Thương mại quốc tế tích cực: Những tác động đến Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới tin rằng dòng chảy thương mại quốc tế sẽ cải thiện trong 2024 (Ảnh: WTO) |
Triển vọng tươi sáng nhưng nhiều rủi ro
So với mức dự báo tăng 2,6% trước đó, WTO tin rằng thương mại thế giới sẽ phục hồi với tốc độ nhanh hơn một chút trong bối cảnh các ngân hàng trung ương hạ lãi suất cơ bản.
Tuy nhiên, trong những năm tới, dòng chảy hàng hóa quốc tế vẫn có thể bị cản trở bởi sự gián đoạn nguồn cung dầu, các động thái tăng thuế quan và xu hướng các quốc gia chuyển hướng thương mại khỏi các nước mà họ cho là thù địch hoặc không đáng tin cậy.
“Chúng tôi đang kỳ vọng vào sự phục hồi dần dần của thương mại toàn cầu vào năm 2024, nhưng vẫn cảnh giác với những trở ngại tiềm ẩn, đặc biệt là khả năng leo thang các cuộc xung đột khu vực như ở Trung Đông,” bà Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc WTO cho biết.
Thương mại hàng hóa đã biến động mạnh trong những năm gần đây để ứng phó với đại dịch Covid-19, việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan sau đó và cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Thương mại hàng hóa thế giới đã tăng mạnh vào các năm 2021 và 2022 khi các hộ gia đình bị phong tỏa đẩy mạnh mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy năm 2023 mua sắm trực tuyến đã chứng kiến mức giảm 1,1%. Ngược lại, thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định sau thời kỳ suy giảm nghiêm trọng bởi Covid-19.
WTO hiện dự kiến khối lượng thương mại hàng hóa sẽ tăng 2,7% trong năm nay, sau khi dự báo mức tăng 2,6% vào tháng 4. Khi lạm phát trên toàn cầu giảm bớt, sức mua của các hộ gia đình sẽ phục hồi, trong khi chi phí vay thấp hơn dự kiến sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư.
WTO tiếp tục dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong cả năm 2024. Tuy nhiên, tổ chức này lại tỏ ra bi quan hơn trong năm 2025, thể hiện qua việc giảm dự báo từ 3,3% xuống còn 3%. WTO cho biết sự phục hồi của thương mại thế giới có thể nhanh hơn dự kiến nếu việc cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương mang lại động lực lớn hơn cho hoạt động kinh tế.
“Nếu các chính sách tiền tệ không đồng bộ, sẽ khiến tỷ giá biến động khó lường, không tốt cho thương mại quốc tế,” Ralph Ossa, Kinh tế trưởng của WTO cho biết.
Mặc dù dòng chảy thương mại đã phục hồi trong nửa đầu năm nay, nhưng sự phục hồi này cũng dễ bị tổn thương bởi những thay đổi trong chính sách của chính phủ các quốc gia hàng đầu. Trong thập kỷ qua, các nước trên thế giới đã trở nên hoài nghi hơn về lợi ích của thương mại quốc tế, với việc thuế quan và các rào cản khác gia tăng.
Tuần trước, Liên minh Châu Âu đã quyết định áp thuế đối với ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc, trong khi ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đề xuất tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác.
“Sự bất ổn trong chính sách thương mại sẽ tác động tiêu cực đến dòng chảy thương mại quốc tế,” Ossa nói và nhấn mạnh nếu các bên tham gia thị trường không tin rằng thuế quan sẽ duy trì ở mức thấp, điều đó sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn của họ.
Thương mại quốc tế sẽ cải thiện nhưng tiềm tàng nhiều bất ổn có thể ảnh hưởng tới những quốc gia như Việt Nam (Ảnh: WEF) |
Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tăng trưởng chậm hơn so với thương mại của họ với các quốc gia khác kể từ năm 2022. WTO cho biết trong cùng thời gian đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam và Mexico đã tăng mạnh, đồng thời nhập khẩu từ các quốc gia này vào Mỹ cũng gia tăng.
Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao?
