Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1

Sau thành công từ đợt phát hành riêng lẻ năm 2017, thu hút hàng chục nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua, hai năm vừa qua VPBank tiếp tục tạo nên những quả “bom tấn” M&A, có tổng giá trị gần 3 tỷ USD với Tập đoàn tài chính SMFG đến từ Nhật Bản

vninfor.vn

Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1 - Ảnh 1.

10h30 sáng ngày 27/3, trong phòng họp tầng 9 Tòa nhà VPBank, nơi diễn ra lễ ký kết thỏa thuận chiến lược giữa VPBank và Tập đoàn SMBC (Nhật Bản), ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã nhắc lại một kỷ niệm đáng nhớ.

"Hai năm trước, cũng ngay tại nơi đây đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận chuyển nhượng 49% vốn điều lệ tại Công ty Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng FE CREDIT. Sự kiện đó đã đánh dấu bước đi đầu tiên trong mối quan hệ chiến lược giữa VPBank và Tập đoàn SMBC", ông Dũng mở đầu bài phát biểu.

"Và ngày hôm nay, chúng ta lại tiếp tục thắt chặt mối quan hệ chiến lược đó bằng việc ký kết thỏa thuận bán 15% vốn điều lệ của ngân hàng mẹ VPBank cho SMBC [Sumitomo Mitsui Banking Corporation] – một thành viên của Tập đoàn SMBC và là một trong ba ngân hàng thương mại lớn nhất tại Nhật Bản".

Phần chia sẻ ngắn gọn, xúc tích của Chủ tịch HĐQT VPBank đã nhắc đến cùng lúc hai kỷ lục lớn nhất của ngành ngân hàng Việt Nam trong hai năm qua.

Tháng 4/2021, Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) đã chi 1,37 tỷ USD mua 49% vốn của FE CREDIT qua Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC – công ty thành viên của SMFG. Đây là thương vụ đầu tư có quy mô lớn nhất của ngành ngân hàng tính tới thời điểm ký kết. FE CREDIT – công ty thành viên của VPBank – là công ty tài chính tiêu dùng đứng đầu tại thị trường Việt Nam khi đó với thị phần khoảng 50%.

Chưa tới hai năm sau, kỷ lục này bị xô đổ, nhưng không ai khác vẫn chính VPBank làm điều đó. SMBC trong tuần cuối tháng 3 đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược mua 15% cổ phần VPBank với giá trị thương vụ lên tới 1,5 tỷ USD – đánh dấu thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng Việt từ trước tới nay.

Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1 - Ảnh 4.

Không phải ngẫu nhiên mà VPBank trở thành đích đến của tập đoàn tài chính đứng thứ hai tại xứ sở hoa anh đào với tổng tài sản hơn 2.100 tỷ USD.

Đối mặt với triển vọng tăng trưởng yếu trong nước, các ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản đã liên tục tìm kiếm các thị trường mới trong vài năm gần đây. SMFG đã tìm cách mở rộng sự hiện diện khắp châu Á, mua lại các ngân hàng thương mại và công ty tài chính tiêu dùng, tập trung vào bốn quốc gia: Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines. Trong đó, tại Việt Nam, VPBank là cái tên được SMFG "chọn mặt gửi vàng".

Chủ tịch kiêm CEO của SMFG, ông Jun Ohta cho biết ông cùng đoàn công tác trong chuyến viếng thăm trụ sở của VPBank hồi tháng 9 năm ngoái đã tận mắt chứng kiến các hoạt động thường nhật tại VPBank, chứng kiến sự phát triển vững chắc của VPBank trong mảng bán lẻ và SME tại thị trường nội địa. Đầu tư vào VPBank, theo đó, là lựa chọn lý tưởng cho Tập đoàn SMBC trong chiến lược phát triển tại thị trường Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung.

Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1 - Ảnh 5.

"Mặc dù thế giới hiện nay đang có nhiều bất ổn, song chúng tôi tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam cũng như tin rằng VPBank sẽ trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong tương lai, SMBC cam kết sẽ hỗ trợ toàn diện để VPBank hoàn thành mục tiêu này", vị chủ tịch của SMFG nhấn mạnh.

