Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa chú trọng tuyên truyền và đồng hành cùng các chủ thể trong việc phát triển các sản phẩm OCOP, nhằm nâng cao thu nhập góp phần đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm
Đông đảo khách hàng chọn mua nông sản sạch

Đồng hành cùng chủ thể OCOP

Triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức tập huấn hơn 7.300 lượt người là lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành, hội, đoàn thể các cấp, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chương trình OCOP. Qua đó các cấp, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế tư nhân, tập thể hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, cách thức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

Tại nhiều địa phương, cán bộ, đảng viên tiên phong xây dựng sản phẩm OCOP; cán bộ từ tỉnh đến cơ sở cùng đồng hành hướng dẫn, trợ giúp các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP.

Ở huyện đồng bằng duyên hải Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm nhân dân thu hái hơn chục tấn quả sim rừng trên núi Sơn Trang, một số hộ dân vẫn lấy quả sim ngâm rượu uống. Gia đình chị Nguyễn Thị Hà mạnh dạn đầu tư gần 200 triệu đồng mua nồi, chum, thiết bị chưng cất rượu, lọc Andehit, methanol bằng điện; mua sim rừng người dân thu hái, rửa sạch, ngâm với rượu.

Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm ảnh 1
Sim rừng tươi sắc màu, nồng nàn hương liệu trong sản phẩm rượu Bảo An.

Hơn 6 tháng, rượu ngâm với sim rừng cho hương vị thơm ngọt, tươi màu hồng đào, có khả năng kích thích tiêu hóa, trị các bệnh đường ruột. Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, gửi mẫu xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa; gia đình tổ chức sản xuất hơn 5.000 lít rượu sim, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, mã vạch, cung ứng sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm OCOP rõ nguồn gốc xuất xứ, công bố, cập nhật trên trang web, được nhiều người tiêu dùng trong tỉnh lựa chọn, vươn tới thị trường miền nam. Cơ sở sản xuất quan tâm nhất là bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Sau khi sản phẩm được công nhận, xếp hạng 3 sao, nhiều người biết đến thương hiệu rượu sim rừng Bảo An ở Hoằng Xuân, huyện Hoằng hóa và cơ sở đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, huyện Hoằng Hóa rà soát những sản phẩm tiềm năng, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lựa chọn, xây dựng sản phẩm OCOP. Toàn huyện đã có 16 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó mắm tôm Lê Gia đã được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Huyện hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất, in nhãn mác, công bố tiêu chuẩn, quảng bá sản phẩm, tham gia kết nối cung cầu; giao Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổ chức điểm giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP; phối hợp Viện nông nghiệp Thanh Hóa cập nhật 14 sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa Lê Trọng Hòa đánh giá, chương trình OCOP thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ.

Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm ảnh 2
Nước tương của hộ sản xuất ở xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn đạt OCOP 3 sao.

Sau công nhận, xếp hạng sao, các sản phẩm OCOP mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng 15-20% giá trị trao đổi, trong đó nước mắm, mắm tôm Lê Gia được bày bán tại nhiều siêu thị ở Hà Nội, vươn tới một số nước trên thế giới. Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng, phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực, nâng thu nhập bình quân đầu người ở huyện Hoằng Hóa lên 58 triệu đồng/năm, tạo thêm nguồn lực nội sinh nâng cao chất lượng phong trào nông thôn mới.

Đến thời điểm này Hoằng Hóa có 36 thôn kiểu mẫu, 5 xã đạt được công nhận nông thôn mới nâng cao, trong đó Hoằng Lộc đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Nhân rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Bình Sơn là xã miền núi thuộc vùng kinh tế Tây Nam huyện Triệu Sơn còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò chủ thể, nguồn lực trong nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã Bình Sơn lồng ghép các hợp phần đầu tư theo Chương trình 135 vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống dân sinh; củng cố, nâng cao vai trò của hợp tác xã trong tổ chức sản xuất, bao tiêu, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Với mức đầu tư 300 triệu xây dựng một mô hình sản xuất, xã Bình Sơn hỗ trợ các nhóm hộ mua 50 máy chế biến chè, thay thế phương thức sao, sấy chè thủ công. Hợp phần cấp nước sinh hoạt hỗ trợ các cụm dân cư, khoan 100 giếng, tạo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn nông hộ trồng, chăm sóc, thâm canh 10 ha chè theo hướng VietGap, đầu tư hệ thống bơm tưới tự động, nhất là quán triệt đến nông hộ không sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng.

