Áp lực nợ xấu có thể phình to trong năm 2024
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đạt 140 nghìn tỷ (chiếm 1,09% tổng tín dụng toàn hệ thống).
Nợ xấu sẽ phình to trong năm 2024 khi Thông tư 02 hết hiệu lực. |
Tại báo cáo cập nhật triển vọng nhóm ngân hàng, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết trong số các ngân hàng, VPBank có nợ cơ cấu 14.900 tỷ đồng (gần 2,86% dư nợ) và BIDV với gần 20.000 tỷ đồng (gần 1,5% dư nợ), giúp kiểm soát nợ xấu tăng vọt trong quý III/2023.
Các ngân hàng còn lại do áp lực nợ xấu không quá lớn và không ưu tiên sử dụng Thông tư 02 (do phải trích lập nhiều hơn) nên phần nợ tái cơ cấu chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng dư nợ (VCB 0,14%, ACB 0,4%, TCB 0,27%, MSB 0,25%, HDB 0,5%).
Điểm tích cực về chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong quý III được thể hiện ở dự nợ nhóm 2 ghi nhận giảm 7,7% so với cùng kỳ, trong khi các quý trước tăng liên tục, nợ xấu hình thành tăng chậm hơn so với quý liền trước ở tất cả các nhóm ngân hàng. Hiện, nợ xấu gây áp lực lên nhóm ngân hàng TMCP lớn và vừa (MBB, TCB, TPB, MSB…) vẫn còn do chịu tác động tiêu cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và những khó khăn từ phân khúc khách hàng cá nhân.
Từ những phân tích trên cho thấy, chất lượng tài sản của các ngân hàng tạm thời sẽ được kiểm soát ở mức hiện tại cho đến hết năm 2023, tuy nhiên các chuyên gia lưu ý nợ xấu có thể phình to hơn khi bước sang năm 2024.
Những yếu tố tác động như Thông tư 02 hết hiệu lực vào tháng 6/2024, các khoản nợ tái cơ cấu trước đây sẽ về đúng nhóm phân loại nợ; Bộ đệm dự phòng của các ngân hàng thu hẹp trong năm 2023 khiến dư địa xử lý nợ cho năm sau không nhiều. Hiện tại, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLCR) có sự phân hoá rõ rệt giữa các ngân hàng, nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn duy trì bộ đệm trên 200%, trong khi tỷ lệ này ở các nhóm ngân hàng còn lại đều đã dưới mức 100% tính đến quý III.
Như vậy, các ngân hàng có tệp khách hàng đa dạng, trích lập đầy đủ, bộ đệm dự phòng vững chắc, ít phơi nhiễm với bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ có khả năng kiểm soát chi phí rủi ro tín dụng tốt hơn các ngân hàng khác. Nhóm ngân hàng top dưới với tỷ lệ bao phủ thấp (chỉ dưới 50%) sẽ chịu nhiều áp lực và không có dư địa để loại bỏ nợ xấu ra khỏi bảng cân đối…
Nguy cơ nợ xấu bất động sản “phình to” đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu khi mà năm 2023 - 2024 là thời kỳ đáo hạn một lượng rất lớn trái phiếu doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường bất động sản gặp khó, thanh khoản “tắc” đã khiến cho việc giải quyết bất động sản phát mãi để xử lý nợ xấu của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay cũng gặp nhiều áp lực.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cũng dự báo nợ xấu sẽ có xu hướng tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong năm 2024. Trong đó, bất động sản đang được cảnh báo là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất khi thị trường suy yếu khiến các khoản nợ có nguy cơ nhảy nhóm thành nợ xấu nhiều nhất. Do đó, ông cho rằng các doanh nghiệp bất động sản buộc phải tái cấu trúc.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 12:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm
Tài chính 20/12/2024 18:00
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm
Tài chính 20/12/2024 15:00
Sức ép đè nặng lãi suất
Tài chính 20/12/2024 14:00
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"
Tài chính 19/12/2024 20:39
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng
Tài chính 18/12/2024 12:00
Các tin khác
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng
Tài chính 18/12/2024 10:00
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 08:00
Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 17/12/2024 07:00
Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại
Tài chính 16/12/2024 17:00
Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tài chính 16/12/2024 14:34
Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?
Tài chính 16/12/2024 08:00
Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng
Tài chính 15/12/2024 15:51
Điều hành chính sách tiền tệ - Những dấu ấn năm 2024
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 18:00
Không nên đánh đồng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh
Tài chính 13/12/2024 16:00
Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2025
Tài chính 13/12/2024 12:00
Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 10:00
Lạm phát trung bình, tiền đồng ổn định hỗ trợ duy trì chính sách tiền tệ năm 2025
Tài chính 12/12/2024 14:55
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025
Tài chính 12/12/2024 07:00
Tín dụng tín dụng khởi sắc, hệ thống ngân hàng còn rủi ro?
Tài chính 11/12/2024 10:00
Dòng tín dụng cuối năm "tiếp sức" thị trường địa ốc
Tài chính 11/12/2024 09:00
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ do bão số 3: Thực hiện đến hết 2025, không giới hạn số lần cơ cấu
Tài chính 10/12/2024 16:00
Thấy gì từ các đợt phát hành trái phiếu xanh ngân hàng và phi ngân hàng?
Tài chính 10/12/2024 12:00
Vốn ngoại có tín hiệu đảo chiều, sẽ quay lại vào 2025?
Tài chính 10/12/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00