Ứng phó biến động tài chính - tiền tệ thế giới: Giám sát chặt chẽ, kịp thời hành động

(BĐT) - Trong vòng 1 tuần qua, đã có 3 ngân hàng của Mỹ phải “đóng cửa” do mất thanh khoản. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do tình trạng lơ là kiểm soát với hệ thống ngân hàng. Mặt khác, một lực đẩy khiến các ngân hàng này “rơi xuống vực” là chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Đây là những vấn đề được đặt lên bàn cơ quan giám sát hệ thống tài chính của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

vninfor.vn

Bảo đảm thanh khoản và an toàn của hệ thống tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên
Bảo đảm thanh khoản và an toàn của hệ thống tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Silicon Valley Bank, Silvergate Bank, Signature Bank là 3 ngân hàng của Mỹ vừa dừng hoạt động, buộc Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) phải tiếp quản cùng nỗ lực bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Sự việc này làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường tài chính toàn cầu. Nguyên nhân khiến các ngân hàng này phải đóng cửa là sự mất cân đối về nguồn vốn dẫn đến thiếu hụt thanh khoản. Điều này xuất phát từ tình trạng quản trị rủi ro yếu kém, thiếu khả năng dự báo được những biến động bất lợi trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, giới phân tích cũng cho rằng, việc FED tăng lãi suất lên mức cao là nguồn cơn khiến các ngân hàng sụt giảm tài sản, rơi vào tình trạng mất thanh khoản.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định: “Việc đóng cửa các ngân hàng ở Mỹ cho thấy sẽ có thêm nhiều biến động trên thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu, đòi hỏi sự quan tâm và hành động kịp thời từ các cơ quan chức năng các nước. Với Việt Nam, cần xử lý kịp thời những biến động có thể phát sinh từ việc thắt chặt tiền tệ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác giám sát khu vực tài chính, bảo đảm cơ quan chức năng nắm bắt diễn biến kịp thời, có dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để hành động khi phù hợp”.

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho rằng, không chỉ tại Mỹ, các ngân hàng và doanh nghiệp trên thế giới đều đang lo ngại về tình trạng yếu thanh khoản do chính sách thắt tiền tệ. Đây là vấn đề mà các ngân hàng trung ương trên thế giới đều phải đối mặt và giải quyết. Cần tính toán cách tiếp cận thận trọng hơn trong việc ứng phó lạm phát thời gian tới. Với Việt Nam, lãi suất đã ở mức rất cao, dư địa tăng lãi suất còn rất hạn chế, cần tính đến công cụ khác.

Ứng phó biến động tài chính - tiền tệ thế giới: Giám sát chặt chẽ, kịp thời hành động ảnh 1
Tại Việt Nam lãi suất đã ở mức rất cao nên cần tính đến công cụ khác để ứng phó lạm phát thời gian tới. Ảnh: Lê Tiên

“Ở Mỹ, nếu công tác giám sát hiệu quả hơn, cảnh báo sớm hơn tình trạng lệch pha nguồn vốn thì sao? Đó là câu hỏi cho thấy tầm quan trọng của chất lượng và tính cẩn trọng trong giám sát để giảm thiểu rủi ro khu vực tài chính. Tại Việt Nam, tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm thanh khoản cho Ngân hàng SCB. Cần nhắc lại rằng, luôn đề cao việc giám sát rủi ro khu vực tài chính và hành động ngay lập tức khi phát hiện sự cố, nếu không, hệ lụy sẽ không chỉ dừng ở khu vực tài chính mà lan rộng đến cả nền kinh tế”, ông Andrea Coppola nhấn mạnh.

Bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB cho rằng, các biến động của kinh tế thế giới và nội tại đang buộc Việt Nam phải lựa chọn để có những quyết định cân bằng. Đó là sự cân đong giữa các yếu tố lạm phát và tăng trưởng, tính toán mức độ nới lỏng hay thắt chặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. “Dù lựa chọn nào, cũng cần bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế. Mặt khác, cần tăng tính minh bạch tổng thể của khu vực tài chính, bảo đảm việc công bố thông tin kịp thời và tin cậy để tăng niềm tin cho giới đầu tư và cộng đồng. Cùng với đó, Việt Nam cần tiếp tục các nỗ lực cải cách, bao gồm nâng cao hiệu quả công tác giám sát, tăng cường khung cơ chế xử lý ngân hàng yếu kém”, bà Dorsati nói.