Hợp tác xã cùng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến chè, thỏa thuận, công khai phương thức, giá thu mua, đồng hành cùng nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP.

Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm ảnh 3
Khách hàng chọn mua sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Bình Sơn.

Kết quả, Bình Sơn đã có tới 4 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên là chè móc câu sạch, chè xanh túi lọc, trà gai leo túi lọc, mật ong 4 mùa.

Vùng nguyên liệu chè từ 250 ha tăng lên hơn 300 ha; sản lượng chè đã đạt 7,2 tấn búp/ha, giá thu mua chè búp tươi từ hơn 60 nghìn đồng tăng lên hơn 100 nghìn đồng/10 kg, chè búp khô từ 100 nghìn đồng, tăng lên 150-250 nghìn đồng/kg; mật ong qua lọc tạp chất, đóng chai nâng giá bán từ 140 nghìn đồng lên 250 nghìn đồng/chai 650ml.

Mai Văn Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Bình Sơn trao đổi, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, khai tiềm năng, lợi thế ở địa phương, gắn sản xuất với chế biến, nâng cao chất lượng các sản phẩm chủ lực, Bình Sơn được công nhận xã chuẩn nông thôn mới năm vừa qua. Cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong xã tiếp tục củng cố, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, thoát nghèo bền vững.

Đi đôi với thực thi hiệu quả chính sách của tỉnh Thanh Hóa về hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2022-2025, nhiều địa phương trong tỉnh bố trí thêm ngân sách, lồng ghép với nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ phát triển sản xuất, các sản phẩm OCOP.

Toàn tỉnh đã có 236 sản phẩm OCOP của 49 doanh nghiệp, 51 Hợp tác xã, 6 tổ hợp tác, 52 hộ sản xuất, kinh doanh ở 139 xã, phường, thị trấn, thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố.

Ngoài “mắm tôm Lê Gia” sớm được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia, Thanh Hóa hiện có 51 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao, 184 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Trong đó, “Mật ong, Trà Bình Sơn” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận sản phẩm tiêu biểu khu vực miền núi và Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm nghiệp xã Bình Sơn huyện Triệu Sơn được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Tỉnh Thanh Hóa, các ngành cùng các địa phương tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tham gia các hội chợ trong ngoài tỉnh, đưa sản phẩm vào các siêu thị, hỗ trợ phát triển thêm 16 điểm bán hàng OCOP tại các địa phương. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP như Mắm tôm, mắm tép Lê Gia ở huyện Hoằng Hóa vươn tới thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi; đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ cói ở Nga Sơn xuất khẩu, bán tại các siêu thị ở Hoa Kỳ; ghế tre thư giãn cao cấp ở Hà Trung xâm nhập thị trường Châu Âu; sản phẩm Dứa đóng hộp, Ngô ngọt ở huyện Nông Cống xuất khẩu sang các nước Trung Đông, Nga, châu Âu...

Thanh Hóa nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm ảnh 4
Miến gạo Thăng Long ở huyện Nông Cống đến với người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP xứ Thanh bán rộng rãi trong nước bằng hình thức trực tiếp hoặc qua mạng. Theo khảo sát sơ bộ, doanh số sản phẩm sau khi được công nhận OCOP tăng trưởng bình quân hơn 15%; nhiều chủ thể OCOP như Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Bình Sơn, Hợp tác xã dịch vụ sản xuất Miến gạo Thăng Long, Cơ sở Đông Y Quang Anh… có doanh thu tăng gấp hai lần. OCOP tăng thêm uy tín, thương hiệu sản phẩm, được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, Bùi Công Anh đánh giá, Chương trình OCOP góp phần phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Bốn năm qua, trung bình mỗi năm Thanh Hóa thành lập thêm 60 hợp tác xã; các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh như doanh thu, lãi sau thuế của hợp tác xã, thu nhập bình quân của xã viên tăng trưởng khá.

