Yên Bái: Hờ A Dì - gương sáng ở La Pán Tẩn

Với quyết tâm tích cực lao động sản xuất, tự lực, tự cường, vượt khó đi lên bằng nội lực, đặc biệt tận dụng lợi thế của Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải để phát triển kinh tế, anh Hờ A Dì không chỉ thoát nghèo mà vươn lên làm giàu bền vững, trở thành tấm gương sáng ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải).
Mô hình homestay See bungalow của anh Hờ A Dì được du khách chọn là điểm đến lý tưởng

Mô hình homestay See bungalow của anh Hờ A Dì được du khách chọn là điểm đến lý tưởng

La Pán Tẩn là xã vùng cao địa hình hầu hết là đồi núi dốc, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp; tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn chưa được khai thác triệt để. Đời sống của nhân dân tuy có chuyển biến tích cực song trên địa bàn xã có trên 99% là đồng bào Mông vẫn còn nhiều hộ thuộc diện khó khăn.

Làm gì để phát triển kinh tế hộ gia đình, cũng như nhiều hộ dân khác trong xã, những năm qua, anh Hờ A Dì, sinh năm 1992, luôn băn khoăn, suy nghĩ tìm hướng đi mới, cách làm mới trong phát triển kinh tế.

"Sau nhiều năm trăn trở suy nghĩ và tìm tòi học hỏi trên các trang mạng xã hội cũng như những mô hình phát triển du lịch tiêu biểu của huyện và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tôi nhận thấy để đảm bảo đời sống cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm giúp đỡ bà con nơi mình sinh ra, đồng thời giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và quảng bá hình ảnh quê hương Mù Cang Chải đến bạn bè trong và ngoài nước thì chỉ có cách làm kinh tế du lịch”, anh Dì chia sẻ.

Với lợi thế về tài nguyên đất có sẵn cả gia đình, trên địa bàn xã có đồi Mâm Xôi và những thửa ruộng bậc thang làm say đắm bao du khách, được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt nên việc "biến di sản thành tài sản", mang lại lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch cộng đồng đã thôi thúc anh Dì hơn bao giờ hết.

Anh Dì cho biết: "Sau khi tiếp xúc, học hỏi về cách thức hoạt động của mô hình du lịch cộng đồng, tôi ấp ủ ý định khởi nghiệp từ làm homestay vì nhà có đất rộng, phù hợp với hoạt động này. Hơn nữa, khi nắm bắt chủ trương của huyện về phát triển Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch vào năm 2025 và sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, tôi quyết định xây dựng mô hình du lịch homestay mang đậm nét văn hóa của dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải”.

Suy nghĩ là vậy, nhưng khi bắt tay vào triển khai đâu có dễ. Bởi thiếu kinh nghiệm, vốn đầu tư ít, năng lực hiểu biết về du lịch bản địa còn hạn chế. Nhưng với tư duy "khó ở đâu gỡ ở đó”, cùng với sự giúp đỡ hỗ trợ của bạn bè, năm 2021, anh Hờ A Dì mạnh dạn vay 200 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện để xây dựng 6 phòng nghỉ khép kín và tạo cảnh quan ngoài trời...

Yên Bái: Hờ A Dì - gương sáng ở La Pán Tẩn
Mô hình homestay See bungalow của anh Hờ A Dì với 6 phòng nghỉ, hàng năm đón trên 500 lượt khách

Sau khi hoàn thành việc xây dựng homestay, làm gì để có khách đến với gia đình, Hờ A Dì dành nhiều thời gian tự nghiên cứu, tìm hiểu trên các trang thông tin của tỉnh, huyện và các trang mạng xã hội, cùng sự hướng dẫn của phòng chuyên môn nhằm đẩy mạnh quảng bá trên mạng xã hội, liên kết các hộ cùng làm, các công ty lữ hành để phát triển du lịch. Hơn nữa, phần nhiều du khách đến mô hình homestay của gia đình anh là khách nước ngoài nên A Dì đã tự học thêm tiếng Anh giao tiếp để phục vụ công việc.

Với những lợi thế thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống đồng bào Mông đa dạng, độc đáo, những năm qua, anh Hờ A Dì đã tích cực khai thác và phát triển dịch vụ homestay, trải nghiệm gắn với ruộng bậc thang. Chỉ trong một thời gian ngắn, mô hình homestay của gia đình đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Anh Kalyan Daggupati - du khách đến từ Ấn Độ phấn khởi: Đến với Homestay See bungalow của anh Dì, chúng tôi rất vui. Ở đây ngoài việc sinh hoạt tập thể, còn được trải nghiệm rõ nét cuộc sống thường ngày của người dân bản địa như: đi cày, bừa, cấy lúa, bắt cá ruộng, gặt lúa; học một số nhạc cụ truyền thống như khèn, sáo và tham quan những thửa ruộng bậc thang, nhất là chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa nước đổ ở đồi Mâm Xôi. Thật tuyệt!