Trao đổi với Báo Đấu thầu, TS. Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, sự đổ vỡ của các ngân hàng Mỹ và chính sách tiền tệ của FED cho thấy một số điểm cần lưu ý với Việt Nam. Trước hết là sự phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ. Dù không phải là vấn đề mới nhưng luôn phải chú trọng sự “ăn ý” dựa trên các dữ liệu tin cậy, đồng thời, luôn sát sao và thận trọng với các hoạt động của hệ thống tài chính, an toàn tài chính là vấn đề rất quan trọng bên cạnh việc ổn định vĩ mô.

Mặt khác, theo ông Thành, sự đổ vỡ của các ngân hàng Mỹ nhiều khả năng dẫn đến việc FED sẽ không tăng lãi suất mạnh, thậm chí có thể không tăng nữa dù phải đối diện với lạm phát cao dai dẳng. Do đó, cần theo dõi và lường trước động thái của FED để phản ứng chính sách kịp thời, đúng mức.

Từ góc độ khác, PGS. TS. Đào Hùng, nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng: “Cả thế giới đang nín thở chờ quyết sách của FED vào ngày 22/3 tới. Với Việt Nam, Chính phủ vẫn đang can thiệp vào tỷ giá, nên nếu FED chỉ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thì tôi tin là Việt Nam không phải điều chỉnh chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu FED chọn tăng lãi suất trên mức này, Việt Nam chắc sẽ phải hành động để giữ giá trị đồng nội tệ. Theo đó, kỳ vọng lãi suất đồng nội tệ giảm trong bối cảnh quốc tế hiện nay là khó khả thi”.

https://baodauthau.vn/ung-pho-bien-dong-tai-chinh-tien-te-the-gioi-giam-sat-chat-che-kip-thoi-hanh-dong-post135723.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tài chính tiêu dùng sắp qua “cơn bĩ cực”?

Tài chính tiêu dùng sắp qua “cơn bĩ cực”?

Tại đại hội đồng cổ đông năm 2024, một số công ty tài chính tiêu dùng đã đưa ra kế hoạch lợi nhuận của năm 2024 tăng gấp đôi, gấp ba so với 2023...
Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, việc tăng cung ngoại tệ, kiểm soát tỷ giá đồng thời giữ ổn định lãi suất là một thách thức không nhỏ cho chính sách.
So sánh lợi nhuận khủng, nợ xấu tại Vietcombank, VietinBank, BIDV

So sánh lợi nhuận khủng, nợ xấu tại Vietcombank, VietinBank, BIDV

3 trong 4 ngân hàng Big4 vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024. Trong đó, Vietcombank lợi nhuận đi lùi, còn VietinBank, BIDV báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ 2023. Đáng nói, nợ xấu tại 3 ông lớn ngân hàng này đồng loạt đi lên.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoạt động của hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng mô hình OLS, FEM, REM và phương pháp FGLS để phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 23 ngân hàng thương mại (NHTM) đã được niêm yết trong giai đoạn 2012- 2021 với tổng số 230 mẫu quan sát. Từ những kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị cho các NHTM và Ngân hàng Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
TPBank báo lãi quý I hơn 1.800 tỷ, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 26% chỉ sau 1 quý

TPBank báo lãi quý I hơn 1.800 tỷ, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt 26% chỉ sau 1 quý

Quý I năm nay, TPBank báo lãi tăng gần 3 lần so với quý IV/2023 trong bối cảnh chi phí lãi hạ nhiệt và ngân hàng giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Đáng chú ý, dư nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn, tiếp tục tăng đáng kể.
Vì sao vàng nguyên liệu khan hiếm, đấu thầu vàng vẫn ‘ế’?

Vì sao vàng nguyên liệu khan hiếm, đấu thầu vàng vẫn ‘ế’?

Trong bối cảnh vàng nguyên liệu khan hiếm, nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn cung để sản xuất vàng, đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy giá vàng tăng cao trong thời gian qua. Thế nhưng khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng, doanh nghiệp lại không mấy mặn mà, dẫn đến tình trạng "ế" đến 80% trong phiên đấu thầu 23/4.

