Tổng Bí thư: Xây dựng Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

Ngày 10/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác đã về thăm, chúc Tết, làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ tỉnh.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc.

Tổng Bí thư: Xây dựng Thái Nguyên là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên

“Thưa đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên,

Thưa các vị đại biểu,

Thưa toàn thể các đồng chí,

Hôm nay, trong không khí cả nước phấn khởi bước sang năm mới 2023 và náo nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền của Dân tộc - Xuân Quý Mão, tôi rất vui mừng về thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Trước hết, tôi xin thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, gửi tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang; cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh nhà lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thưa các đồng chí và quý vị đại biểu,

Như chúng ta đã biết, Thái Nguyên là một tỉnh có vị trí chiến lược rất quan trọng, là địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, Thái Nguyên luôn đóng vai trò vừa là "phên giậu", vừa là "hậu phương" vững chắc để quân và dân ta triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm. Người dân Thái Nguyên có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, đấu tranh kiên cường; cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Thái Nguyên trở thành quê hương của cách mạng, "Thủ đô kháng chiến" đã tiếp tục ghi nhiều chiến công to lớn, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta làm nên những thắng lợi vẻ vang. Thế hệ nối tiếp thế hệ, chiến công nối tiếp chiến công đã tô đẹp thêm những trang sử vàng về truyền thống hào hùng của mảnh đất và con người Thái Nguyên nhân hậu.

Thưa các đồng chí,

Qua nghe Báo cáo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, được xem phim phóng sự về những thành tựu nổi bật của Tỉnh trong thời gian qua và ý kiến phát biểu của một số đồng chí lãnh đạo tỉnh, tôi rất vui mừng, nhận thấy sự đổi thay, phát triển mạnh mẽ của quê hương ta trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2021 - Năm kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh. Trong điều kiện đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, vừa tập trung phòng, chống dịch, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa chăm lo phát triển kinh tế - xã hội; tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Nổi bật là:

- Các đồng chí đã chủ động, sớm ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX với nhiều chương trình hành động, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề cụ thể, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, ưu tiên, rất thiết thực. Tỉnh đã xác định 5 định hướng lớn để triển khai, thực hiện đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Đây thực sự là những chủ trương và hướng đi rất đúng, rất trúng.

- Trong điều kiện kinh tế thế giới suy giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, song tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện có hiệu quả "mục tiêu kép" vừa bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,59% (cao hơn bình quân chung của cả nước); thu nhập bình quân đầu người đạt 107 triệu đồng/người, tăng 12 triệu đồng/người so với năm 2021; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 18.540 tỷ đồng, vượt gần 4.000 tỷ đồng so với dự toán, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh, tỉnh Thái Nguyên cũng đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ; đặc biệt là nhiều di sản văn hóa, lịch sử và cách mạng được bảo tồn, tôn tạo và phát huy, khẳng định những nét văn hóa đặc sắc và tự hào của vùng đất, con người Thái Nguyên, đã tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với bạn bè trong nước và quốc tế, để lại những ấn tượng đẹp về vùng đất Thái Nguyên:

"Thái Nguyên đệ nhất danh trà

Nước xanh như cốm đậm đà tình quê

Dẫu xa ngàn dặm sơn khê

Hương thơm quấn quýt lối về cùng đi".

Công tác giáo dục - đào tạo, y tế, chăm lo đời sống nhân dân được chú trọng. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn mới) giảm 1,65% so với năm 2021 (giảm từ 6,14% xuống còn 4,49%). Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường... An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng được bảo đảm.

Đặc biệt, mặc dù là một tỉnh miền núi, song Thái Nguyên đã và đang là một trong những địa phương đi tiên phong trong công tác "chuyển đổi số" trên cả 3 lĩnh vực (Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số) đã và đang có tác động tích cực, toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Hiện nay, Thái Nguyên đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số và là tỉnh dẫn đầu trong việc thực hiện hiệu quả Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030". Đây là những thành tích bước đầu rất đáng khích lệ.

- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến tích cực; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vụ việc phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm. Công tác dân vận và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội có nhiều đổi mới, sáng tạo, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và biểu dương sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2022.

Thưa các đồng chí,

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế như:

(1) Tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sự đóng góp của đầu tư nước ngoài; chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và dư địa phát triển của tỉnh.

