Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước đang thi công 1.756km cao tốc

Sáng 18/6, tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công 3 dự án cao tốc với tổng chiều dài khoảng 247km và tổng mức đầu tư khoảng 115.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước đang thi công 1.756km cao tốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và các đại biểu dự lễ khởi công 3 dự án. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lễ khởi công được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu chính tại TP HCM tới các điểm cầu tại tỉnh Đắk Lắk và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cùng tham dự sự kiện tại các điểm cầu có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương có các dự án đi qua.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM có tổng chiều dài hơn 76km đi qua 4 địa phương TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Dự án được phân chia làm 8 dự án thành phần, mỗi tỉnh, thành phố thực hiện 2 dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Theo kế hoạch, Dự án đường Vành đai 3 TP HCM sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Trong giai đoạn hoàn chỉnh, Dự án được đầu tư quy mô 8 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60 km/h. Giai đoạn phân kỳ, Dự án được đầu tư quy mô 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), đầu tư không liên tục. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 75.378 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và ngân sách các địa phương.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài khoảng 117,5km, tổng mức đầu tư gần 22.000 tỷ đồng. Dự án được chia làm 3 dự án thành phần, do tỉnh Khánh Hòa, Bộ GTVT và tỉnh Đắk Lắk làm cơ quan chủ quản.

Theo kế hoạch, dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 sẽ cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có tổng chiều dài gần 54 km. Giai đoạn 1, Dự án được đầu tư quy mô 4 - 6 làn xe theo từng đoạn tuyến, vận tốc thiết kế 100 km/h. Giai đoạn hoàn thiện, tuyến cao tốc sẽ được mở rộng bảo đảm quy mô 6-8 làn xe. Tổng mức đầu tư chung dự án là 17.837 tỷ đồng.

Dự án được chia thành 3 dự án thành phần do tỉnh Đồng Nai, Bộ GTVT và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm cơ quan chủ quản. Theo lộ trình đề ra, Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 sẽ cơ bản hoàn thành năm 2025 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

3 dự án này nằm trong chuỗi các dự án trọng điểm ngành giao thông được khởi công trong tháng 6/2023. Trong đó, Dự án Châu Đốc- Cần Thơ - Sóc Trăng vừa khởi công ngày 17/6; dự kiến ngày 25/6 sẽ tiếp tục khởi công Dự án đường vành đai 4 - Vùng Hà Nội với chiều dài hơn 112km, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (nối Đồng Tháp – Tiền Giang) với chiều dài 27 km, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, kết nối 2 tuyến cao tốc huyết mạch của vùng ĐBSCL.

Theo Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi, Vành đai 3 TP HCM là con đường của ý Đảng, lòng dân, con đường kết nối, con đường phát triển. Ông cam kết với Trung ương, với nhân dân, Thành phố sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, theo dõi sát sao, tiếp tục đẩy nhanh giải phóng mặt bằng và thi công để con đường hoàn thành đúng kế hoạch, thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2025 và hoàn thành năm 2026.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước đang thi công 1.756km cao tốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Có thể hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc vào năm 2025

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đây là 3 dự án quan trọng quốc gia ngành GTVT, được chủ trương của Bộ Chính trị, sự phê chuẩn của Quốc hội, sự đồng hành của các địa phương và sự ủng hộ của nhân dân.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là 1 trong 3 đột phá chiến lược, trong đó ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu...

Thực tiễn đã chứng minh, GTVT nói chung và đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng nói riêng mang lại hiệu quả rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng chiến lược phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới đến đó, nhất là về kinh tế - xã hội, có thêm nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khu vui chơi, giải trí, các thiết chế văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao và quỹ đất được khai thác hiệu quả.