Chương trình còn tạo môi trường hoạt động bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích cộng đồng khai thác đặc sản vùng miền, duy trì, phát huy lợi thế sản phẩm truyền thống , ngành nghề, làng nghề. Sản phẩm OCOP còn thiết thực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong nhóm sản phẩm đặc thù của các địa phương; phát huy tính sáng tạo của các chủ thể OCOP trong nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, phân khúc thị trường. Bản thân các chủ thể OCOP nhận thức sâu rộng hơn, quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, dịch vụ bán hàng.

Thời gian tới Thanh Hóa tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP trong chuỗi giá trị; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ chuyển đổi số, tích cực, chủ động tham gia thị trường điện tử và tăng cường quan hệ hợp tác, đưa ngày càng nhiều sản phẩm OCOP Thanh Hóa xâm nhập sâu rộng thị trường trong nước, quốc tế.

MAI LUẬN

https://nhandan.vn/thanh-hoa-nhan-rong-mo-hinh-moi-xa-mot-san-pham-post728013.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Điện Biên: Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình

Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Yên Bái: Mù Cang Chải tiếp nối các hoạt động du lịch mùa vàng

Thời điểm này, ruộng bậc thang Mù Cang Chải đang vào mùa lúa chín đẹp nhất trong năm, đường lên huyện sau bão số 3 đã thông, thuận lợi cho du khách tham gia các lễ hội tiếp theo của du lịch mùa vàng.
Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Yên Bái: Vùng khó Châu Quế Hạ cán đích nông thôn mới

Là xã vùng cao, nhiều dân tộc anh em chung sống, xuất phát điểm rất thấp nhưng với sự quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên đã khắc phục khó khăn, tìm cho mình những cách làm phù hợp với điều kiện của địa phương để cán đích xã nông thôn mới.
Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Điện Biên: Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao ở Ngọc Chiến

Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Yên Bái: Mù Cang Chải khởi động chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách ngày cuối tuần

Nhằm tiếp tục tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch Mù Cang Chải năm 2024 và những năm tiếp theo, tạo thêm những sản phẩm mới cho du lịch địa phương, vừa qua, tại khu vực Tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải đã khởi động và tổ chức Chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách những ngày cuối tuần sau gần 2 tuần bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão bão số 3.
Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Điện Biên: Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa các loại cây trồng, con nuôi có giá trị vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.

Các tin khác

Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới

Yên Bái bảo tồn văn hoá trong xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, cùng với xây dưng nông thôn mới (XDNTM), các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa đã được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực. Nhiều nhà văn hóa thôn, điểm sinh hoạt cộng đồng đã được xây dựng, tạo không gian cho người dân tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

Điện Biên: Nghề làm giấy người mông Tủa Chùa

Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.
Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai

Điện Biên: Chiềng Hắc chủ động phòng, chống thiên tai

Quản lý, vận hành hiệu quả các công trình thoát lũ đã được đầu tư xây dựng; tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích ngô trên đất dốc sang trồng cây ăn quả, trồng rừng sản xuất. Đồng thời, chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai; bố trí địa điểm di chuyển các hộ ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn... là những giải pháp được xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tập trung thực hiện trong những năm qua, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ

Yên Bái: Sức hút nơi cổng trời Cao Phạ

Những năm qua, người dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải đã thay đổi tư duy và nhận thức về phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững kết hợp bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra sức hút riêng cho sản phẩm du lịch của địa phương.
Ngày 5/10, huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ đấu giá tiếp 58 lô đất

Ngày 5/10, huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ đấu giá tiếp 58 lô đất

58 lô đất được đấu giá vào sáng 5/10 thuộc thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (TP. Hà Nội) có giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2.
Điện Biên: Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1

Điện Biên: Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1

Ngày 15/9, tại Hội trường 2A, UBND tỉnh diễn ra Hội thảo nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức Thánh Trần tại di tích Đồi A1.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Nhâp dịp Tết Trung thu 2024, sáng 16/9, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh.
Điện Biên: Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Điện Biên: Thi công 3 ca đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm

