Vướng mắc thỏa thuận, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án

Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hồi đất để giao đất thông qua đấu giá, đấu thầu, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn khuyến khích thỏa thuận về quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án.

Sau hơn 2 tháng lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan soạn thảo đã hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với rất nhiều sửa đổi quan trọng. Trong đó, các chế định đáng chú ý nhất, được quan tâm nhiều nhất vẫn là thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; cơ chế thỏa thuận, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án...

Sau khi đăng tải bài viết Phần 1: Còn nhiều bất cập trong thu hồi đất; giao đất không qua đấu giá, đấu thầu Phần 2: Cần hoàn chỉnh cơ chế giao đất thông qua đấu giá, đấu thầu, Reatimes tiếp tục tổng hợp những bất cập trong các quy định về thỏa thuận về quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án (Báo cáo này rà soát trên cơ sở bản dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phiên bản mới nhất mà Chính phủ chính thức trình Quốc hội tại Tờ trình số 136/TTr-CP ngày 25/4/2023).

Hai cơ chế, một bản chất

Thể chế hóa nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở thương mại, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (tại Điều 117, Điều 118, Điều 123) đã quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất và trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Tại các khoản 4, 5 Điều 118 dự thảo đã quy định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại. Trong khi đó, Điều 123 dự thảo quy định việc sử dụng đất thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất.

Tôi cho rằng việc tách riêng 2 cơ chế riêng rẽ: cơ chế chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án, cơ chế thỏa thuận về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án là không cần thiết bởi 2 cơ chế này đều có chung bản chất là việc nhà đầu tư chủ động tạo lập quỹ đất thông qua các giao dịch dân sự thay vì nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Cụ thể, cơ chế chuyển mục đích sử dụng đất áp dụng với trường hợp nhà đầu tư sẵn có quyền sử dụng đất. Cơ chế thỏa thuận về quyền sử dụng đất áp dụng với trường hợp nhà đầu tư chưa có quyền sử dụng đất nhưng thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất từ chủ thể khác. Như vậy bản chất cơ chế thỏa thuận về quyền sử dụng đất không khác so với cơ chế chuyển mục đích sử dụng đất (chỉ bổ sung thêm bước nhận quyền sử dụng đất) nên không cần thiết phải tách riêng để tránh gây rối, phức tạp.

Từ đó, tôi đề xuất gộp cơ chế thỏa thuận về quyền sử dụng đất với cơ chế chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án.

Ngoài ra, điểm c khoản 3 Điều 123 dự thảo còn yêu cầu nhà đầu tư phải “Có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh về việc thỏa thuận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án” trước khi thỏa thuận với người sử dụng đất. Quy định này là không cần thiết do trường hợp này nhà đầu tư chỉ được thỏa thuận về quyền sử dụng: (1) đất ở; (2) đất ở và đất khác không phải là đất ở.

Đây đều là các trường hợp không bị hạn chế khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không thuộc trường hợp đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng...) mà theo quy định tại Luật Đất đai 2013 cũng như dự thảo luật sửa đổi thì các chủ thể không phải xin phép cơ quan nhà nước trước khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng.

Nếu đặt ra yêu cầu có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh về việc thỏa thuận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thì nhà đầu tư thay vì áp dụng cơ chế thỏa thuận về quyền sử dụng đất (Điều 123) sẽ “lách” bằng cách trước tiên sẽ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi có quyền sử dụng đất thì sẽ áp dụng cơ chế chuyển mục đích sử dụng đất tại Điều 117, 118 (là các cơ chế sẽ giúp doanh nghiệp tránh được thủ tục xin văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh về việc thỏa thuận quyền sử dụng đất).

Với căn cứ nêu trên, tôi kiến nghị bãi bỏ điểm c khoản 3 Điều 123 dự thảo.

Tranh cãi điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại

Tại điểm c khoản 4 Điều 118 dự thảo luật đã quy định điều kiện được chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại là “không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng...”.

Quy định này rất “mở” và dẫn đến cách hiểu khác nhau. Trên thực tế đây là vướng mắc, gây tranh cãi trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể, hiện nay vẫn chưa có cách hiểu thống nhất thế nào là “không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất...”? Ví dụ, dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo khoản 2, khoản 3 Điều 75 dự thảo luật (ví dụ dự án khu đô thị, nhà ở thương mại...) nhưng chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; hoặc đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nhưng chưa có thông báo thu hồi đất, cơ quan nhà nước chưa lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư để chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư thì doanh nghiệp đang sử dụng đất có được xin chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án không?

