miễn không chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

landrevisemilestone.jpg

Các mốc thời gian trong nỗ lực phát triển nền nông nghiệp quy mô lớn. https://vninfor.vn/

Các mô hình thí điểm

Khác biệt với thời kỳ triển khai kinh tế tập thể vào những năm 1950, chính sách nông nghiệp quy mô lớn không được triển khai đại trà, đồng loạt.

Những cánh đồng mẫu lớn từ 2 đến 20 hecta được thí điểm sau năm 2000 ở phía Nam tỉnh Giang Tô, phía Bắc tỉnh Chiết Giang và thủ đô Bắc Kinh – những vùng có kinh tế phát triển hơn của cả nước.

Những cánh đồng này một phần là của các hộ tự nguyện góp đất làm chung, phần khác là do hợp tác xã các địa phương triển khai. Các loại máy móc cơ giới tiên tiến được đầu tư, nhiều nhà khoa học tham gia cho ý kiến và khảo sát, đo lường kết quả trên đồng ruộng.

Các mô hình thí điểm sau khi thu được thành quả, được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông và báo cáo nghiên cứu khoa học. Phương pháp canh tác phổ biến ở Mỹ và các nước châu Âu với đặc trưng quy mô lớn, cơ giới hóa và hạn chế sức người dần trở thành thông lệ.

Song song với việc mở rộng quy mô, nhiều dự án trọng điểm cũng được tiến hành, tiêu biểu là dự án giảm thiểu thuốc trừ sâu và tăng năng suất lúa do tiến sỹ hóa sinh Cui Zhenling của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc.

Trong vòng 10 năm, thông qua khoảng 14 nghìn hội thảo và chương trình tiếp cận cộng đồng, đã có 20,9 triệu nông dân tham gia dự án và đem lại kết quả vượt trội.

Những người nông dân tỏ ra nghi ngờ, nhưng chúng tôi đã đạt được lòng tin của họ, và sau đó họ tin tưởng hoàn toàn vào chúng tôi - đó là phần thưởng lớn nhất”, bà Cui Zhenling cho biết. Dự án trị giá 54 triệu USD không những hướng dẫn tại chỗ cho người dân, mà còn cung cấp hạt giống và phân bón chất lượng cao tại một số địa điểm.

Mở rộng quy mô đi kèm với cơ giới hóa, thay đổi giống cây trồng và nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, là điều khác biệt khiến mô hình ruộng chung kiểu mới thành công, khác với thời kỳ trước đây.

Quan trọng hơn cả, người dân tự thấy được lợi ích của việc chuyển đổi, và luật đất đai cho phép chuyển nhượng quyền canh tác, cũng giúp việc hợp nhất đất nông nghiệp dễ dàng hơn.

20 năm sau thời điểm “xé rào” năm 1978, làng Tiểu Cương đã thoát đói, khấm khá hơn nhưng còn xa mới được gọi là giàu có. Từ những người đi đầu đổi mới, họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển khác.

Nông nghiệp cá thể không còn tạo ra nhiều của cải nữa. Chúng tôi cần tập hợp nguồn lực để canh tác hiệu quả hơn”, Yan Deyou, bí thư chi bộ của Tiểu Cương cho biết.

Thiên Minh
https://markettimes.vn/bi-quyet-thanh-cong-cua-nong-nghiep-trung-quoc-khac-nhap-khac-xuat-dat-dai-26782.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.
Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Bão Yagi lớn nhất 30 năm qua, gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.
Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng

Sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập có quy mô hiện đại với tổng vốn đầu tư hơn 865 tỷ đồng.
Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Hải Phòng: Giải "cơn khát" nước cho Cát Hải

Người dân huyện Cát Hải, Hải Phòng sẽ được sử dụng nguồn nước sạch bảo đảm chất lượng theo đúng giá Nhà nước quy định trong năm 2024.
Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lào Cai chung sức, nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 để lại

Lũ rút dần, trời đã hửng nắng, công tác khắc phục hậu quả do bão số 3 để lại tại tỉnh Lào Cai đang khẩn trương được triển khai nhằm sớm ổn định cuộc sống cho bà con.