Trong giai đoạn 2000 - 2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác 1.163 km đường bộ cao tốc, đây là kết quả rất đáng trân trọng, để lại những bài học, kinh nghiệm rất quý giá để triển khai hiệu quả hơn, tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, chúng ta cần phải triển khai đầu tư, xây dựng gấp gần 4 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm trước. Trong đó, đến 2025, cần đạt được ít nhất 3.000 km cao tốc và giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu có thêm 2.000 km nữa.

Để triển khai chủ trương của Đảng về phát triển đường cao tốc, Chính phủ đã trình Quốc hội phê chuẩn và chỉ đạo các bộ, ngành địa phương đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông nối liền từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Cà Mau, kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TP HCM; tiếp tục nghiên cứu triển khai các tuyến cao tốc trục ngang và các tuyến đường vành đai đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, bảo đảm tính đồng bộ kết nối thông suốt các vùng và cả nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của tất cả các khu vực, vùng miền và cả nước.

Thủ tướng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ (2021) đến nay, cả nước đã khánh thành và đưa vào khai thác thêm 566 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc đang khai thác của cả nước lên 1.729 km.

Các dự án đang thi công với tổng chiều dài 350 km gồm: 5 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020 dài 229 km; dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ 23 km; dự án Bến Lức - Long Thành 58 km; dự án Tuyên Quang - Phú Thọ 40 km.

Các dự án khởi công từ đầu năm 2023 có tổng chiều dài 1.406 km, gồm: 12 dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729 km; cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang 104 km; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng 188 km; Vành đai 3 TP.HCM 76 km; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 53,7 km; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột 117 km; Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội trên 112 km; cao tốc Cao Lãnh - An Hữu 27 km.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước đang thi công 1.756km cao tốc
Thủ tướng cho biết từ đầu nhiệm kỳ (2021) đến nay, cả nước đã khánh thành và đưa vào khai thác thêm 566 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc đang khai thác của cả nước lên 1.729 km - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Như vậy, cùng với 1.729 km đã đưa vào khai thác và tổng chiều dài đường cao tốc của các dự án đang thi công, đã khởi công đến hết tháng 6/2023 là 1.756 km. "Nếu quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt thì cơ bản chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu cả nước có trên 3.000 km vào năm 2025", Thủ tướng phát biểu.

Bên cạnh đó, một số dự án phấn đấu sẽ khởi công từ nay đến năm 2024 có tổng chiều dài khoảng 284 km, gồm: Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu 65 km; cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh 93 km; cao tốc Dầu Giây - Tân Phú 60 km; cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc 66 km và nhiều dự án đường bộ cao tốc đang được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư (Hữu Nghị - Chi Lăng, Mộc Châu - Sơn La, TPHCM- Mộc Bài; TPHCM- Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa, Bảo Lộc - Liên Khương…). Đây là tiền đề để thực hiện thành công mục tiêu 5.000 km cao tốc vào năm 2030.

Thủ tướng cho biết trong nhiệm kỳ này, sẽ huy động khoảng 500.000 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng giao thông, gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, nguồn vốn đầu tư công trung hạn, nguồn vốn từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, các nguồn vốn hợp pháp khác.

Phát huy tối đa hiệu quả 3 cơ chế mới đặc thù

Theo Thủ tướng, điều đặc biệt của 3 dự án khởi công hôm nay là các dự án đều được áp dụng cơ chế đặc thù riêng có về: (i) Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, theo đó giao địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án; (ii) Áp dụng cơ chế huy động nguồn lực cho các dự án kết hợp giữa ngân sách Trung ương và địa phương; (iii) Áp dụng chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu thi công dự án, qua đó rút ngắn thời gian chuẩn bị để triển khai dự án.

Cả 3 cơ chế này đều đã phát huy tối đa tác dụng, khẳng định sự đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành cơ chế mới, mạnh dạn hơn để hoàn thành mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết của Đảng.

