Vẫn nhiều biến số khó lường gây áp lực lên lạm phát
Nhiều biến số khó lường trong 6 tháng cuối năm
Nền kinh tế Việt Nam năm 2024 đã đi qua 1/2 chặng đường và 6 tháng đầu năm nhìn chung kiểm soát lạm phát khá thành công.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,08%), chủ yếu do giá lương thực, điện, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù 6 tháng đầu năm nay lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng không thể chủ quan do vẫn còn nhiều biến số khó lường gây áp lực lên lạm phát.
![]() |
Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng không thể chủ quan |
Theo PGS-TS Ngô Trí Long, dự báo từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá, khi giá các nhóm mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như giá xăng dầu dự báo tiếp tục diễn biến khó lường.
Trong đó, giá lương thực, thực phẩm toàn cầu từ tháng 3 đến nay tăng liên tục sau 7 tháng giảm liên tiếp. Giá dầu Brent trung bình 6 tháng cuối năm dự báo trong khoảng 80 - 90 USD/thùng; giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao cũng ảnh hưởng tới giá cả mặt bằng trong nước.
“Bối cảnh này càng tạo thêm áp lực khiến lạm phát mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn dai dẳng tại nhiều nước và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại”, ông Long nói.
Ngoài ra, vị chuyên gia lo ngại giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và phụ thu đối với hàng hóa container tại cảng biển đang tăng mạnh gây áp lực đến chi phí của doanh nghiệp.
Việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét thực hiện trong năm 2024, đây cũng là yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá.
Thêm nữa, một số ngân hàng trung ương tại châu Á (như Indonesia, Nhật Bản...) phải điều chỉnh tăng lãi suất để hạn chế biến động dòng vốn và tỷ giá trong ngắn hạn; thiên tai, biến đổi khí hậu... tiếp tục tác động nặng nề tới nhiều khu vực và quốc gia trên toàn cầu, điều đó tác động tới lạm phát.
Trong nước, lạm phát có thể tiếp tục tăng do biến động nguồn cung, giá cả thế giới, và do điều chỉnh giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế; thực hiện chính sách cải cách tiền lương, nhu cầu sử dụng điện, vận tải hành khách... trong nước tăng. Ngoài ra, tâm lý thị trường do kỳ vọng lạm phát, tỷ giá tăng… là vấn đề cần quan tâm.
![]() |
PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) |
Ngược lại, theo ông Long, có một số yếu tố thuận lợi cho việc kiềm chế lạm phát trong 6 tháng cuối năm. Cụ thể, lạm phát toàn cầu đang tiếp tục xu hướng hạ nhiệt, giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát.
Các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục đảm bảo; chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, thận trọng với mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát; dư địa chính sách tài khóa tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất trong nước; với nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, Việt Nam tránh được rủi ro, thách thức về an ninh lương thực.
Khả năng lạm phát tăng mạnh trong năm nay là khó xảy ra
Các định chế tài chính lớn trên thế giới mặc dù cũng đã nhấn mạnh việc áp lực lạm phát sẽ gia tăng cùng với đà phục hồi kinh tế, song các con số dự báo đưa ra vẫn nằm trong khoảng mục tiêu mà Quốc hội đặt ra.
Chẳng hạn, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo rằng lạm phát của Việt Nam sẽ tăng lên mức 4,5% trong năm 2024 và 2025. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2024 là 4,2 - 4,4%, chủ yếu do giá cả các mặt hàng được Nhà nước quản lý như giáo dục, y tế dự kiến sẽ tăng... Còn Ngân hàng UOB dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức 4,3% trong năm nay.
Với những khó khăn, thuận lợi đan xen, Bộ Tài chính dự báo kịch bản CPI bình quân năm 2024 với 3 phương án sẽ tăng trong khoảng 3,64% - 4,5%. Tương tự, Tổng cục Thống kê dự báo, CPI bình quân trong khoảng 3,8% - 4,5% (3 kịch bản 3,8%, 4,2% và 4,5%). NHNN Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4,3% ± 0,5%.
![]() |
Khả năng lạm phát tăng mạnh trong năm nay khó xảy ra |
Theo ông Ngô Trí Long, giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước, thì trong 6 tháng còn lại của năm 2024, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng khoảng 0,26% - 0,39% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 trong khoảng 4% - 4,5%.
Như vậy, hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều nhận định, nhiều khả năng lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm 2023, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát và mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng không thể chủ quan, lơ là trong điều hành; cần kịp thời thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Với những nhân tố tăng và giảm lạm phát 6 tháng cuối năm 2024, nhận định CPI bình quân năm 2024 sẽ ở mức 4,2 - 4,5%, ngay cả ở mức tăng dự báo này, lạm phát vẫn luôn nằm trong tầm kiểm soát và cho thấy vẫn trong xu hướng giảm khá bền vững trong những năm gần đây.
Rõ ràng, dù áp lực lạm phát là điều đáng quan tâm, song trong bối cảnh lạm phát và giá cả hàng hóa thế giới đã hạ nhiệt, khả năng lạm phát tăng mạnh trong năm nay là khó xảy ra.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục

