Yên Bái: Di sản độc đáo của người Mông

Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây Khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông trên địa bàn tỉn, tạo nên sức sống bền bỉ vượt thời gian của nhạc cụ độc đáo này.
Yên Bái: Di sản độc đáo của người Mông
hệ nhân Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải tận tình hướng dẫn, kèm dạy cho con em trong bản từ động tác cầm khèn, cách điều tiết hơi, đến động tác múa Khèn và các điệu nhạc truyền thống của người Mông.

Được trao truyền qua nhiều đời, cây khèn đã trở thành vật báu gắn với đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông. Dù bao phen dời đổi chạy theo mùa rẫy, cây khèn vẫn là vật bất ly thân, được đồng bào trân trọng, gìn giữ.

Người Mông không nhớ cây khèn có từ bao giờ chỉ biết rằng cây khèn tượng trưng cho tình đoàn kết trong cộng đồng, sự hiếu thảo của con dành cho cha mẹ, tình thương yêu vợ chồng và tấm lòng tương thân, tương ái của anh em trong một nhà. Khèn (tiếng Mông gọi là "kềnh" hay "khềnh") là nhạc cụ độc đáo, gắn liền với hình ảnh những chàng trai dân tộc Mông rắn rỏi, tài hoa hiên ngang giữa đại ngàn gió núi.

Cây khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, đồng thời là nhạc khí linh thiêng kết nối giữa trần gian và thế giới tâm linh, cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông.

Với mong muốn bảo tồn, gìn giữ tiếng khèn - nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông kết hợp với phát triển du lịch trên địa bàn, nghệ nhân Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đã tận tình hướng dẫn, kèm dạy cho con em trong bản từ động tác cầm khèn, cách điều tiết hơi, đến động tác múa khèn và các điệu nhạc truyền thống của người Mông, khơi dậy niềm say mê, tình yêu nhạc cụ của dân tộc mình.

Nghệ nhân Thào Cáng Súa chia sẻ: "Tôi rất vui khi nghệ thuật khèn của người Mông được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Muốn lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc thì mình phải truyền đạt những gì mình biết cho con cháu, sau này mình già đi, thế hệ con cháu mình sẽ giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc để mang tiếng khèn đi giao lưu với bạn bè thế giới”.

Không chỉ với nghệ nhân, việc nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cũng giúp cho thế hệ trẻ thêm tự hào và có động lực để chung tay gìn giữ, phát huy loại nhạc cụ này. Anh Sùng A Dà ở bản Háng Cháng Lừ, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, vui vẻ cho biết: "Bản thân tôi thấy rất vinh dự và tự hào. Thời gian tới tôi sẽ tiếp tục duy trì và truyền dạy khèn Mông cho thế hệ trẻ”.

Nếu cây khèn là niềm tự hào của người dân tộc Mông thì chàng trai Mông biết làm khèn, thổi khèn và múa khèn được coi là truyền nhân, được mọi người trong cộng đồng cảm mến. Bởi, họ là những truyền nhân biết kính hiếu tổ tiên, kiên trì tiếp nhận tinh hoa văn hóa của cha ông trao truyền lại, đồng thời tiếp tục là người gìn giữ, bảo tồn loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này cho các thế hệ sau.

Khèn được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo và tài năng của những người đàn ông Mông bởi những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như gỗ, sặt, nứa. Có cây khèn trong tay, nghệ nhân phải rèn cách nhấn nhá, nhả hơi cùng điệu vũ phù hợp theo cung bậc.

Nghệ nhân Thào Cáng Súa tâm đắc: "Khèn hay là khi chơi người và khèn nhập làm một, cuồng say để từng động tác múa hóa thân vào giai điệu. Chính vì thế mà lúc chơi không có động tác thừa, thở ra, hít vào cây khèn đều cất lên âm hưởng của núi rừng, chuyển tải thông điệp, thổ lộ tâm tư, tình cảm của người thổi khèn đến bạn bè và vạn vật quanh mình”.