Bên cạnh đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người dân của các dự án này là rất khó khăn, phức tạp, nhạy cảm ở các đô thị lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu... Nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự quản lý của các cấp chính quyền, các địa phương đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, sự ủng hộ, chia sẻ của người dân nên công tác giải phóng mặt bằng của cả 3 dự án cơ bản đảm bảo tiến độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước đang thi công 1.756km cao tốc
Thủ tướng nhấn mạnh điều đặc biệt của 3 dự án khởi công hôm nay là các dự án đều được áp dụng cơ chế đặc thù riêng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá đối với địa bàn TPHCM, trong thời gian rất ngắn đã bàn giao mặt bằng để thi công đạt tới 87% (356 ha/410 ha). Đây là cột mốc, là kinh nghiệm quý để triển khai các dự án khác. Kết quả này càng minh chứng cho tính đúng đắn của chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, lần đầu tiên giao cho địa phương quản lý một dự án quy mô rất lớn, phức tạp, liên vùng; nhưng với quyết tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, dự án đã đạt được thành công bước đầu, rất đáng khích lệ và trân trọng.

Các cấp, các ngành và các địa phương có dự án đi qua đã phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn: Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng… Trong thời gian rất ngắn khoảng 1 năm so với mức trung bình 2 năm so với cách triển khai thông thường, Bộ GTVT cùng các bộ, ngành, các địa phương, các đơn vị liên quan… đã nỗ lực để khởi công đồng loạt 3 dự án với mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2026.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các dự án đi qua các khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ với số km đường cao tốc hiện nay còn thấp so với các khu vực khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước đang thi công 1.756km cao tốc
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bám sát thực tiễn, bám sát dự án, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với kết quả đó, Thủ tướng đánh giá cao, ghi nhận và biểu dương sự cố gắng nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của các địa phương, các bộ ngành, cơ quan đã chấp hành nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, phối hợp chặt chẽ để triển khai công việc; chính quyền và nhân dân 7 tỉnh, thành phố có dự án đi qua (TPHCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đắk Lắk) đã nỗ lực trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện dự án.

Thủ tướng trân trọng cảm ơn nhân dân TPHCM và các tỉnh nơi triển khai các dự án đã sẵn sàng nhường đất, dời nhà cửa, nơi sinh sống, làm ăn, canh tác của mình để nhường mặt bằng cho các dự án.

6 yêu cầu khi triển khai các dự án

Thủ tướng nêu rõ kết quả khởi công là rất đáng ghi nhận, rất đáng trân trọng, tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu, công việc sắp tới còn rất lớn và nhiều thách thức: Phải tiếp tục giải phóng mặt bằng các vị trí còn lại trong đó có nhiều vị trí tập trung đông dân cư, dễ phát sinh các khiếu nại; chuẩn bị khối lượng vật liệu xây dựng, bãi đổ thải rất lớn đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong cấp phép khai thác; thi công khối lượng công trình rất lớn trong khoảng thời gian không dài và chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết.

Do vậy, để công trình được hoàn thành đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác, Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, GTVT, Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản dự án tập trung quyết liệt chỉ đạo, yêu cầu ban quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, xây dựng kế hoạch, phương án, tiến độ thi công một cách khoa học, chi tiết, phù hợp, kịp thời, hiệu quả và tổ chức giao thông an toàn, thông suốt, giữ gìn vệ sinh môi trường; đồng thời phải huy động nhân lực, thiết bị máy móc hiện đại để thi công, tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu kỹ thuật, quy định của pháp luật liên quan và không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước đang thi công 1.756km cao tốc
Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành 3 dự án này cũng như những dự án đầu tư phát triển hạ tầng khác - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ hai, rút kinh nghiệm từ triển khai các dự án cao tốc giai đoạn trước và phát huy những thành quả đã đạt được, các bộ ngành, các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu cần bám sát thực tiễn, bám sát dự án, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Thứ ba, các nhà tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát phải tăng cường, nâng cao trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, giám sát trên tinh thần vô tư, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...