Theo ông Jun Ohta, kế hoạch của tập đoàn tài chính này là nắm bắt nhu cầu về các dịch vụ tài chính cụ thể ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, bắt đầu từ các khoản tài chính tiêu dùng như cho vay mua xe máy.

Trong năm 2021, ngoài thương vụ mua 49% cổ phần của FE CREDIT, SMFG đã chi gần 2 tỷ USD mua lại Công ty Tài chính Fullerton India Credit của Ấn Độ và gần 5% cổ phần của Ngân hàng thương mại Rizal của Philippines.

Sau khi đi từ những phân khúc nhỏ, mục tiêu tiếp theo của SMFG là những ngân hàng top đầu thị trường. "Chúng tôi hy vọng sẽ mở rộng hoạt động tại những doanh nghiệp đứng đầu ở các nền kinh tế, chẳng hạn như ngân hàng đầu tư", ông Ohta nói trong một bài phỏng vấn với báo giới hồi cuối năm 2021.

Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1 - Ảnh 6.

Theo Nikkei, mặc dù các ngân hàng quốc doanh có quy mô lớn hơn, nhưng Sumitomo Mitsui quyết định chọn VPBank bởi ngân hàng này là một đối tác kinh doanh hấp dẫn. Công nghệ, chuyển đổi số, hay dịch vụ kỹ thuật số cho cá nhân là một trong những thế mạnh của VPBank và ưu điểm này tương đồng với một số ngân hàng "ưa thích" của SMBC trong khu vực.

Đồng thời, VPBank cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục thời gian gần đây. Lợi nhuận của ngân hàng tăng 55% trong năm trước. "Hoạt động cho vay của VPBank đang tăng nhanh với biên lợi nhuận cho vay của ngân hàng này cũng cao so với các ngân hàng Việt Nam khác", Nikkei bình luận trong bài viết mới đây.

Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1 - Ảnh 7.

Khoản đầu tư từ SMBC dự kiến giúp nâng tổng vốn chủ sở hữu của VPBank từ 103.500 tỷ đồng lên xấp xỉ 140.000 tỷ đồng, đứng thứ hai trong ngành ngân hàng, sau Vietcombank. Trong hoạt động ngân hàng, vốn chủ sở hữu càng lớn, lợi thế cạnh tranh về chi phí vốn, hệ số an toàn vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng càng cao.

Nhóm phân tích từ Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, việc cải thiện nguồn vốn cấp 1, qua đó nâng tỷ lệ an toàn vốn CAR lên mức cao hơn sẽ giúp VPBank đáp ứng được room tăng trưởng tín dụng lớn.

Tuy nhiên, lợi ích từ thương vụ hợp tác với SMBC còn nhiều hơn thế. Theo giới phân tích, nền tảng vốn sau thỏa thuận với SMBC có thể giúp VPBank hoàn thiện mảnh ghép còn thiếu trong hoạt động là nhóm các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI – những khách hàng lớn đến siêu lớn mà trước nay gần như thị phần thuộc về nhóm các ngân hàng quốc doanh.

Rào cản lớn nhất trong việc tham gia phân khúc thị trường này là quy mô vốn tự có. Theo quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng hiện tại không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Tổng dư nợ tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có.

Với những khách hàng là các tập đoàn đa quốc gia, nhóm doanh nghiệp FDI, quy mô vay vốn có thể lên tới hàng trăm triệu USD, tương ứng hàng chục nghìn tỷ đồng, con số này thậm chí vượt qua quy mô vốn của những ngân hàng cỡ nhỏ trên thị trường. Bởi lý do này, lâu nay, miếng bánh lớn hầu hết thuộc về những ngân hàng quốc doanh – những ngân hàng đứng đầu thị trường về cả quy mô vốn tự có cho tới tổng tài sản.

Tuy nhiên, cục diện thị trường có thể thay đổi khi VPBank, sau thỏa thuận hợp tác với SMBC, vươn lên trở thành ngân hàng có quy mô vốn tự có đứng thứ hai toàn ngành, chỉ sau Vietcombank.

