Thẻ ngân hàng đang "chết": Cả năm không dùng đến, hủy bỏ cũng không xong
Thẻ "chết" tồn đọng trong ví
Trước khi dịch Covid-19 thúc đẩy sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán thẻ vẫn là kênh chiếm tỷ trọng lớn nhất và phổ biến nhất, trong đó thẻ vật lý vẫn chiếm đa số.
Trong giai đoạn năm 2016-2018, các ngân hàng nổ ra cuộc đua phát hành thẻ, thi hành hàng loạt chính sách ưu đãi, miễn phí nhiều dịch vụ để khuyến khích người dùng mở thẻ. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết năm 2018, tổng số lượng thẻ đã phát hành trên thị trường là 153 triệu thẻ, tăng hơn 53 triệu thẻ so với thời điểm cuối năm 2015.
Trong giai đoạn năm 2019-2022, số lượng thẻ đang lưu hành vẫn gia tăng trên 10 triệu thẻ mỗi năm. Tính đến cuối quý III/2023, số lượng thẻ nội địa đang lưu hành là hơn 102 triệu thẻ, thẻ quốc tế là 38,5 triệu thẻ.
Hậu cuộc đua phát hành thẻ, hầu hết mỗi người dùng trên 18 tuổi đều đã sở hữu cho mình nhiều hơn 1 thẻ ngân hàng (thẻ vật lý).
Anh Đặng Thanh Hùng (ngụ tại quận 7, TP. HCM) cho biết đang sở hữu 8 chiếc thẻ ngân hàng do mỗi lần đổi công ty lại được yêu cầu mở tài khoản tại một ngân hàng mới. Mỗi lần mở tài khoản là 1 lần được cấp thẻ ngân hàng. Lâu dần, số thẻ trong ví lại nhiều thêm.
"Tôi sử dụng chủ yếu dịch vụ ngân hàng qua ứng dụng trên điện thoại, thẻ hầu như không sử dụng. Do không huỷ tài khoản, tôi sợ thẻ ngân hàng nếu mất và lọt vào tay kẻ xấu sẽ ảnh hưởng tới tài chính cá nhân nên vẫn bảo quản tất cả thẻ trong ví", anh Hùng chia sẻ.
Chị Ngô thị Hoa (ngụ tại quận Long Biên, Hà Nội) cho biết đang sở hữu 6 thẻ ngân hàng các loại do bạn bè làm việc trong lĩnh vực ngân hàng nhờ mở thẻ để “chạy số". “Những thẻ này tôi đã mở từ nhiều năm trước, nhưng không thực sự có nhu cầu dùng nên chỉ để đó trong ví, chứ không dám vứt đi vì sợ lộ thông tin cá nhân vào tay kẻ xấu", chị Hoa cho biết.
Chị Hoa nói thêm, đã nhiều lần muốn xử lý hết những chiếc thẻ dư thừa. Chị lên mạng tìm phương thức huỷ thẻ nhưng phần lớn các ngân hàng đều chỉ hướng dẫn mở thẻ online, không hướng dẫn người dùng huỷ thẻ. Chị gọi điện lên tổng đài nhưng đường dây luôn bận.
Theo tìm hiểu của phóng viên, đối với thẻ ghi nợ, nhiều ngân hàng yêu cầu người dùng phải tới quầy giao dịch để tiến hành huỷ thẻ, trong khi một số ngân hàng khác có thể huỷ online thông qua ứng dụng ngân hàng điện tử.
Đối với thẻ tín dụng, người dùng bắt buộc phải tiến hành huỷ thẻ tại phòng giao dịch của ngân hàng để xác thực đã thanh toán đủ dư nợ, cũng như các loại phí mà thẻ tín dụng yêu cầu, trong đó một số ngân hàng yêu cầu người dùng thanh toán phí huỷ thẻ.
Thẻ "sống" mất chỗ đứng trong tiêu dùng?
Thẻ "chết" xếp trong ví như hàng tồn kho, còn số phận những chiếc thẻ vật lý đang lưu hành cũng không khá khẩm hơn là mấy.
Thẻ ngân hàng dạng vật lý hiện được sử dụng chủ yếu ở máy POS và cây ATM. Đối với máy POS, trong đợt thúc đẩy chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip, hầu hết các máy thanh toán POS đã được nâng cấp với chức năng thanh toán 1 chạm. Điều này vô tình tạo thêm “đất dụng võ" cho các ví điện tử như Samsung Pay, Google Wallet, Apple Pay. Theo đó, người dùng có thể sử dụng điện thoại, đồng hồ hay các thiết bị điện tử khác, thông qua các ví này để "1 chạm" và thanh toán tại máy POS.
Tại cây ATM, nhiều ngân hàng đã triển khai quét mã QR để sử dụng dịch vụ thay cho thẻ vật lý. Các thao tác sẽ được tiến hành song song giữa kênh ngân hàng số trên thiết bị điện tử và cây ATM.
Không những phải chia sẻ “miếng bánh" cho ví điện tử và mã QR, thẻ ngân hàng (thẻ vật lý) còn tồn tại một điểm yếu là không thể tiếp cận các giao dịch giá trị nhỏ, hay những giao dịch từ xa.