(2) Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khai thác khoáng sản còn để xảy ra nhiều sai phạm; nhiều công trình, dự án chậm tiến độ.

(3) Chất lượng giảm nghèo và giảm nghèo bền vững còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

(4) Năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thực hiện tốt vai trò nêu gương; cá biệt có cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh còn vi phạm kỷ luật đến mức phải xử lý kỷ luật đảng, xử lý hình sự, ảnh hưởng tới uy tín của Đảng bộ.

Để kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên, tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cần đi sâu phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế đó, đề ra các giải pháp, quyết tâm khắc phục cho bằng được trong thời gian tới.

Về nhiệm vụ năm 2023: Chúng ta đều biết, đây là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025; năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, dự báo sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, có thể còn gay gắt và lớn hơn năm 2022... Nhận thức được những thời cơ và thách thức đó, tôi hoan nghênh các đồng chí đã đề ra được các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thể hiện quyết tâm chính trị rất cao trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/02/2022 mới đây của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Tôi chỉ xin lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Một là: Phải chăng Đảng bộ cần nhận thức đúng và sâu hơn nữa về tình hình và bối cảnh chung; xác định rõ tiềm năng, lợi thế của địa phương để từ đó đề ra mục tiêu, yêu cầu, lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước chuyển biến mới, mạnh mẽ hơn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khơi dậy và phát huy tốt hơn nữa truyền thống cách mạng anh hùng của quê hương Thái Nguyên. Đổi mới và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; có sự phân công, phân nhiệm trên tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ hiệu quả"; nêu cao tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác mà Đảng bộ đã đề ra.

Hai là: Tập trung ưu tiên các nguồn lực và tổ chức thực hiện thật tốt, có hiệu quả 5 định hướng lớn mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã xác định. Trong đó, đặc biệt chú ý quan tâm, làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Xác định rõ vai trò, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của Thái Nguyên trong vùng trung du và miền núi phía bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, vùng Thủ đô Hà Nội; coi trọng việc liên kết vùng để tạo động lực phát triển, xây dựng Thái Nguyên phát triển nhanh, bền vững, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Ba là: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Quan tâm lãnh đạo công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là đối với nhân lực ở nông thôn, miền núi, vùng triển khai nhiều dự án đầu tư mới; thực hiện tốt chủ trương phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp; các chế độ, chính sách đối với người có công, đồng bào dân tộc, vấn đề an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Trước mắt, tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh ta cần quan tâm, chăm lo tốt hơn nữa để các gia đình chính sách, người có công, các hộ nghèo, công nhân, lao động và toàn dân ngày càng cải thiện và nâng cao đời sống, trước mắt là vui Xuân đón Tết Quý Mão thật vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.

Bốn là: Với vị trí chiến lược, công tác bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội của tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy, trong mọi chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của tỉnh cần hết sức chú ý: Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với kinh tế, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng quân sự địa phương vững mạnh toàn diện. Triển khai sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tích cực đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm môi trường an toàn, thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là: Chăm lo đầy đủ và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; phát huy đoàn kết nội bộ, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực; xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Thực hiện nghiêm Quy định số 37-QĐ/TW về "Những điều đảng viên không được làm", gắn với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; trước hết là phải có các giải pháp cụ thể để sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế như trong báo cáo của tỉnh đã nêu.

Thưa các đồng chí,

Được về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên, rất vui mừng với những kết quả, thành tựu đã đạt được trong những năm qua, tôi tin tưởng và mong rằng, phát huy truyền thống cách mạng anh hùng "Thủ đô kháng chiến, Thủ đô gió ngàn", cùng với khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra, để Thái Nguyên sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp lớn, hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía bắc, vùng Thủ đô Hà Nội và của cả nước, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nhân dịp mừng Xuân, đón Tết Quý Mão - 2023, tôi xin chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Nguyên anh hùng ngày càng tiến bộ và đạt nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa; và qua các đồng chí, tôi xin gửi đến cán bộ, đảng viên và toàn thể đồng bào các dân tộc tỉnh nhà lời chúc mừng Năm mới luôn luôn dồi dào sức khỏe, đoàn kết, phấn đấu xây dựng quê hương Thái Nguyên thân yêu của chúng ta ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh; nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc!