Thứ tư, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, GTVT, Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND 7 tỉnh, thành phố được giao thực hiện dự án, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm công tác an ninh, trật tự để ban quản lý dự án và các nhà thầu thi công dự án đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

Thứ năm, UBND các tỉnh, thành phố triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng trong quý III/2023, chậm nhất là 31/12/2023. Đặc biệt quan tâm đến công tác tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất để người dân có nơi ở mới, có công việc mới, có điều kiện mới và sinh kế mới ít nhất phải bằng và tốt hơn nơi cũ. Thủ tướng đề nghị và kêu gọi người dân có đất phải thu hồi phục vụ dự án tiếp tục ủng hộ chủ trương lớn của Nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị, địa phương thi công dự án.

Thứ sáu, mỗi cá nhân tham gia dự án cần nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, với ngành và cao hơn nữa là với nhân dân, với Tổ quốc; đổi mới tư duy, sáng tạo hơn nữa trong cách nghĩ, cách làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần triển khai các dự án thành phần đúng tiến độ với tinh thần "Tất cả vì nhân dân, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước".

Thủ tướng nhấn mạnh đầu tư hạ tầng giao thông không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, một ngành, một địa phương nào mà là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của các địa phương, bộ, ngành vì chính lợi ích thiết thực của các địa phương, của đất nước. Chính phủ sẽ luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành 3 dự án này cũng như những dự án đầu tư phát triển hạ tầng khác; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và các mục tiêu được đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị về các vùng kinh tế - xã hội và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của 7 địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước đang thi công 1.756km cao tốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu dự lễ khởi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh 2 yếu tố có tính chất quyết định với các dự án là bố trí vốn đầy đủ và mặt bằng thi công; 6 yêu cầu phải nghiêm túc quán triệt trong quá trình triển khai các dự án: Bảo đảm chất lượng; bảo đảm tiến độ; bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường sinh thái; không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí ở tất cả các khâu; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân, doanh nghiệp; kịp thời khen thưởng khi làm tốt và xử lý nghiêm minh.

https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-ca-nuoc-dang-thi-cong-1756km-cao-toc-340608.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Trung tâm tài chính quốc tế: TP.HCM và Đà Nẵng, nên chọn 1 hay cả 2?

Trung tâm tài chính quốc tế: TP.HCM và Đà Nẵng, nên chọn 1 hay cả 2?

Chiều 12/6, Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết liên quan đến việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Trong khi Chính phủ đề xuất mô hình “một trung tâm, hai điểm đến” tại TP. HCM và Đà Nẵng, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn, cho rằng nên tập trung nguồn lực để phát triển hiệu quả một trung tâm duy nhất, tránh dàn trải, lãng phí và không đạt được mục tiêu thu hút “cá mập” tài chính.
Thuốc lá gây thiệt hại hơn 2% GDP: Vì sao cần tăng thuế ngay lúc này?

Thuốc lá gây thiệt hại hơn 2% GDP: Vì sao cần tăng thuế ngay lúc này?

Mỗi năm, thuốc lá gây thiệt hại hơn 2% GDP cho Việt Nam. Trong khi đó, thuế thuốc lá vẫn ở mức thấp và tăng quá chậm. Tăng thuế lúc này không chỉ giúp giảm tiêu dùng mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng nguồn lực cho phát triển bền vững.
Đại học Điện lực ... bật chế độ số

Đại học Điện lực ... bật chế độ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang trở thành trụ cột phát triển quốc gia, các cơ sở giáo dục tại Việt Nam đang chủ động triển khai một cách toàn diện và có hệ thống Nghị quyết 57/NQ-TW của Bộ Chính trị - văn kiện mang tính chiến lược về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Từ ngày mai 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Từ ngày mai 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố

Ngày mai (12/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về sáp nhập tỉnh, thành phố. Nghị quyết sẽ có hiệu lực ngay, sớm hơn dự kiến trước đó.
Doanh nghiệp cần gì để chuyển mình nhanh hơn trong kỷ nguyên xanh?