Các tin khác

Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Dồn lực hỗ trợ, tái thiết hạ tầng sau bão Yagi

Trước sức tàn phá của bão Yagi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão. Bên cạnh các giải pháp trực tiếp được đề cập tại Công điện số 92, để ổn định đời sống người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, giải pháp cần tính đến là thu xếp nguồn lực công cho công tác tái thiết, khôi phục nhanh nhất các công trình hạ tầng bị hư hỏng sau bão lũ.
Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng, dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít

Từ 15 giờ chiều nay, giá xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh, trong đó xăng E5RON92 giảm 1.089 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.192 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 927 đồng/lít; dầu hỏa giảm 934 đồng/lít; dầu madút 180CST 3.5S giảm 688 đồng/kg.
Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Lũ sông Hồng dâng sát mặt cầu Chương Dương, Hà Nội nguy cơ lụt sâu

Lũ sông Hồng dâng sát mặt cầu Chương Dương, Hà Nội nguy cơ lụt sâu

Mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên nhanh, đạt mức báo động 1 trong 12 giờ tới; sau đó có thể đạt mức báo động 2 trong 24 giờ tới, nhiều khu vực của Hà Nội có nguy cơ ngập úng do nước sông dâng cao.
Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó lũ lụt

Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó lũ lụt

Về phạm vi ảnh hưởng của việc công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai: Trên địa bàn các huyện Văn Bản, Bát Xát và thị xã Sa Pa.
Tổng bí thư thăm hỏi và kêu gọi hỗ trợ người dân vùng bão Yagi

Tổng bí thư thăm hỏi và kêu gọi hỗ trợ người dân vùng bão Yagi

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi lời thăm hỏi và kêu gọi toàn dân, doanh nghiệp hỗ trợ người dân, chiến sĩ chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão Yagi. Dưới đây là toàn văn lời thăm hỏi của Tổng bí thư.
Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.
Lý do khiến các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu?

Lý do khiến các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu?

Theo lý giải, việc tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng tăng tốc từ tháng 6, báo hiệu sự phục hồi của nhu cầu vay vốn cũng như phát hành trái phiếu trong thời gian tới.
Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

Bão số 3 đổ bộ gây mưa rất to khắp miền Bắc, cảnh báo lũ quét ở nhiều tỉnh, thành

Bão số 3 đổ bộ với cấp gió rất mạnh, với hoàn lưu bão rất rộng sẽ gây mưa rất to khắp Bắc Bộ. Cơ quan khí tượng cảnh báo lũ quét ở hoàng loạt tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc
Quận Ba Đình (Hà Nội): Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024-2025

Quận Ba Đình (Hà Nội): Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024-2025

Sáng 5/9, cùng niềm vui tựu trường của học sinh Thủ đô, toàn thể học sinh quận Ba Đình đã nô nức đến trường tham dự Lễ Khai giảng năm học 2024-2025.
Giá xăng, dầu giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng, dầu giảm lần thứ 3 liên tiếp

Từ 15 giờ chiều nay, giá xăng, dầu tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp. Trong đó giá E5RON92 giảm 353 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 282 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S giảm 385 đồng/lít; dầu hỏa giảm 341 đồng/lít.
Vàng sẵn sàng cho đợt tăng giá phi mã trong tương lai gần?

Vàng sẵn sàng cho đợt tăng giá phi mã trong tương lai gần?

Giá vàng tăng phi mã khi đồng đô la Mỹ mất giá mạnh, đây là điều đã được các chuyên gia kinh tế thế giới đưa ra.
Tăng mức xử phạt sai phạm đất đai

Tăng mức xử phạt sai phạm đất đai

Các cơ quan quản lý phải đến cùng trong xác định hành vi sai phạm đất đai, cùng với đó là chế tài sắc bén, phù hợp với thực tiễn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.
Từ 2025, tài khoản chưa xác thực sẽ không được chuyển tiền online

Từ 2025, tài khoản chưa xác thực sẽ không được chuyển tiền online

Từ ngày 1/1/2025, tài khoản ngân hàng phải đối chiếu giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học thì mới được sử dụng để giao dịch online.
Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% trong 3 tháng, từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng

Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Asean: Rủi ro ẩn sau những kỳ vọng

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024. Tuy nhiên các triển vọng này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nền kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với một số thách thức không nhỏ.
Giảm hơn 200 đồng/lít, giá xăng về mức thấp nhất từ đầu năm

Giảm hơn 200 đồng/lít, giá xăng về mức thấp nhất từ đầu năm

Từ 15h hôm nay 29/8, giá xăng RON95 giảm hơn 208 đồng/lít, giá xăng E5 RON92 giảm 92 đồng/lít, về mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024

Các chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2024 bao gồm quy định về tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các hành vi cấm liên quan đến tạm giữ tài sản liên quan đến khủng bố, can thiệp thị trường ngoại hối, khoa học và công nghệ cấp thiết, và quản lý tiền ký Quỹ.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động