Trung Quốc ra lập trường 12 điểm về chiến sự Ukraine
vninfor.vn
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.2 đăng tải thông tin cho biết nước này muốn ngăn khủng hoảng Ukraine vượt ngoài tầm kiểm soát, trong 12 quan điểm chính trị đưa ra vào dịp tròn 1 năm chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Nổi bật trong các quan điểm, Bắc Kinh cho rằng đối thoại, đàm phán là cách khả dĩ duy nhất nhằm giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Quan điểm thứ nhất là tôn trọng chủ quyền mọi quốc gia: "Luật pháp quốc tế được công nhận rộng rãi, bao gồm các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia phải được bảo vệ một cách hiệu quả".
Xem nhanh: Ngày 364 chiến dịch, Mỹ nghi Trung Quốc cân nhắc cung cấp vũ khí; nội bộ quân Nga rạn nứt?
Quan điểm thứ 2 liên quan vấn đề Ukraine là cần từ bỏ tâm lý Chiến tranh lạnh. Quan điểm thứ 3 và thứ 4 là dừng các hành động thù địch và nối lại hòa đàm. Theo đó, xung đột và chiến tranh không mang lại lợi ích cho ai. Tất cả các bên phải duy trì lý trí và kiềm chế, tránh thổi bùng ngọn lửa và làm trầm trọng thêm căng thẳng, đồng thời ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngày càng xấu đi hoặc thậm chí vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trung Quốc cho rằng tất cả các bên nên ủng hộ Nga và Ukraine làm việc theo cùng một hướng và nối lại đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt, để dần dần hạ nhiệt tình hình và cuối cùng đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện.
Bắc Kinh cho biết sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong việc cam kết về cách tiếp cận đúng đắn trong việc thúc đẩy đối thoại vì hòa bình, giúp các bên trong xung đột mở cánh cửa dàn xếp chính trị càng sớm càng tốt và tạo điều kiện, nền tảng để khôi phục đối thoại.
Trong quan điểm thứ 5 và thứ 6, Trung Quốc kêu gọi nỗ lực giải quyết khủng hoảng nhân đạo và bảo vệ người dân, tù binh chiến tranh.
Quan điểm thứ 7 và thứ 8 là giữ an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân, giảm các nguy cơ chiến lược. Trung Quốc phản đối tấn công vũ trang nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân và những cơ sở hạt nhân hòa bình khác, đồng thời kêu gọi các bên tuân thủ Công ước về An toàn hạt nhân (CNS) và kiên quyết tránh tai nạn hạt nhân do con người gây ra.
"Trung Quốc ủng hộ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong việc đóng vai trò xây dựng nhằm thúc đẩy an toàn, an ninh của các cơ sở hạt nhân hòa bình", theo quan điểm.
-
Tác động gì khi ông Putin đình chỉ hiệp ước hạt nhân cuối cùng với Mỹ?
Theo Bắc Kinh, không được sử dụng vũ khí hạt nhân và chiến tranh hạt nhân. "Trung Quốc phản đối việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng vũ khí hóa học, sinh học bởi bất cứ nước nào dưới bất cứ tình huống nào", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ.
Quan điểm thứ 9 là về thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc. Theo đó, tất cả các bên cần thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc biển Đen được ký kế bởi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên Hiệp Quốc một cách đầy đủ và hiệu quả, mang tính cân bằng, đồng thời ủng hộ Liên Hiệp Quốc đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Trong quan điểm thứ 10, Trung Quốc kêu gọi ngừng cấm vận đơn phương, không được thông qua bởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vì điều này và áp lực tối đa không giải quyết mà chỉ tạo nên những vấn đề mới.
Tổng thống Putin xác nhận Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Nga
Quan điểm thứ 11 là giữ chuỗi công nghiệp và cung ứng vững chắc. Trung Quốc kêu gọi các bên duy trì hệ thống kinh tế thế giới hiện nay và phản đối việc sử dụng kinh tế thế giới làm công cụ hay vũ khí cho các mục đích chính trị.
"Cần có những nỗ lực chung nhằm giảm thiểu tác động lan rộng của khủng hoảng và ngăn nó làm gián đoạn hợp tác kinh tế về năng lượng, tài chính, thương mại lương thực, giao thông, cũng như ảnh hưởng sự phục hồi kinh tế toàn cầu", theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Quan điểm thứ 12 là thúc đẩy việc tái thiết hậu xung đột. Theo đó, cộng đồng quốc tế cần có biện pháp hỗ trợ tái thiết hậu xung đột tại những vùng xung đột và Trung Quốc sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ và đóng vai trò xây dựng trong nỗ lực này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%"
Tiêu điểm 24/11/2024 12:30
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng
Tiêu điểm 07/11/2024 13:46
Các tin khác
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiêu điểm 05/11/2024 19:12
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Tiêu điểm 05/11/2024 10:00
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025
Tiêu điểm 05/11/2024 06:00
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Tiêu điểm 04/11/2024 06:15
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Tiêu điểm 01/11/2024 16:00
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam
Tiêu điểm 01/11/2024 09:56
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tiêu điểm 01/11/2024 09:28
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam
Tiêu điểm 31/10/2024 09:53
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
Tiêu điểm 30/10/2024 09:08
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh
Tiêu điểm 27/10/2024 17:36
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn
Tiêu điểm 27/10/2024 12:50
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?
Tiêu điểm 26/10/2024 13:52
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
Tiêu điểm 25/10/2024 20:41
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm
Tiêu điểm 25/10/2024 16:34
Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp
Tiêu điểm 25/10/2024 15:18
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Tiêu điểm 24/10/2024 21:35
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?
Tiêu điểm 24/10/2024 19:00
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi
Tiêu điểm 23/10/2024 06:05
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00