Bởi gắn bó sâu sắc trong đời sống vật chất, tinh thần nên khèn Mông được ví như hơi thở cuộc sống. Mùa xuân, khèn cất lời rạo rực vui tươi gọi hội, phiên chợ khèn gọi bạn gần xa, chúc lời may mắn. Làng bản mất người, lời khèn trầm đục, lặng buồn tiễn người về với thế giới người hiền. Bởi tâm niệm tiếng khèn là thứ linh thiêng có thể nối được "mường trời, mường đất”, kết nối âm - dương nên đồng bào mượn lời khèn để gửi gắm lòng mình đến thế giới siêu nhiên, gần gũi hơn là gửi gắm đến bè bạn và mọi người trong cộng đồng xã hội.

Tiếng khèn làm quên đi những khó khăn, vất vả sau một năm chăm chỉ lao động mệt nhọc, góp phần gắn kết tình bạn, tình yêu thương con người, tình làng nghĩa bản. Nhưng để nhuần nhuyễn với cây khèn, các nghệ nhân người Mông phải trải qua một quá trình dài kham khổ học luyện. Việc học thổi khèn, múa khèn phần nhiều cần sự cảm hứng, chí thú, say mê, không thể áp đặt. Mỗi ngày một chút, nhất là những đêm trăng, vào hôm có phiên chợ, người học khèn bắt đầu "trình diễn” những bài khèn và vũ đạo giản đơn nhất.

Để lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống của khèn Mông, các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn đã khôi phục nhiều lễ hội có sự hiện diện của tiếng khèn, đưa múa khèn vào các giờ học ngoại khóa để học sinh tìm hiểu và hứng thú với những nhạc cụ dân tộc.

Bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Đến nay, huyện Mù Cang Chải đã 3 lần tổ chức thành công Hội thi trình diễn khèn Mông thu hút đông đảo các đội tham gia với nhiều màn biểu diễn chất lượng, hay, hấp dẫn. Đặc biệt năm 2022, huyện Mù Cang Chải lần đầu tiên tổ chức Festival khèn Mông nhằm khuyến khích, từng bước sưu tầm, khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa khèn và nhạc cụ khèn Mông để tổ chức tốt các nghi lễ tín ngưỡng văn hóa dân tộc truyền thống và các hoạt động văn hóa cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của huyện Mù Cang Chải và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Yên Bái.

Đối với khối học sinh trung học phổ thông, huyện tổ chức định kỳ các hội thi múa khèn, múa khăn. Cùng với đó, các trường học trên địa bàn huyện đều có các chương trình dạy và học về khèn Mông, thực hiện thường xuyên, liên tục trong các giờ ra chơi, ngoại khóa thay vì tập thể dục bình thường. Qua đó, lan toả bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến thế hệ trẻ, góp phần gìn giữ và quảng bá nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông đế du khách, dần đưa di sản trở thành tài sản trong phát triển du lịch của địa phương.

Khèn Mông- vật báu biết "nói" lời núi, lời sông, là tiếng lòng nối tiếng lòng. Việc nghệ thuật khèn của người Mông được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia được kỳ vọng giúp các cấp, các ngành có những chính sách đúng đắn, tạo điều kiện và hỗ trợ các nghệ nhân, câu lạc bộ khèn Mông gìn giữ và phát huy giá trị khèn Mông một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Di sản độc đáo của người Mông Yên Bái

Thu Trang
baoyenbai.com.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Sáng nay (8/5), tại trụ sở UBND tỉnh diễn ra buổi trao tặng và tiếp nhận hũ đựng đất giữa UBND tỉnh Điện Biên và Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm Giải phóng lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Belarus. Trao tặng hũ đựng đất “Pháo đài Brest” cho tỉnh Điện Biên có ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Ngày 8/5, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã chào xã giao lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Cứ mỗi dịp tháng 5 về, Khu di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu lại trở thành điểm đến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Từng đóa hoa tươi, từng nén nhang thơm dâng Bác là tấm lòng của mỗi người con Yên Châu tỏ lòng thành kính tri ân công đức, cũng là dịp báo công dâng Bác những thành quả đã đạt được.
Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Phấn đấu thu hút từ 10 - 12 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát về các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị. Đó là mục tiêu theo kế hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình năm 2024.