Tôi xin trân trọng cảm ơn!”.

https://baochinhphu.vn/tong-bi-thu-xay-dung-thai-nguyen-la-tinh-cong-nghiep-theo-huong-hien-dai-102230110173435165.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Khắc phục bất cập trong xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Thực hiện quy định pháp luật, các cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công-tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững”.
Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?

Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?

NHNN cho biết, đến nay, có 15 ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng 100.000 tỷ đồng là: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam Á, OCB, Eximbank, Bản Việt, SHB, VietBank, HDBank.
Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?

Thành phố trực thuộc TW nào lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập?

Thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập sẽ có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp
Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ

Kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ

Theo Kế hoạch, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự của Thanh tra Chính phủ trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ; hợp nhất Trường Cán bộ Thanh tra và Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra.

Các tin khác

"Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam"

"Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam"

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.
Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

Bộ Công Thương khẳng định không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm sản xuất sữa giả.
Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung  nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thời gian qua, quan hệ kinh tế Việt - Trung tổng thể duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển

Lợi ích và rủi ro khi xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt phát triển

Tại Việt Nam, sau một thời gian triển khai, thanh toán không dùng tiền mặt đã len lỏi đến từng ngõ ngách trong đời sống người dân. Người dân có thể thanh toán kỹ thuật số khi đi mua sắm (thậm chí ở chợ dân sinh, hàng rong), đóng các khoản phí, chuyển khoản, … chỉ với một lần quét mã.
Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả

Chân dung hai công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả

Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ

Kiến tạo chính sách đột phá phát triển khoa học công nghệ

Bộ Tài chính vừa trình xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định tại Luật Dầu khí năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành...
Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"

Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 200.000 đô la Canada, cuộc thi kêu gọi các startup, tổ chức, cá nhân… đóng góp những giải pháp về củng cố nền tảng tài chính trong dài hạn, thúc đẩy chăm sóc sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng sống qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời tại khu vực châu Á.
Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G

Chính thức áp thuế 46% với hàng Việt: Những nỗ lực ứng phó trước giờ G

Khoảng 12h trưa ngày 9/4 (giờ Hà Nội), mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu Việt Nam chính thức có hiệu lực, trong bối cảnh chưa có thay đổi nào từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt

Công nghiệp livestream: "Cỗ máy in tiền" trăm tỷ của các streamer Việt

Công nghiệp livestream đã tạo điều kiện cho nhiều cá nhân nổi bật, được biết đến với tên gọi "streamer" có khả năng biến từng phiên phát trực tiếp thành "cỗ máy in tiền". Tuy nhiên, các lùm xùm gần đây về việc quảng cáo “lố”, lạm dụng niềm tin người tiêu dùng đã cho thấy không ít thách thức về mặt quản lý.
Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"

Đàm phán thuế quan với Mỹ: "Điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được"

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, "mục tiêu của ông Trump không phải là cán cân thương mại bằng 0 mà là đạt được một lợi thế trong đàm phán và sự cải thiện so với tình trạng hiện nay. Đó là điều Việt Nam hoàn toàn có thể làm được”.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Người dân ngày càng hài lòng với cơ quan hành chính

Người dân ngày càng hài lòng với cơ quan hành chính

Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước SIPAS 2024 đạt trung bình là 83,94%, tăng 1,28% so với năm 2023. 5 tỉnh, thành phố có kết quả SIPAS 2024 cao nhất là Hải Phòng, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng liên tiếp họp với các bộ ngành về thuế đối ứng của Mỹ

Thủ tướng liên tiếp họp với các bộ ngành về thuế đối ứng của Mỹ

Thủ tướng cùng với các bộ ngành tiếp tục họp tìm giải pháp khi Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam.
TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt choáng váng, triệu tập họp khẩn

TT Trump áp thuế 46%: Doanh nghiệp Việt choáng váng, triệu tập họp khẩn

Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025

Chính sách liên quan tài nguyên, môi trường có hiệu lực từ tháng 4/2025

Từ 1/4 sẽ tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành, phát huy hiệu quả các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, chuyển đổi xanh.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Chiều ngày 30/3, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng và Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng, Cục Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công an, cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar.
Phát triển kinh tế tư nhân:

Phát triển kinh tế tư nhân: 'Chìa khóa' là xóa 'điểm nghẽn'

Ngày 24/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì cuộc họp lần thứ 2 về xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động