Đối với giao dịch giá trị nhỏ, mã QR đã "xâm chiếm" đến từng góc chợ, từng quán ăn, quán cà phê. Về phía người bán, việc trang bị mã QR để phục vụ cho việc thanh toán của khách hàng được cho là đơn giản hơn và tốn ít chi phí hơn so với việc sắm máy POS.
Đối với các giao dịch từ xa, xu hướng tiêu dùng đã thay đổi mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, hoạt động mua sắm online, mua sắm qua sàn thương mại điện tử lên ngôi và đạt giá trị giao dịch lớn.
Trong khi đó, thẻ vật lý không thể đáp ứng cho việc thanh toán các giao dịch này. Phương thức thanh toán được ưa chuộng khi mua sắm online là chuyển khoản, sử dụng ví điện tử, thẻ phi vật lý hoặc thanh toán tiền mặt.
Xu hướng chuyển đổi mới
Trong một thông báo vào tháng 6 vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã điều chỉnh một số loại phí liên quan đến thẻ. Cụ thể, toàn bộ sản phẩm thẻ cá nhân trước đây được miễn phí kích hoạt thẻ tại quầy và phí gửi thẻ trực tiếp, thì sau ngày 1/7 sẽ thu phí 20.000 đồng/thẻ (chưa gồm VAT).
Đại diện Vietcombank cho biết, sự điều chỉnh này nhằm khuyến khích khách hàng giao dịch trên kênh số đồng thời giảm bớt chi phí cho khách hàng và xã hội, tiết kiệm thời gian và góp phần bảo vệ môi trường. “Đây là xu hướng chung của các ngân hàng trên thị trường nhằm điều hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm thẻ trên kênh số, tạo sự thuận tiện và an toàn cho khách hàng”, ban lãnh đạo ngân hàng này cho hay.
Không chỉ Vietcombank, nhiều ngân hàng cũng ủng hộ xu hướng chuyển đổi này. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) trong thời gian gần đây cũng phát đi những thông báo về việc khuyến khích mở thẻ điện tử (thẻ phi vật lý), hạn chế được việc phát hành thẻ vật liệu nhựa như trước đây.
Hay như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, miễn nhiều loại phí khi khách hàng mở thẻ tín dụng phi vật lý.
Chị H.S.A (ngụ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), giao dịch viên của một ngân hàng cho biết phòng giao dịch của chị không áp chỉ tiêu đối với hoạt động phát hành thẻ trong nhiều năm nay, mà chỉ có chỉ tiêu mở tài khoản thanh toán, tài khoản số đẹp, ưu tiên các giao dịch trên kênh số.
Có thể thấy, trong cuộc cách mạng số hoá, thẻ vật lý không chỉ đứng trước sự cạnh tranh với các phương thức thanh toán số khác mà chính các ngân hàng - nhà phát hành thẻ cũng đang khuyến khích người dùng hạn chế việc phát hành thẻ vật lý.
Nguồn: Thẻ ngân hàng đang "chết": Cả năm không dùng đến, hủy bỏ cũng không xong
Tin liên quan
Hà Nội bắn pháo hoa cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 21/12/2024 20:49
Chelsea chốt giá mua sao Man United 21/12/2024 20:45
Cùng chuyên mục
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 12:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm
Tài chính 20/12/2024 18:00
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm
Tài chính 20/12/2024 15:00
Sức ép đè nặng lãi suất
Tài chính 20/12/2024 14:00
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"
Tài chính 19/12/2024 20:39
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng
Tài chính 18/12/2024 12:00
Các tin khác
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng
Tài chính 18/12/2024 10:00
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 08:00
Từ 1/1/2025: Những lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng
Kinh tế - Tài chính 17/12/2024 07:00
Quy định lộ trình tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng thương mại
Tài chính 16/12/2024 17:00
Quy định kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tài chính 16/12/2024 14:34
Ẩn số chính sách mới của Mỹ tác động thế nào đến tỷ giá?
Tài chính 16/12/2024 08:00
Cơ cấu lại nợ để hỗ trợ tăng trưởng
Tài chính 15/12/2024 15:51
Điều hành chính sách tiền tệ - Những dấu ấn năm 2024
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 18:00
Không nên đánh đồng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh
Tài chính 13/12/2024 16:00
Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng Nhân dân tệ vào năm 2025
Tài chính 13/12/2024 12:00
Bangkok là thành phố hút khách du lịch nhất thế giới
Kinh tế - Tài chính 13/12/2024 10:00
Lạm phát trung bình, tiền đồng ổn định hỗ trợ duy trì chính sách tiền tệ năm 2025
Tài chính 12/12/2024 14:55
Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025
Tài chính 12/12/2024 07:00
Tín dụng tín dụng khởi sắc, hệ thống ngân hàng còn rủi ro?
Tài chính 11/12/2024 10:00
Dòng tín dụng cuối năm "tiếp sức" thị trường địa ốc
Tài chính 11/12/2024 09:00
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ do bão số 3: Thực hiện đến hết 2025, không giới hạn số lần cơ cấu
Tài chính 10/12/2024 16:00
Thấy gì từ các đợt phát hành trái phiếu xanh ngân hàng và phi ngân hàng?
Tài chính 10/12/2024 12:00
Vốn ngoại có tín hiệu đảo chiều, sẽ quay lại vào 2025?
Tài chính 10/12/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00