Các tin khác

Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Sau chiến thắng lịch sử năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn, hàng nghìn thanh niên xung phong các tỉnh miền xuôi tình nguyện lên Điện Biên để xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm dẫn nước tưới cho thung lũng Mường Thanh, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, sau 55 đưa vào khai thác, công trình vẫn giữ vai trò chủ lực điều tiết nước cho cánh đồng Mường Thanh để tạo ra những “hạt ngọc” thơm ngon nức tiếng, thương hiệu gạo Điện Biên đã được khẳng định trên khắp mọi miền đất nước.
Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Chiều nay (5/5), tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Ngày 29/4, tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, Quỹ Tâm hồn đẹp (TP. Hà Nội) phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Điện Biên Phủ và Báo Điện Biên Phủ (đơn vị kết nối) tổ chức trao học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó.
Điện Biên theo dòng lịch sử

Điện Biên theo dòng lịch sử

Hàng trăm tài, liệu hình ảnh về lịch sử vùng đất Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay với những mốc son chói lọi được tái hiện sinh động trong triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” dưới hình thức trực tuyến 3D. Qua đây, giúp người xem có cái nhìn tổng quát, rõ nét hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước. Góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào về mảnh đất, con người Điện Biên cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.
Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Mường Pồn - xã biên giới huyện Điện Biên - nơi chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn hi sinh anh dũng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước. Phát huy truyền thống cách mạng, những năm sau giải phóng, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân nỗ lực khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân quanh cứ điểm đồi Độc Lập (nay thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) đã kiên cường đứng lên chiến đấu với thực dân Pháp. 70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ cứ điểm Độc Lập đã có nhiều đổi thay với diện mạo của một xã nông thôn mới.
Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Những ngày này, tuyến quốc lộ 6 kết nối thủ đô Hà Nội với chiến trường Điện Biên xưa nườm nượp những đoàn xe đưa các cựu chiến binh và du khách về thăm lại chiến trường oanh liệt “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trên hành trình “du lịch về nguồn” ấy, có rất nhiều đoàn khách dừng chân tại Sơn La, thăm các di tích lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến diễn ra trên miền đất Tây Bắc.
Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Sơn La: Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế hiệu quả

Đảng bộ xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu có 382 đảng viên, sinh hoạt ở 20 chi bộ trực thuộc. Những năm qua, Đảng bộ xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế.
Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Điện Biên: Bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”

Tối 24/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ đã diễn ra Lễ bế mạc Triển lãm “Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam”. Đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tới dự.
Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Điện Biên: Mường Nhé biểu dương điển hình tiên tiến học và làm theo Bác

Sáng 24/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Nhé tổ chức Hội nghị biểu dương gương điển hình, tiên tiến trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và triển khai Mô hình “Cán bộ, đảng viên 5N” gắn với chuyên đề năm 2024. Hội nghị là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, hướng đến Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác.
Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Sơn La: Du lịch Quỳnh Nhai sẵn sàng cho kỳ nghỉ lễ

Nằm cách thành phố Sơn La 60 km, huyện Quỳnh Nhai có nhiều điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, như: Cầu Pá Uôn, Đảo Trái tim, Đền Linh Sơn Thủy Từ, Suối khoáng nóng bản Bon, Vịnh Uy Phong... Khám phá cảnh đẹp vùng lòng hồ Quỳnh Nhai đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Các điểm du lịch, khách sạn trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã sắn sàng đón tiếp du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Sơn La: Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên cựu chiến binh trong tỉnh luôn gương mẫu thực hiện các phong trào thi đua, hoạt động ở địa phương, chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Yên Bái vượt khó để phát triển rừng gỗ lớn

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ thực hiện ước mong lớn về kinh tế mà còn là hướng đi có ý nghĩa lâu dài, bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định đòi hỏi phải có thêm những chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo động lực để nhiều hộ dân tham gia…
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động