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, đến nay, hàng năm homestay See bungalow của gia đình Hờ A Dì đã đón trên 500 lượt khách, doanh thu đạt hơn 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động địa phương, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ 4 hộ gia đình trong bản xây dựng mô hình homestay, mô hình chăn nuôi tổng hợp.

Đồng chí Phạm Tiến Lâm - Bí thư Đảng ủy xã La Pán Tẩn cho biết: "Hờ A Dì là tấm gương vượt khó, luôn tìm tòi sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, không tự ti, không cam chịu đói nghèo, tiếp cận cái mới, cách làm sáng tạo và có khát vọng phát triển, khát vọng cống hiến và làm giàu chính đáng. Trong thời gian tới, địa phương cũng tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển nhà nghỉ cộng đồng đúng với quy hoạch, kế hoạch, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan ruộng bậc thang; tiếp tục nghiên cứu hình thành các tour, tuyến du lịch mới và củng cố nâng cấp các tour, tuyến đã có”.

Với tư duy sáng tạo, nói nhiều làm ít, biến khó thành dễ, anh Hờ A Dì đã phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang trên địa bàn xã La Pán Tẩn, góp phần hiệu quả quảng bá con người và thiên nhiên tươi đẹp cùng bản sắc văn hóa dân tộc của Mù Cang Chải đến bạn bè trong và ngoài nước. Mô hình thêm một lần nữa là minh chứng cho việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế trong vùng đồng bào Mông vùng cao Mù Cang Chải cũng như các vùng văn hóa đậm bản sắc dân tộc khác của tỉnh Yên Bái. Qua mô hình cũng giúp người dân bản địa nâng cao ý thức, gắn phát triển kinh tế bèn vững với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Nguồn: Hờ A Dì - gương sáng ở La Pán Tẩn

Văn Tuấn
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Phân luồng giao thông tạm thời để thực hiện sửa chữa cầu tạm Nậm Nhé 2

Điện Biên: Phân luồng giao thông tạm thời để thực hiện sửa chữa cầu tạm Nậm Nhé 2

Do ảnh hưởng bởi thiên tai mưa lũ trong thời gian vừa qua, cầu tạm Nậm Nhé 2, lý trình Km135+850/QL.4H từ huyện Mường Chà đi huyện Mường Nhé bị hư hỏng cục bộ, ảnh hưởng tới an toàn khi lưu thông qua cầu.
Yên Bái: Hờ A Dì - gương sáng ở La Pán Tẩn

Yên Bái: Hờ A Dì - gương sáng ở La Pán Tẩn

Với quyết tâm tích cực lao động sản xuất, tự lực, tự cường, vượt khó đi lên bằng nội lực, đặc biệt tận dụng lợi thế của Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải để phát triển kinh tế, anh Hờ A Dì không chỉ thoát nghèo mà vươn lên làm giàu bền vững, trở thành tấm gương sáng ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải).

Các tin khác

Kon Tum: Ia H’Drai “Đánh thức” tiềm năng mặt nước đưa du lịch phát triển

Kon Tum: Ia H’Drai “Đánh thức” tiềm năng mặt nước đưa du lịch phát triển

Huyện Ia H’Drai có đặc thù địa hình đồi dốc xen lẫn hệ thống sông, hồ tạo nên “bức tranh” cảnh vật nơi đây hiền hòa, thơ mộng rất phù hợp để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, tạo thành điểm đến có sức hút đối với du khách gần xa.
Lai Châu: Tân Uyên mùa dứa ngọt

Lai Châu: Tân Uyên mùa dứa ngọt

Sau bao nhiêu ngày khấp khởi mong chờ, chuyến hàng dứa đầu tiên của Công ty Cổ phần Trà Than Uyên (huyện Tân Uyên) đã được xuất bán thành công, mở ra những tia hy vọng mới cho việc chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang cây trồng mới. Dân gian có câu “đầu xuôi, đuôi lọt”, mong rằng sau chuyến hàng này, sẽ là hàng trăm, hàng nghìn chuyến khác đưa sản phẩm dứa của công ty ra thị trường.
Lai Châu: Thủy lợi giúp người dân xã Hua Bum mở rộng diện tích gieo cấy lúa hè thu

Lai Châu: Thủy lợi giúp người dân xã Hua Bum mở rộng diện tích gieo cấy lúa hè thu

Những năm qua, xã biên giới Hua Bum (huyện Nậm Nhùn) được Đảng, nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhiều công trình thủy lợi. Qua đó, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt diện tích gieo cấy lúa hè thu không ngừng được mở rộng qua từng năm.
Yên Bái có gần 38.500 người được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7

Yên Bái có gần 38.500 người được tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7

6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái ước đạt trên 1.894,8 tỷ đồng, bằng 53,8% dự toán Trung ương giao, bằng 35,8% dự toán tỉnh giao và bằng 129,4% so với cùng kỳ năm trước.
Yên Bái: Xây dựng tỉnh phát triển vững mạnh toàn diện