Các tin khác

Ngân hàng mạnh tay phát hành trái phiếu trở lại

Ngân hàng mạnh tay phát hành trái phiếu trở lại

Ngân hàng phát hành trái phiếu sôi động trở lại sau 2 tháng đóng băng đầu năm, trong bối cảnh tiền gửi ngân hàng sụt giảm và việc tăng vốn cấp 2 (vốn bổ sung) vẫn bức thiết.
Chủ tịch Eximbank bất ngờ từ nhiệm trong Đại hội cổ đông

Chủ tịch Eximbank bất ngờ từ nhiệm trong Đại hội cổ đông

Bà Đỗ Hà Phương, Chủ tịch HĐQT Eximbank có đơn từ nhiệm ngày 26/4, trong ngày này bà điều hành Đại hội đồng cổ đông thường niên của ngân hàng năm 2024.
Chưa đủ cơ sở vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX ngày 2-5

Chưa đủ cơ sở vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX ngày 2-5

Còn nhiều vấn đề liên quan "thủ tục" vì vậy, UBCKNN cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống CNTT KRX vào vận hành chính thức vào 2-5.
CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị báo lãi hơn 8 tỉ đồng

CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị báo lãi hơn 8 tỉ đồng

Eximbank tiếp tục đặt mục tiêu lãi tăng đột biến trong năm nay, bất chấp kết quả lợi nhuận kém lạc quan của năm ngoái.
NHNN hủy đấu thầu vàng ngày 25/4

NHNN hủy đấu thầu vàng ngày 25/4

Do không có đủ số lượng thành viên nộp phiếu dự thầu nên NHNN đã hủy thông báo đấu thầu ngày 24/4.
Giá USD tăng mạnh: Doanh nghiệp lao đao

Giá USD tăng mạnh: Doanh nghiệp lao đao

Từ đầu năm đến nay, giá USD tại ngân hàng và trên thị trường tự do đều đã tăng trên dưới 5%. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp phát hành tín phiếu cũng như bán ngoại tệ nhằm cắt cơn sốt nhưng mãi tỷ giá vẫn chưa chịu hạ nhiệt. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu đang lao đao vì tỷ giá tăng.
Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm

Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.
Dưới 30% doanh nghiệp đề cập đến ESG trong báo cáo tài chính

Dưới 30% doanh nghiệp đề cập đến ESG trong báo cáo tài chính

Theo chuyên gia, giá trị của ESG không đơn thuần được đo bằng tiền, lợi nhuận hay chi phí mà qua khả năng cạnh tranh, giá trị thương hiệu và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7.500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7.500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024...
WB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025

WB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025, theo báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 23/4.
Techcombank lãi kỷ lục trong quý I/2024, thu nhập nhân viên hơn 49 triệu đồng/tháng

Techcombank lãi kỷ lục trong quý I/2024, thu nhập nhân viên hơn 49 triệu đồng/tháng

Techcombank ghi nhận lợi nhuận quý I đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ và cao nhất trong lịch sử nhờ thu nhập lãi, phí và các hoạt động như ngoại hối, chứng khoán đầu tư.
Sếp ngân hàng ngoại nêu loạt khó khăn làm nghẽn dòng vốn xanh

Sếp ngân hàng ngoại nêu loạt khó khăn làm nghẽn dòng vốn xanh

Đại diện HSBC cho rằng một trong những thách thức lớn nhất cho phát triển bền vững là Việt Nam chưa có hệ thống phân loại chi tiết tài chính "xanh" và "bền vững" nghĩa là gì.
2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng

2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng

2 thành viên trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng sáng nay (23/4). Khối lượng trúng thầu là 3.400 lượng vàng trên tổng 16.800 lượng vàng được chào bán.
Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Tốc độ gia tăng nợ nhóm 2 tại MB chậm lại, thu về hơn 1.900 tỷ từ bán bảo hiểm

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) thu về hơn 4.600 tỷ đồng lãi sau thuế, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%.
Áp lực tỷ giá USD và "bàn tay" hữu hình

Áp lực tỷ giá USD và "bàn tay" hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt là các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Hôm nay hủy đấu thầu vàng miếng

Hôm nay hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sẽ hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng ngày mai (23/4).
Không "ôm" ngân hàng yếu: "Sếp" Techcombank nói gì?

Không "ôm" ngân hàng yếu: "Sếp" Techcombank nói gì?

CEO Jens Lottner khẳng định, Techcombank sẽ không bị "tụt hậu" so với các ngân hàng nếu không nhận hỗ trợ ngân hàng yếu kém. Bởi vì khi so sánh các chỉ số tài chính thì Techcombank vẫn có phần vượt trội với các ngân hàng khác.
MB Ageas Life: Doanh thu bảo hiểm giảm nhưng vẫn lãi đậm nhờ hoạt động tài chính

MB Ageas Life: Doanh thu bảo hiểm giảm nhưng vẫn lãi đậm nhờ hoạt động tài chính

Năm 2023, MB Ageas Life ghi nhận sự suy giảm về doanh thu hoạt động bảo hiểm nhưng nhờ lực đỡ từ hoạt động tài chính, như: Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trái phiếu, cổ tức,... đã giúp lợi nhuận duy trì mức tăng trưởng.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động