Liên Hà: “viên kim cương” mới của thị trường bất động sản Đông Anh, Hà Nội
Bất động sản 27/03/2025 18:23

Hiệu ứng kép từ phát triển kinh tế tư nhân
Kinh tế 27/03/2025 18:12

Giá xăng dầu tăng mạnh trong kỳ 27/3
Kinh tế - Tài chính 27/03/2025 17:00

Áp lực lớn nhưng dư địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"
Tài chính 27/03/2025 15:00

Luật hóa xử lý nợ xấu: Gỡ khó cho khối tiền trăm nghìn tỷ bất động
Tài chính 27/03/2025 14:00

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng trong bối cảnh bất ổn về thuế quan
Kinh tế 27/03/2025 12:00
Các tin khác

Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thuế
Kinh tế 27/03/2025 11:00

BIDV triển khai gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà
Tài chính 27/03/2025 09:48

Sẽ miễn thuế nhập khẩu cho đơn hàng online dưới 1 triệu đồng?
Kinh tế - Tài chính 27/03/2025 09:00

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố quan trọng để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045
Tài chính 27/03/2025 06:00

Thêm 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà, đúng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Kinh tế 26/03/2025 20:05

Áp lực lớn nhưng dự địa hạn hẹp: Giảm lãi suất là "bài toán khó"
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 18:00

Phát triển thương hiệu tôm Việt xanh và sạch
Thị trường 26/03/2025 17:00

Doanh nghiệp nhôm, thép cần lưu ý gì về kế hoạch bảo vệ ngành thép của EU
Kinh tế 26/03/2025 15:06

Giá xăng có thể tăng trong kỳ điều hành 27/3
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 13:15

Vàng mất mốc 100 triệu/lượng: Giao dịch lặng sóng, đầu cơ lo âu
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 11:20

Tập trung nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
Kinh tế 26/03/2025 10:00

Lãi suất điều hành có tiếp tục giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Kinh tế - Tài chính 26/03/2025 06:00

Hiệp hội đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực khấu trừ thuế thay hộ kinh doanh TMĐT
Thị trường 25/03/2025 17:00

Doanh nghiệp đề xuất ngân hàng tiếp tục ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp
Tài chính 25/03/2025 14:00

Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng 2 bất ngờ bật tăng
Thị trường 25/03/2025 12:00

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, Chứng khoán Everest (EVS) bị xử phạt hơn 177 triệu đồng
Chứng khoán 25/03/2025 11:00

Ngân hàng hướng tới mục tiêu lợi nhuận tỷ USD
Tài chính 25/03/2025 10:00

Số hóa ngân hàng yếu kém: "Con đường sáng" sau bước chuyển giao
Kinh tế - Tài chính 25/03/2025 08:00

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.
Video 11/02/2025 16:16

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25

Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58