Lập luận của WTO cho thấy Việt Nam đang trở thành một điểm trung chuyển hoặc thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và các quốc gia phương Tây gia tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Như nhiều chuyên gia quốc tế đã nhận định, Việt Nam thuộc nhóm nước hưởng lợi từ những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng thay đổi.
Khi các chuỗi cung ứng toàn cầu có xu hướng chuyển dịch để tránh phụ thuộc quá mức vào một quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam có thể tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và các công ty tìm kiếm giải pháp thay thế. Điều này có thể tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam mở rộng thương mại với nhiều thị trường khác như Mỹ, EU và các nước ASEAN.
Đây rõ ràng là cơ hội lớn cho quốc gia đang muốn nâng cao giá trị nền kinh tế như Việt Nam có thể đẩy mạnh khả năng sản xuất nội địa và xuất khẩu nhiều mặt hàng cao cấp hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực điện tử, may mặc, và sản phẩm công nghệ cao. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ cải cách thủ tục hành chính và nỗ lực xây dựng mạng lưới doanh nghiệp trong nước đáng tin cậy.
Song song với những cơ hội, dòng chảy thương mại quốc tế mới cũng đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Rõ ràng nhất là nguy cơ từ các chính sách bảo hộ thương mại.
Nếu xu hướng tăng thuế và các rào cản thương mại tiếp tục gia tăng, như Canada gần đây phát đi tín hiệu cảnh báo ngành thép Việt Nam, thì Việt Nam có thể đối mặt thêm áp lực thuế quan từ các đối tác lớn như Mỹ và EU. Cũng bởi phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu, điều này có nguy cơ gây áp lực lên nền kinh tế nếu thương mại quốc tế suy giảm.
Nguồn: Thương mại quốc tế tích cực: Những tác động đến Việt Nam
Tin liên quan
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam 22/11/2024 18:25
Giá USD tự do giảm mạnh, thế giới cao nhất 13 tháng 22/11/2024 20:35
Cùng chuyên mục
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Kinh tế 23/11/2024 06:00
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp
Kinh tế 22/11/2024 16:00
Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?
Kinh tế 22/11/2024 14:57
Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang
Kinh tế 22/11/2024 13:00
Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển
Kinh tế 22/11/2024 11:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
Kinh tế 22/11/2024 08:00
Các tin khác
Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?
Kinh tế 21/11/2024 17:00
Cần minh bạch thị trường, ổn định chính sách để thu hút đầu tư
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 13:00
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Kinh tế 21/11/2024 12:00
Động lực thúc đẩy một số nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
Kinh tế 21/11/2024 06:00
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 16:12
Giá vàng bất ngờ tăng mạnh 1 triệu đồng/lượng
Kinh tế 19/11/2024 14:54
Vì sao phí ship từ Trung Quốc về Việt Nam rẻ hơn cả giao nội địa
Kinh tế 19/11/2024 13:15
Quy định mới về lãi suất và định hướng điều hành tiền tệ hiện nay
Kinh tế 19/11/2024 09:04
Bình ổn thị trường vàng bắt đầu từ “giải phóng” nguồn cung
Kinh tế 19/11/2024 06:00
Thuế quan dưới thời ông Trump có đáng lo?
Kinh tế 18/11/2024 15:00
Vì sao nhu cầu vàng Việt Nam ngược chiều thế giới?
Kinh tế 18/11/2024 14:45
Ai vừa được ông Trump chọn để cắt giảm hàng nghìn tỷ USD?
Kinh tế - Tài chính 18/11/2024 10:00
Hai đầu tàu kinh tế châu Á trì trệ, có đáng lo?
Kinh tế 17/11/2024 09:00
Châu Á cần củng cố sản xuất và thương mại trong bối cảnh mới
Kinh tế 17/11/2024 07:00
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?
Kinh tế 17/11/2024 06:10
Bộ Tài chính lấy ý kiến dự thảo Nghị định về tiếp tục giảm thuế GTGT trong năm 2025
Kinh tế 16/11/2024 06:00
Đô la Mỹ tăng, tương lai nào cho xuất nhập khẩu?
Kinh tế 15/11/2024 10:00
Việt Nam "tràn trề" cơ hội đón vốn đầu tư ngành bán dẫn
Kinh tế 14/11/2024 10:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00