Về câu hỏi này, hiện nay có 2 cách hiểu về thế nào là “không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Cách hiểu thứ nhất theo hướng “tương đối”: Mặc dù nhà đầu tư đề xuất dự án được liệt kê trong các loại hình dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo Điều 75 dự thảo luật (ví dụ dự án khu đô thị, nhà ở thương mại...) nhưng nếu Nhà nước chưa đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, hoặc chưa có thông báo thu hồi đất, chưa lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư để lựa chọn nhà đầu tư thì chủ sử dụng đất vẫn được xin chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nếu phù hợp cách loại quy hoạch.

Cách hiểu thứ hai theo hướng “tuyệt đối”: Chủ sử dụng đất chỉ được xin chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nếu dự án đó không được liệt kê trong các trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo Điều 75 dự thảo luật. Cách hiểu này sẽ vô hiệu hóa việc chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại bởi dự án nhà ở thương mại thuộc trường hợp thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất. Cách hiểu này sẽ dẫn đến mâu thuẫn bởi khoản 4 Điều 118 cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Do vậy, kiến nghị cơ quan soạn thảo làm rõ điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án theo cách hiểu thứ nhất để tránh xung đột pháp luật, thuận lợi trong triển khai thực hiện.

Một cách tương tự, Điều 123 dự thảo luật cũng cần được chỉnh sửa theo hướng làm rõ nếu dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhưng chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, hoặc đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nhưng chưa có thông báo thu hồi đất, hoặc chưa chấp thuận chủ trương đầu tư để lựa chọn nhà đầu tư thì một nhà đầu tư có thể thỏa thuận về quyền sử dụng đất với người sử dụng đất để thực hiện dự án hay không?

Thứ tự ưu tiên gây nhiều bất cập

Tại khoản 5 Điều 118 dự thảo luật đã quy định về thứ tự ưu tiên khi thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, ưu tiên số 1 là đấu giá quyền sử dụng đất; ưu tiên số 2 là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án; ưu tiên số 3 là thỏa thuận về quyền sử dụng đất thực hiện dự án.

Như vậy, khoản 5 Điều 118 không nêu và không quy định thứ tự ưu tiên đối với việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại là quy định đã nêu tại khoản 4 Điều 118 dự thảo Luật Đất đai, cũng như tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo khoản 4 Điều 38 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): “nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại khi có quyền sử dụng đất trong các trường hợp: a) Có quyền sử dụng đất ở; b) Có quyền sử dụng đất ở và đất khác; c) Có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất như giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; d) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng các loại đất quy định tại các điểm a, b hoặc điểm c khoản này theo quy định của pháp luật đất đai”.

Như vậy khoản 4 Điều 118 dự thảo Luật Đất đai, cũng như khoản 4 Điều 38 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép nhà đầu tư có có quyền sử dụng đất trong một số trường hợp thì được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án.

Tuy nhiên nếu quy định thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 5 Điều 118 dự thảo Luật thì tất cả các dự án nhà ở thương mại mà không đủ điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất (chưa có đất sạch), nếu có quy mô từ 10ha trở lên tại khu vực nông thôn hoặc 5ha trở lên tại khu vực đô thị đều phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; không được chuyển mục đích sử dụng đất như quy định trên.

Điều đó đồng nghĩa việc chỉ được thỏa thuận về quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại với quy mô dự án ≤10ha tại khu vực nông thôn hoặc ≤5ha tại khu vực đô thị. Quy định theohướng này dễ dẫn đến tình huống hợp thức hóa bằng cách chia nhỏ quy mô dự án thành các dự án dưới 10ha (dưới 5ha tại khu vực đô thị) để thỏa thuận về quyền sử dụng đất.

Do đó, tôi kiến nghị bãi bỏ quy định tại khoản 5 Điều 118 dự thảo luật.