"Hợp tác chiến lược với SMBC là cơ hội để VPBank có thể tiếp cận các nguồn vốn vay offshore chi phí thấp trong tương lai, qua đó cải thiện NIM của ngân hàng. Đồng thời, VPBank sẽ có thế mạnh khai thác tệp khách hàng FDI có mối quan hệ với SMBC", chuyên viên phân tích Nguyễn Anh Tùng của KBSV đánh giá.

"Với vị thế là một trong ba tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, SMBC sẽ có những đóng góp quan trọng để cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong dài hạn".

Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1 - Ảnh 9.

Hai thỏa thuận chiến lược trong hai năm, theo VNDirect, sẽ giúp VPBank thắt chặt và cải thiện hơn nữa quan hệ hợp tác của ngân hàng với SMFG. "Qua đó, tập đoàn tài chính Nhật có thể giúp VPBank cải thiện các quy trình, quy chế trong quản trị ngân hàng cũng như giúp cung cấp các nguồn vốn có giá rẻ từ nước ngoài", chuyên viên phân tích Vũ Thế Quân của VNDirect đánh giá.

Với một "hậu phương" như SMFG - xếp hạng 12 trên 100 ngân hàng lớn nhất toàn cầu về tổng tài sản, cùng với quy mô vốn được nâng cao, VPBank giờ đây được giới phân tích xếp "ngang tầm" với nhóm bốn ngân hàng quốc doanh, hay còn gọi là nhóm Big 4.

"Có lẽ thị trường nên nghĩ đến những khái niệm mới về nhóm ngân hàng top đầu thị trường, chẳng hạn Big 4+1", trưởng phòng tư vấn một công ty chứng khoán tại Hà Nội bình luận.

Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1 - Ảnh 10.

Ngoài nền tảng vốn được nâng, việc gia tăng nguồn lực để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng là điều được giới phân tích chú ý.

"Với việc tiếp nhận một lượng vốn lớn, chúng tôi cũng kỳ vọng VPBank sẽ có thể tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào các sản phẩm và năng lực mới, ví dụ như VPBank Securities ở mảng chứng khoán hay OPES ở mảng Bảo hiểm phi nhân thọ", báo cáo của VNDirect viết.

Hoàn thiện hệ sinh thái với các sản phẩm tài chính đa dạng hơn, người hưởng lợi đầu tiên chính là những khách hàng của ngân hàng này. Nhưng lợi ích không chỉ dừng ở những tiện ích được mở rộng.

Bí mật sức hút của VPBank và bước tiến lên Big4 + 1 - Ảnh 11.

Tại phiên họp thường niên năm trước, Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh cho biết 2022 là sự khởi đầu cho tham vọng trở thành ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam, cam kết hiện thực hóa sứ mệnh "Vì một Việt Nam thịnh vượng" được ngân hàng công bố khi tái định vị thương hiệu.

Sau tuyên bố tái định vị thương hiệu vào đầu năm 2022, VPBank đã có những hành động đầu tiên để hiện thực hóa sứ mệnh. Trong đó, VPBank đã nghiên cứu và lựa chọn ra bốn giá trị thịnh vượng: Tài chính - Cộng đồng - Thể chất - Tinh thần, dựa trên những tiêu chí đánh giá thịnh vượng mới chuẩn quốc tế bao gồm: tăng trưởng kinh tế, môi trường, giáo dục, sức khỏe, hạnh phúc cá nhân và chất lượng cuộc sống.

VPBank đặt mục tiêu "Thịnh vượng tài chính" là trọng tâm tăng trưởng kinh tế. Trong đó, ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu đầu tư phát triển để có thể liên tục đưa ra hàng loạt các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Thành công trong cuộc chạy đua số hóa và càng phát huy hơn nữa trong thời gian giãn cách xã hội bằng năng lực tiếp cận và cung cấp dịch vụ không tiếp xúc cho khách hàng đã giúp "ngân hàng mẹ" nâng cao tốt năng lực cạnh tranh, cải thiện tốt chi phí hoạt động. Còn với khách hàng, các giải pháp tài chính, các gói hỗ trợ linh hoạt, hiệu quả giúp tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận và giá trị cho mỗi đồng vốn bỏ ra.