Doanh nghiệp cần gì để chuyển mình nhanh hơn trong kỷ nguyên xanh?

Ông Lê Hoàng Minh – Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk đã có những chia sẻ về sự tích hợp giữa sản xuất, năng lượng và công nghệ được đúc kết trong hành trình “xanh hóa” tại Vinamilk, hướng đến cam kết Net Zero vào 2050.
5 tháng năm 2025, gần 111.600 doanh nghiệp rời bỏ thị trường

5 tháng năm 2025, gần 111.600 doanh nghiệp rời bỏ thị trường

Tình hình doanh nghiệp đang rất khó khăn khi trong 5 tháng đầu năm có 111.800 doanh nghiệp gia nhập thị trường thì có tới 111.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Các tin khác

Sắp xếp tài sản công sau tinh gọn bộ máy, Hà Nội hành động quyết liệt

Sắp xếp tài sản công sau tinh gọn bộ máy, Hà Nội hành động quyết liệt

Sau khi sắp xếp lại tổ chức hành chính, Hà Nội đối mặt với khối lượng tài sản công dôi dư rất lớn. Từ đó, thành phố đã đưa ra hàng loạt kiến nghị, đồng thời Bộ Tài chính cũng chủ động tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ bảo kê, tiếp tay buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ bảo kê, tiếp tay buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ có biểu hiện suy thoái đạo đức, tham nhũng, bảo kê cho các đối tượng vi phạm pháp luật, với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
BSR xuất bán lô sản phẩm mới Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)

BSR xuất bán lô sản phẩm mới Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)

Ngày 4/6/2025, Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức lễ ra mắt và xuất bán thành công lô sản phẩm thương mại đầu tiên Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF - Sustainable Aviation Fuel). Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới của BSR trong hành trình nghiên cứu, phát triển các sản phẩm năng lượng xanh và bền vững.
Việt Nam tiếp tục thăng hạng trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu

Việt Nam tiếp tục thăng hạng trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu

Theo báo cáo "Chỉ số Hệ sinh thái Khởi nghiệp Toàn cầu 2025" do StartupBlink công bố, Việt Nam đã tăng một bậc, từ vị trí 56 lên 55 trên toàn cầu, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp thăng hạng.
Giá điện bán lẻ mới: Cao nhất gần 4.000 đồng/kWh

Giá điện bán lẻ mới: Cao nhất gần 4.000 đồng/kWh

Biểu giá bán lẻ điện rút từ 6 xuống còn 5 bậc, cao nhất khoảng 3.967 đồng/kWh. Giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện.
Quảng cáo sữa Milo: Nestlé sai luật và dấu hiệu lừa dối khách hàng

Quảng cáo sữa Milo: Nestlé sai luật và dấu hiệu lừa dối khách hàng

Nestlé Milo bị phản ánh sử dụng cụm từ “được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng” trên bao bì và quảng cáo, gây tranh cãi về tính trung thực và đúng luật. Bộ Y tế đã vào cuộc, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an, trong khi doanh nghiệp khẳng định làm đúng quy định.
Bỏ độc quyền nhà nước về vàng miếng: Chờ bước chuyển mới của thị trường

Bỏ độc quyền nhà nước về vàng miếng: Chờ bước chuyển mới của thị trường

Với hàng loạt chỉ đạo quyết liệt mới đây đây, thị trường vàng đang chờ đón những bước chuyển mới thời hậu Nghị định 24.
Trăn trở nghề “làm dâu trăm họ”

Trăn trở nghề “làm dâu trăm họ”

Người trong nghề nhân sự thường hay nói đùa, đó là nghề “làm dâu trăm họ”. Thực tế, ngành này có niềm vui, có nỗi buồn. Ai đang làm nghề đều hiểu và cảm nhận những khó khăn trong công việc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy: BSR vận hành an toàn, đột phá công nghệ, tiên phong chuyển đổi số