Cơ chế thỏa thuận chưa đầy đủ

Tại Điều 123 dự thảo luật quy định cơ chế thỏa thuận bao gồm chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

Như vậy, dự thảo mới chỉ bó hẹp trong các giao dịch về quyền sử dụng đất và chỉ áp dụng cho những loại đất được phép, đủ điều kiện đưa vào giao dịch (gồm đất được giao có thu tiền sử dụng đất, đất được cho thuê trả tiền một lần). Trong khi đó, dự thảo bỏ sót cơ chế thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất để qua đó bên mua tài sản có quyền sử dụng đất và được sử dụng đất này để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 47 dự thảo luật đã cho phép tổ chức kinh tế được mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm và được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại (cơ chế này kế thừa Luật Đất đai năm 2013). Như vậy, quyền sử dụng đất trong trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm (có tài sản trên đất) cũng có thể trở thành đối tượng thỏa thuận về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

Ngoài ra, theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương và nội dung dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thì hầu hết các loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp đều phải chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm. Như vậy sau một số năm thi hành sẽ hầu như không còn loại đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần. Do đó, cần mở rộng cho trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm cũng được thỏa thuận về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

Một vấn đề rất đáng lưu ý khác là tại điểm b khoản 1 Điều 123 dự thảo luật đã quay về với phương án cũ: Chỉ cho phép thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác không phải là đất ở để thực hiện dự án nhà ở thương mại.

Quy định này tương tự Luật Nhà ở hiện hành (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 03/2022/QH15), theo đó, nhà đầu tư phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở mới được thực hiện dự án nhà ở thương mại. Như vậy dự thảo Luật Đất đai mâu thuẫn với dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (cho phép nhà đầu tư được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trong trường hợp chỉ có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp không phải đất ở được giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần).

Để đảm bảo thống nhất pháp luật, tôi kiến nghị sửa đổi quy định của dự thảo Luật Đất đai cho đồng bộ với dự thảo Luật Nhà ở, đồng thời cho phép mở rộng việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với các loại đất khác (gồm cả đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được thuê trả tiền hàng năm) để thực hiện dự án nhà ở thương mại theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Ths. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia Pháp lý Bất động sản
https://reatimes.vn/vuong-mac-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-thuc-hien-du-an-20201224000019427.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Quảng Nam tiếp tục đấu giá vật liệu (cát) sau nạo vét sông Cổ Cò

Quảng Nam tiếp tục đấu giá vật liệu (cát) sau nạo vét sông Cổ Cò

Phó Chủ tịch UBND Trần Nam Hưng yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam tiếp tục chủ trì tổ chức thực hiện việc bán đấu giá vật liệu (cát) sau nạo vét Dự án Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò.
Gói thầu 468 tỷ đồng tại Hà Tiên (Kiên Giang): Hợp đồng ngoài lãnh thổ Việt Nam không được đánh giá?

Gói thầu 468 tỷ đồng tại Hà Tiên (Kiên Giang): Hợp đồng ngoài lãnh thổ Việt Nam không được đánh giá?

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (chủ đầu tư) vừa phê duyệt nhà thầu trúng Gói thầu số 08 thuộc Dự án Kè chống sạt lở khu dân cư và Đường vành đai Nam Đông Hồ, TP. Hà Tiên. Không đồng tình với kết luận của Tổ chuyên gia, nhà thầu bị loại đã có công văn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu.
Hà Nội sắp đấu giá gần 100 lô đất tại các huyện vùng ven, giá khởi điểm từ 1,5 triệu đồng/m2

Hà Nội sắp đấu giá gần 100 lô đất tại các huyện vùng ven, giá khởi điểm từ 1,5 triệu đồng/m2

99 lô đất tại huyện Mê Linh, Quốc Oai, Sóc Sơn (TP. Hà Nội) sẽ được đưa ra đấu giá vào cuối tháng 12/2024 và tháng 1/2025.
Ninh Bình sắp đấu giá 286 lô đất, giá khởi điểm thấp nhất 2,5 triệu đồng/m2

Ninh Bình sắp đấu giá 286 lô đất, giá khởi điểm thấp nhất 2,5 triệu đồng/m2

(BĐT) - 286 lô đất tại các huyện Yên Mô và Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng vào ngày 28/12/2024 và 2/1/2025. Giá khởi điểm thấp nhất 2,5 triệu đồng/m2 và cao nhất 16 triệu đồng/m2.
Ngân hàng đấu giá khoản nợ được thế chấp bằng khu resort 4 sao tại Côn Đảo

Ngân hàng đấu giá khoản nợ được thế chấp bằng khu resort 4 sao tại Côn Đảo

Ngày 19/12, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn sẽ bán đấu giá khoản nợ có tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Việt Nga, chủ đầu tư khu resort 4 sao quy mô hơn 7,2 ha tại huyện Côn Đảo.
Hưng Yên sắp đấu giá 155 suất đất, khởi điểm thấp nhất 152 triệu đồng/suất đất

Hưng Yên sắp đấu giá 155 suất đất, khởi điểm thấp nhất 152 triệu đồng/suất đất

Chiều 19/12, Hưng Yên sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 155 suất đất trên địa bàn thành phố. Giá khởi điểm thấp nhất trên 152 triệu đồng và cao nhất hơn 4,6 tỷ đồng mỗi suất.