Đó là chỉ đạo của đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi kiểm tra thực địa và họp đánh giá tiến độ triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, trong sáng nay (13/9).
Yên Bái: Nghĩa Lộ phát huy các giá trị văn hóa Thái xây dựng thị xã văn hóa - du lịch

Yên Bái: Nghĩa Lộ phát huy các giá trị văn hóa Thái xây dựng thị xã văn hóa - du lịch

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái đã trở thành yếu tố quan trọng để xây dựng Nghĩa Lộ thành thị xã văn hóa - du lịch.
Hà Nội: Lùi thời gian đấu giá 32 thửa đất tại huyện Mê Linh

Hà Nội: Lùi thời gian đấu giá 32 thửa đất tại huyện Mê Linh

Phiên đấu giá 32 thửa đất ở tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội (đợt 6) được lùi sang ngày 18/9.
Điện Biên: Lặng thầm cô giáo “cắm bản”

Điện Biên: Lặng thầm cô giáo “cắm bản”

Những năm gần đây chất lượng giáo dục của xã vùng cao Nặm Lịch (huyện Mường Ảng) không ngừng được tăng lên, tỷ lệ phổ cập giáo dục ngày càng cao. Có được những thành tựu đó, là những đóng góp to lớn, thầm lặng của đội ngũ các giáo viên “cắm bản”. Vượt qua mọi khó khăn, với lòng yêu nghề, các cô giáo gạt sang bên hạnh phúc riêng; trèo đèo, lội suối, bám bản, bám lớp miệt mài gắn bó với công việc gieo chữ vùng cao. Góp phần ươm những mầm xanh cho quê hương, đất nước.
Yên Bái: Người lái đò Đào Văn Hóa dũng cảm cứu người trong lũ dữ

Yên Bái: Người lái đò Đào Văn Hóa dũng cảm cứu người trong lũ dữ

Sau khi nghe thấy tiếng hô hoán cứu người, anh Đào Văn Hóa, ở thôn Ngòi Nhầy, xã Châu Quế Thượng (Văn Yên) đã dũng cảm bơi thuyền ra giữa dòng nước lũ cuồn cuộn trên sông Hồng cứu sống người đàn ông bị lũ cuốn trôi khoảng 6 km.
Mèo Vạc (Hà Giang): Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Mèo Vạc (Hà Giang): Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Ngày 4/10 tới đây, Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô sẽ được UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc.
Điện Biên: Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động

Điện Biên: Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động

Nhằm hỗ trợ lao động nông thôn có nghề nghiệp ổn định, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với các cơ quan chuyên môn đã tập trung, quan tâm đến công tác đào tạo nghề. Đặc biệt là trên cơ sở các chương trình, chính sách hỗ trợ, nhiều lao động thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ dạy nghề; qua đó góp phần quan trọng vào việc tạo sinh kế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Yên Bái: Xây dựng Văn Yên “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”

Yên Bái: Xây dựng Văn Yên “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Yên khóa XVI về việc xây dựng huyện phát triển theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, huyện Văn Yên đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nghị quyết đã tạo ra bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đưa huyện trở thành một điểm sáng trong tỉnh Yên Bái về phát triển bền vững.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mường Chà

Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường kiểm tra công tác ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Mường Chà

Chiều nay (7/9), đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) trên địa bàn huyện Mường Chà. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Yên Bái: Văn Yên tập trung di dời dân vùng nguy cơ cao đến nơi an toàn

Yên Bái: Văn Yên tập trung di dời dân vùng nguy cơ cao đến nơi an toàn

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đang diễn ra, huyện Văn Yên đã chủ động các phương án ứng phó đồng thời khắc phục hậu quả mưa bão, đặc biệt là di dời dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Điện Biên: Gỡ bài toán trồng rừng sản xuất cho người dân

Điện Biên: Gỡ bài toán trồng rừng sản xuất cho người dân

Những năm qua, huyện Mường Ảng đã xác định việc trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp để góp phần bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân. Bằng việc khuyến khích, tạo mọi điều kiện, hỗ trợ người dân, thu hút doanh nghiệp trồng rừng, nhất là trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, đến kỳ khai thác, do nhiều yếu tố, rừng sản xuất chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng, người dân không mặn mà với việc trồng mới rừng, mong muốn chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động