Yên Bái: Xây dựng tỉnh phát triển vững mạnh toàn diện

Kể từ ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái đến nay, trong mỗi bước đường cách mạng, Đảng bộ, quân và dân Yên Bái không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ tỉnh đã và đang ra sức quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030 theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.
Điện Biên: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách ở Điện Biên Đông

Điện Biên: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách ở Điện Biên Đông

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH), Huyện ủy, UBND huyện Điện Biên Đông đã triển khai phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị 40, Kết luận 06 và các văn bản liên quan của Chính phủ, của tỉnh tới 100% chi bộ, đảng bộ trực thuộc. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH là hoạt động thường xuyên.
Điện Biên: Giao lưu tìm hiểu văn hóa, ẩm thực Hàn Quốc

Điện Biên: Giao lưu tìm hiểu văn hóa, ẩm thực Hàn Quốc

Trong chương trình đào tạo tiếng Hàn Quốc tại TP. Điện Biên Phủ, sáng ngày 29/6, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh tổ chức hoạt động giao lưu, tìm hiểu văn hóa, ẩm thực Hàn Quốc cho các học viên.
Yên Bái nâng chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Yên Bái nâng chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có từ 7.000 đến 10.000 việc làm trong lĩnh vực du lịch.
Yên Bái: Những câu chuyện đẹp trong kỳ

Yên Bái: Những câu chuyện đẹp trong kỳ

Kỳ thi tốt nghiệp THPT của các "chiến binh 2K6” trên địa bàn tỉnh Yên Bái vừa khép lại với nhiều hình ảnh đẹp, việc làm ý nghĩa, câu chuyện tử tế, ấm áp lòng người. Đó là hình ảnh những người thầm lặng, hỗ trợ một cách tốt nhất để giúp thí sinh bình tĩnh, tự tin chinh phục thử thách cuối cùng của cuộc đời học sinh.
Điện Biên: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững

Điện Biên: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững

Điện Biên là tỉnh có tính đa dạng sinh học phong phú. Để gìn giữ, phát huy những giá trị này, thời gian qua tỉnh đã siết chặt công tác quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là nhiệm vụ chiến lược, tiền đề cho sự phát triển bền vững.
Điện Biên: Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điện Biên: Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Đó là chỉ đạo của đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Kỳ thi cấp tỉnh trong buổi kiểm tra công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào sáng ngày 26/6, tại 2 điểm thi: Trường THPT huyện Điện Biên và Trường THPT Mường Nhà (huyện Điện Biên).
Yên Bái: Yên Bình chuyển đổi số thúc đẩy nền hành chính phục vụ

Yên Bái: Yên Bình chuyển đổi số thúc đẩy nền hành chính phục vụ

Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, thời gian qua, huyện Yên Bình đã gắn cải cách hành chính với chuyển đổi số với các giải pháp mới, hiệu quả, thiết thực. Qua đó, đưa quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người dân công khai, minh bạch hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả cơ quan nhà nước và công dân.
Điện Biên: Mường Ảng đảm bảo giao thông mùa mưa lũ

Điện Biên: Mường Ảng đảm bảo giao thông mùa mưa lũ

Nhằm đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, huyện Mường Ảng đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp sẵn sàng ứng phó; kịp thời khắc phục sự cố trên các tuyến giao thông. Từ đầu mùa mưa đến nay hầu hết các tuyến giao thông trên địa bàn huyện luôn đảm bảo thông suốt.
Yên Bái: Mù Cang Chải thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác thế mạnh địa phương

Yên Bái: Mù Cang Chải thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác thế mạnh địa phương

Từ nhiều năm nay, Mù Cang Chải đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh sẵn có của địa phương.
Yên Bái: "Mắt thần an ninh" bình yên xóm phố

Yên Bái: "Mắt thần an ninh" bình yên xóm phố

Không chỉ giúp người dân chấp hành tốt quy định của pháp luật mà còn phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước về đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)”. Đó chính hiệu quả
Điện Biên: Pu Lau thoát nghèo từ dứa

Điện Biên: Pu Lau thoát nghèo từ dứa

Pu Lau là bản vùng cao thuộc xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông. Nhờ trồng dứa mật mà bản Pu Lau từ bản khó khăn nhất xã vươn lên thành bản tiên phong xóa đói giảm nghèo điển hình.
Yên Bái: Hoàn thành lắp đặt tua-bin Tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2

Yên Bái: Hoàn thành lắp đặt tua-bin Tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2

Sáng 22/6, Công ty Cổ phần Đầu tư Thủy điện Thác Bà tổ chức Lễ hoàn thành lắp đặt tua-bin Tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2.
Điện Biên: Kỹ sư với những sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế

Điện Biên: Kỹ sư với những sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế

Luôn nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng nhiều sáng kiến giá trị, chị Trần Thị Thanh Hòa, kỹ sư Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học kỹ thuật (Sở Khoa học và Công nghệ) vinh dự được biểu dương là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh với sáng kiến tiêu biểu trong giai đoạn 2021 – 2023.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động