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy: BSR vận hành an toàn, đột phá công nghệ, tiên phong chuyển đổi số

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, góp phần đưa BSR ghi dấu ấn mạnh mẽ với những thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế vững chắc trong ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng quốc gia.
Thống nhất khởi tố, điều tra vụ mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo

Thống nhất khởi tố, điều tra vụ mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo

Sở Y tế Đồng Nai đã chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm của mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo sang Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra, làm rõ.
Chung kết STEAMCUP 2024 - 2025: Học sinh Hà Nội tranh tài mô phỏng cứu trợ thiên tai

Chung kết STEAMCUP 2024 - 2025: Học sinh Hà Nội tranh tài mô phỏng cứu trợ thiên tai

Vượt qua những thử thách kỹ thuật mô phỏng tình huống thiên tai, các chiến binh nhí tại STEAMCUP 2024 - 2025 đã chứng minh khả năng ứng dụng robotics vào đời sống thực tế.
Giáo viên Thủ đô "lên dây cót" thời AI: Giảm áp lực dạy - học, tăng chiều sâu tri thức

Giáo viên Thủ đô "lên dây cót" thời AI: Giảm áp lực dạy - học, tăng chiều sâu tri thức

"Tôi hy vọng rằng tất cả các thầy cô sẽ kết nối và hỗ trợ lẫn nhau để cùng chia sẻ những phương pháp giúp thế hệ trẻ của chúng ta được học với ít áp lực nhất, nhưng tiếp thu được nhiều kiến thức nhất" - đó là những chia sẻ của ông Hoàng Văn Lược - Tổng Giám đốc điều hành Trường Phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ (MIS) trong buổi tập huấn đặc biệt mang tên “AI EmpowerED - Khai mở sức mạnh giáo dục thời AI”.
Nới room ngoại: Cú hích mới cho ngành ngân hàng

Nới room ngoại: Cú hích mới cho ngành ngân hàng

Việc nới room ngoại có thể được xem là cú hích mới cho ngành ngân hàng, tạo cơ hội thu hút vốn, thúc đẩy tái cấu trúc nhà băng.
Thủ tướng: "Khai thác nguồn vàng trong dân, lập sàn giao dịch vàng"

Thủ tướng: "Khai thác nguồn vàng trong dân, lập sàn giao dịch vàng"

Thủ tướng yêu cầu có chính sách khai thác nguồn lực vàng trong dân để tham gia phát triển kinh tế-xã hội.
Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật: Lấy người dân làm trung tâm

Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật: Lấy người dân làm trung tâm

Trước yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) với định hướng lấy người dân làm trung tâm.
Xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế nhưng hoạt động ở 2 thành phố

Xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế nhưng hoạt động ở 2 thành phố

Việt Nam định hướng sẽ phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhưng hoạt động ở 2 thành phố là Đà Nẵng và TP. HCM.
Chính phủ đề xuất bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng chi thường xuyên từ nguồn viện trợ nước ngoài

Chính phủ đề xuất bổ sung hơn 4.327 tỷ đồng chi thường xuyên từ nguồn viện trợ nước ngoài

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, tổng nhu cầu bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng.
Đề xuất không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần trong năm

Đề xuất không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần trong năm

Số lần thanh tra, kiểm tra không được quá 1 lần trong năm; với cùng một nội dung thì cơ quan quản lý nhà nước không được thanh tra, kiểm tra trong cùng một năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Đây là những nội dung tiếp thu đáng chú ý tại Tờ trình Dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được hoàn thiện.
Xem thêm
Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Đổi thay nơi ngã ba biên giới Mường Nhé

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng  biển.

Nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản và khai thác nghề cá có trách nhiệm tại các vùng biển.

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Gỡ thẻ vàng thủy sản gắn với xây dựng kinh tế biển

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giao diện di động