Các tin khác

Đồng Nai: Sẽ đấu giá khu đất vàng 282 ha gần sân bay Long Thành

Đồng Nai: Sẽ đấu giá khu đất vàng 282 ha gần sân bay Long Thành

Khu đất vàng 282 ha thuộc xã Bình Sơn, gần sân bay Long Thành, được tỉnh Đồng Nai đưa ra đấu giá trong năm 2025 để thu về khoảng 7.400 tỷ đồng.
Hà Nội giao 3.165,1m2 đất cho huyện Thạch Thất để đấu giá

Hà Nội giao 3.165,1m2 đất cho huyện Thạch Thất để đấu giá

UBND TP Hà Nội giao 3.165,1m2 đất tại xã Thạch Xá cho UBND huyện Thạch Thất để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất.
Hà Nội: Đấu giá 43.944 m2 đất tại quân Hoàng Mai, giá khởi điểm từ 86 triệu đồng/m2

Hà Nội: Đấu giá 43.944 m2 đất tại quân Hoàng Mai, giá khởi điểm từ 86 triệu đồng/m2

Ngày 23/12, quận Hoàng Mai sẽ tổ chức đấu giá 43.944 m2 đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại ô đất ký hiệu TT4 thuộc Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội (giai đoạn 1). Trong đó, có 20.061 m2 đất ở, giá khởi điểm hơn 86 triệu đồng/m2.
Sóc Sơn: Gấp rút đấu giá lại 36 thửa đất được trả giá 30 tỉ đồng/m2

Sóc Sơn: Gấp rút đấu giá lại 36 thửa đất được trả giá 30 tỉ đồng/m2

Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân vừa ra thông báo đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 36 thửa tại thôn Đông Lai (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn). Đây là các lô đất ở, có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài.
Hà Nội đấu giá lại các thửa đất được trả đến 30 tỷ/m2 tại huyện Sóc Sơn

Hà Nội đấu giá lại các thửa đất được trả đến 30 tỷ/m2 tại huyện Sóc Sơn

Ngày 28/12, huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội) sẽ đấu giá lại 36 thửa đất không tìm được chủ do nhóm đối tượng trả đến 30 tỷ đồng một m2 rồi bỏ ngang.
Hà Nội: Đấu giá thành công 200 thửa đất tại huyện Mỹ Đức, tổng giá trúng gấp 10 lần giá khởi điểm

Hà Nội: Đấu giá thành công 200 thửa đất tại huyện Mỹ Đức, tổng giá trúng gấp 10 lần giá khởi điểm

Các thửa đất tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) có giá trúng cao nhất 33,2 triệu đồng/m2, thấp nhất hơn 16,7 triệu đồng/m2. Tổng giá khởi điểm khoảng 23,7 tỷ đồng; tổng giá trúng gấp hơn 10 lần khởi điểm.
Hà Nội: Giao hơn 30.000 m2 đất cho UBND huyện Thanh Oai để thực hiện dự án

Hà Nội: Giao hơn 30.000 m2 đất cho UBND huyện Thanh Oai để thực hiện dự án

UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành quyết định giao 30.444,7 m2 đất tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai cho UBND huyện Thanh Oai để thực hiện Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất khu Cưng Trong (thôn Đại Định,Tam Hưng, Thanh Oai).
Khách hàng đồng loạt bỏ cuộc, loạt lô đất Thanh Oai đấu giá bất thành

Khách hàng đồng loạt bỏ cuộc, loạt lô đất Thanh Oai đấu giá bất thành

Tất cả 22 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) của phiên đấu giá hôm nay đều không tìm được chủ. Nguyên nhân do đến vòng đấu thứ 8, giá đất đã được đẩy lên khoảng 70 triệu đồng/m2, nhưng sau đó khách hàng đồng loạt bỏ cuộc nên các lô đất đấu giá đều không thành công.
BIDV rao bán khoản nợ 65,2 tỷ đồng của Ô tô An Thái Coneco, khởi điểm 56,1 tỷ đồng

BIDV rao bán khoản nợ 65,2 tỷ đồng của Ô tô An Thái Coneco, khởi điểm 56,1 tỷ đồng

Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thành Đô vừa phát đi thông báo tìm người mua khoản nợ của Công ty CP Ô tô An Thái Coneco. Giá trị ghi sổ của khoản nợ tạm tính đến ngày 19/09/2024 là hơn 65,2 tỷ đồng; trong đó, nợ gốc hơn 34,7 tỷ đồng, còn lại là lãi quá hạn (20,7 tỷ đồng) và lãi quá hạn (9,7 tỷ đồng).
Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 318 thửa đất tại huyện ngoại thành trong tháng cuối năm 2024

Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 318 thửa đất tại huyện ngoại thành trong tháng cuối năm 2024

318 thửa đất tại các huyện ngoại thành Hà Nội sẽ được mang ra đấu giá trong tháng 12, giá khởi điểm từ 1,1 triệu đồng/m2.
Hà Nội: Hủy kết quả đấu giá đất Thanh Oai do nhà đầu tư bất ngờ “quay xe”

Hà Nội: Hủy kết quả đấu giá đất Thanh Oai do nhà đầu tư bất ngờ “quay xe”

Tất cả 22 thửa đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (TP. Hà Nội) của phiên đấu giá ngày 30/11 đều không tìm được chủ. Nguyên nhân do khách hàng đồng loạt bỏ cuộc.
Hà Nội: 3 lô đất đấu giá tại huyện Sóc Sơn được trả tới 30 tỷ đồng/m2

Hà Nội: 3 lô đất đấu giá tại huyện Sóc Sơn được trả tới 30 tỷ đồng/m2

3 lô đất đấu giá ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội) được trả lên tới 30 tỷ đồng/m2, sau đó đồng loạt không trả giá ở vòng tiếp theo.
Từ ngày 1/12, Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất

Từ ngày 1/12, Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất

Từ ngày 1/12/2024, UBND thành phố Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định về quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn...
Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”

Đất đấu giá vùng ven Hà Nội dần “hạ nhiệt”

Chỉ sau 2 - 3 tháng, mức giá trúng của nhiều lô đất đấu giá vùng ven Hà Nội đã giảm 20 - 50%. Các khu vực từng là tâm điểm của giới đầu tư như Hoài Đức, Thanh Oai, Phúc Thọ đều đang dần “hạ nhiệt”.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua Đồng Nai: Nhà thầu tăng tốc thi công “bù” tiến độ

Dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua Đồng Nai: Nhà thầu tăng tốc thi công “bù” tiến độ

Từ khi khởi công, Dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua Đồng Nai gặp nhiều khó khăn về mặt bằng nên tiến độ thi công bị chậm so với kế hoạch. Tỉnh Đồng Nai đã từng bước tháo gỡ vướng mắc mặt bằng, hiện các nhà thầu đang dồn lực tăng tốc thi công nhằm “bù” tiến độ. Tính đến giữa tháng 11/2024, lũy kế giải ngân Dự án đạt khoảng 54,4% kế hoạch vốn năm 2024.
Đề xuất cấm người trúng đấu giá vi phạm nghĩa vụ thanh toán tham gia đấu giá 6 tháng đến 1 năm

Đề xuất cấm người trúng đấu giá vi phạm nghĩa vụ thanh toán tham gia đấu giá 6 tháng đến 1 năm

Bộ Tư pháp đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong đó, chế tài nào để xử lý vi phạm người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản để hạn chế tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc như thời gian qua khiến cho thị trường bất động sản bị nhiễu loạn đang nhận được nhiều quan tâm.
Gói thầu xây trụ sở Tòa án quân sự Khu vực 1: Có hay không “rào cản” thiết bị?

Gói thầu xây trụ sở Tòa án quân sự Khu vực 1: Có hay không “rào cản” thiết bị?

Gói thầu XL-02 Thi công xây dựng các hạng mục công trình thuộc Dự án Xây dựng trụ sở Tòa án quân sự Khu vực 1/Quân khu 5 đang được tổ chức đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà thầu. Theo kiến nghị của nhà thầu, yêu cầu về thiết bị thi công chủ yếu quy định trong hồ sơ mời thầu (HSMT) đang cao quá mức cần thiết so với quy mô, tính chất công việc mời thầu, gây khó cho nhà thầu.
Đấu thầu lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản: Bối rối thực thi vì thiếu hướng dẫn

Đấu thầu lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản: Bối rối thực thi vì thiếu hướng dẫn

Từ ngày 1/8/2024, việc lựa chọn đơn vị, tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Khảo sát sơ bộ cho thấy, giá dự thầu, trúng thầu của nhiều tổ chức đấu giá tài sản (TCĐGTS) thấp hơn nhiều so với giá gói thầu.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động