Với giá trị thịnh vượng thể chất, VPBank duy trì tổ chức các giải chạy phong trào thường niên với thương hiệu VPBank Marathon góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao cũng như quảng bá du lịch. Đầu năm 2022, để lan tỏa giá trị "Thịnh vượng tinh thần", VPBank đã triển khai chiến dịch "Light up Viet Nam" nhằm cổ vũ cho tinh thần và ý chí vững vàng của người Việt sau đại dịch.

"VPBank đã sẵn sàng vươn tới mục tiêu lớn mạnh hơn, hiện thực hóa những hoài bão đã gửi gắm từ 10 năm trước vào tên gọi "Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng"", CEO VPBank nói trước các cổ đông.

https://toquoc.vn/bi-mat-suc-hut-cua-vpbank-va-buoc-tien-len-big4-1-20230412221447629.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Lạm phát giảm mạnh, kỳ vọng NHNN giữ nguyên lãi suất

Lạm phát giảm mạnh, kỳ vọng NHNN giữ nguyên lãi suất

Lạm phát toàn phần đã giảm xuống mức thấp nhất trong trong tháng 8. Kỳ vọng NHNN giữ nguyên lãi suất chính sách so với dự báo tăng 50 điểm cơ bản trước đó.
Câu chuyện của cải của các dân tộc và bài học từ người Do Thái

Câu chuyện của cải của các dân tộc và bài học từ người Do Thái

Khi nói đến của cải, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tài sản hữu hình: Những mảnh đất màu mỡ, các công trình kiến trúc hùng vĩ, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Những thứ này đã định hình sự thịnh vượng của nhiều dân tộc suốt hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, câu chuyện của cải (wealth) không chỉ đơn giản là việc sở hữu tài sản vật chất mà còn là kỹ nghệ tái tạo và phát triển những tài sản ấy ở những thế hệ tiếp theo. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, có không ít các quốc gia giàu có về tài nguyên, đất đai nhưng lại không đạt được sự thịnh vượng bền vững trong khi những quốc gia khác, dù không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, lại trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu.
Tám tháng đầu năm 2024, NSNN bội thu hơn 231 ngàn tỷ

Tám tháng đầu năm 2024, NSNN bội thu hơn 231 ngàn tỷ

Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tám tháng năm 2024 ước tăng 17.8% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 1.9% so với cùng kỳ năm 2023, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.
Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?

Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?

Đang có những động thái cho thấy chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Vì sao lại vào thời điểm này và đó là những chính sách gì? Liệu điều này có tiếp tục được duy trì trong giai đoạn tới?
HDBank (HDB) - Kỳ vọng nới room ngoại và cơ sở hỗ trợ tăng trưởng?

HDBank (HDB) - Kỳ vọng nới room ngoại và cơ sở hỗ trợ tăng trưởng?

HDBank (HDB) được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh nửa cuối 2024, với kỳ vọng nới room ngoại cùng nhiều lợi thế.
Ngân hàng không được cấp tín dụng cho cổ đông vượt trần sở hữu?

Ngân hàng không được cấp tín dụng cho cổ đông vượt trần sở hữu?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (Luật các TCTD 2010) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/2017/QH14 (Luật các TCTD sửa đổi 2017) và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (Luật các TCTD sửa đổi 2024).

Các tin khác

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 40% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 40% kế hoạch

Tính đến hết tháng 8, cả nước giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 được 274.501 tỷ đồng, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, 13 bộ và 35 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn bình quân chung của cả nước.
Giải pháp khắc phục tình trạng tài chính của HVN

Giải pháp khắc phục tình trạng tài chính của HVN

Nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục, HVN cho biết, trong năm 2024-2025 sẽ thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm khắc phục tình trạng tài chính hiện tại.
SCB chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch

SCB chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đã chấm dứt hoạt động 107 phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành trên cả nước kể từ tháng 6 năm ngoái đến nay.
Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%

Lũy kế 8 tháng đầu năm, thu nội địa tăng 18,9%

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán, tăng 17,8% so cùng kỳ năm 2023.
Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp lễ

Đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt dịp lễ

Trước nhu cầu đa dạng của khách hàng cùng xu hướng thanh toán không tiền mặt, ngân hàng đã tận dụng tối đa lợi thế về mặt công nghệ nhằm đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp thanh toán hiện đại. Mặt khác, ngân hàng còn đồng bộ hệ thống để hoạt động xuyên lễ thông qua các điểm giao dịch số tự động 365+.
Yếu tố hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Yếu tố hạn chế khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Lạm phát tại Việt Nam dự kiến sẽ duy trì ở mức khoảng 4% cho đến cuối năm do các tác động cơ sở, điều này có thể hạn chế khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất.
Đề xuất bồi thường khi chậm hoàn thuế: Chuyên gia nói gì?

Đề xuất bồi thường khi chậm hoàn thuế: Chuyên gia nói gì?

Trước đề xuất trả lãi 10% một năm khi chậm hoàn thuế, một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp chỉ cần được hoàn thuế đúng quy định, chấm dứt tình trạng “ách tắc”.
Cơ hội duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ

Cơ hội duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ

Áp lực đối với tỷ giá và lãi suất trong nước sẽ vơi bớt khi FED được dự báo sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới. Điều đó tạo điều kiện cho NHNN duy trì mặt bằng lãi suất thấp như hiện tại để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đón đợt "sóng" mới, chọn ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất 9,5%/năm

Đón đợt "sóng" mới, chọn ngân hàng gửi tiết kiệm lãi suất 9,5%/năm

Lãi suất huy động được điều chỉnh tăng từ cuối tháng 3 và dự báo sẽ tiếp tục đi lên. Có ngân hàng đang trả mức lãi suất tới 9,5%/năm cho khách hàng VIP.
Nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế

Nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế

Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã có sự phục hồi, nhưng chuyên gia nhận định, nền kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, cần có thêm giải pháp hỗ trợ thanh khoản, nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy dòng vốn vào nền kinh tế.
Áp lực cho các ngân hàng nhỏ

Áp lực cho các ngân hàng nhỏ

Với kết quả kinh doanh phục hồi tích cực tại Q2.2024, ngành ngân hàng tiếp tục nằm trong top 15 ngành dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Dưới mặt bằng tích cực của toàn ngành, bối cảnh cạnh tranh tăng trưởng tín dụng làm nổi bật sự phân hóa đáng kể giữa các ngân hàng quy mô lớn và các ngân hàng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn tiếp tục phát triển và củng cố thị phần, các ngân hàng nhỏ lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ áp lực cạnh tranh gia tăng, nợ xấu leo thang, đến tình trạng biến động nhân sự cấp cao.
Thêm điều kiện cho nới lỏng tiền tệ

Thêm điều kiện cho nới lỏng tiền tệ

Tỷ giá VND/USD đã hạ nhiệt trong khi sức hấp thụ vốn có thể tăng. Đây là điều kiện rộng đường hơn cho nới lỏng tiền tệ.
Giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng nhẹ

Giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng nhẹ

Cùng chung đà tăng với thị trường vàng thế giới, giá vàng miếng trong nước neo ở mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng nhẹ.
Vì sao các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trở lại?

Vì sao các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trở lại?

Các ngân hàng thương mại chiếm đến 87% tổng giá trị phát hành trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 7, theo FiinRatings.
Tăng nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội

Tăng nguồn vốn tín dụng cho nhà ở xã hội

HoREA vừa đề xuất một số giải pháp nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội và ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel III của ngân hàng Việt

Quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel III của ngân hàng Việt

Việc gia tăng thanh khoản đi kèm với nhu cầu giảm có thể dẫn đến mức độ dư thừa cao hơn, làm cho ngân hàng bất ổn hơn.
Tín dụng tăng mở ra nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Tín dụng tăng mở ra nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mức độ hấp thụ vốn cải thiện sẽ tạo động lực để các ngân hàng hiện là nhóm nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đa dạng đầu ra sang kênh đầu tư TPDN, từ đó giúp thị trường TPDN sôi động trở lại.
Tăng trưởng tín dụng tới nửa tháng 8/2024 phục hồi trở lại

Tăng trưởng tín dụng tới nửa tháng 8/2024 phục hồi trở lại

Tăng trưởng tín dụng đã tích cực trở lại sau khi sụt giảm vào tháng 7, hứa hẹn khả năng sẽ tăng tốc cùng đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động