Rộng đường cho Việt kiều mua nhà tại Việt Nam

Quy định mới cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều đầu tư và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều

Trong Luật Đất đai 2024 (hiệu lực từ 1/8/2024) có điểm mới nổi bật được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản, đó là việc mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.

Cụ thể, khoản 3 và khoản 6, Điều 4 Luật Đất đai 2024 về “người sử dụng đất” quy định người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Như vậy, liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài hay gọi chung là Việt kiều sẽ có 2 nhóm đối tượng được Luật Đất đai 2024 công nhận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam”, và “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài”.

Rộng đường cho Việt kiều mua nhà tại Việt Nam

Trước đây, để sở hữu nhà đất tại Việt Nam, Việt kiều phải thông qua người thân, người quen để đứng tên do vướng pháp lý, song cũng nhiều trường hợp bị người đứng tên hộ chiếm luôn tài sản. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng giao dịch bất động sản của Việt kiều khá hạn chế. Chính vì vậy, việc mở rộng quyền của người Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản trong nước nhận được nhiều sự quan tâm.

Chia sẻ với Đầu tư Tài chính, chị Đặng Hồng Thơm (sinh sống tại châu Âu) cho biết chị đang nhờ người nhà tìm hiểu nhà đất khu vực vùng ven Hà Nội với mức giá từ 3,5-4 tỷ đồng, diện tích từ 50-60m2, nhà không cần gần khu trung tâm chỉ cần giao thông thuận tiện đi lại. Theo chị Thơm, việc mua nhà ở Việt Nam nhằm để sau này đến tuổi nghỉ hưu, chị sẽ về quê sinh sống.

Anh Dương Quốc Anh (tại Nhật Bản) cũng cho hay đang tìm hiểu để đầu tư bất động sản ở Việt Nam, tuy nhiên anh lo ngại về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2.

TS Phạm Anh Khôi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính - Bất động sản của Dat Xanh Services (DXS-FERI), cho rằng hành lang pháp lý mới với các quy định cởi mở cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều đầu tư và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Cùng quan điểm, ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam, đánh giá sự thay đổi này sẽ mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn cho nhóm người mua bất động sản là Việt kiều. Thay đổi này cũng tạo tiềm năng lớn cho thị trường nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nhóm khách hàng có tài chính mạnh này.

“Trong quá khứ, người Việt Nam ở nước ngoài muốn đầu tư trở lại Việt Nam phải thông qua người thân hoặc họ hàng, vì thế đã dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Luật mới sẽ giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro giữa các bên trong quá trình đầu tư”, ông Troy Griffiths nói.

Xu hướng đầu tư của Việt kiều

Thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy, lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993 (năm đầu tiên thống kê kiều hối) đến hết 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng kỳ. Riêng nguồn kiều hối kỷ lục 19 tỷ USD của năm 2022 đã đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất từ nước ngoài.

Nhu cầu của kiều hối đối với lĩnh vực bất động sản đã được ghi nhận. Theo một thống kê từ 2016 của của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, khoảng 15-20% số tiền đó được đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Nếu tính toán nhanh, chỉ riêng con số này có thể lên tới khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.

Theo các chuyên gia, khi luật mới được áp dụng, việc Việt kiều mua nhà để đầu cơ có thể sẽ xảy ra nhưng làn sóng này sẽ khó xuất hiện ở thời điểm hiện tại, ít nhất là trong năm 2024. Nguyên nhân là không nhiều Việt kiều có nhiều tiền, họ vẫn còn phải mua nhà trả góp tại nước sở tại. Ngoài ra, họ còn nhiều kênh khác để đầu tư trong khi bất động sản Việt Nam hiện vẫn chưa bước vào giai đoạn đủ hấp dẫn.

Viện trưởng DXS-FERI thừa nhận rằng, trái ngược với suy nghĩ ban đầu của ông, phần lớn những người mua sản phẩm cao cấp và siêu cao cấp tại Việt Nam lại là người Việt Nam, chứ không phải Việt kiều. Theo ông, trước đây, có thể Việt kiều từng mua các sản phẩm cao cấp, nhưng hiện nay, giá của những sản phẩm này tại Việt Nam, đặc biệt là ở TP. HCM, đã trở nên quá cao so với khả năng tài chính của nhóm nhà đầu tư này. “Hầu như những khách hàng giàu và siêu giàu ở Việt Nam mới có khả năng mua những sản phẩm này”, ông nói.

Vị chuyên gia cho biết thêm khẩu vị đầu tư của phần lớn khách hàng Việt kiều hiện nay đều tìm kiếm những sản phẩm dài hạn, tập trung vào các phân khúc có khả năng khai thác cho thuê, với mức sinh lời cao. Hiện nhiều quốc gia có lãi suất tiết kiệm rất thấp cho nên khi trở về quê nhà, ông cho rằng nhóm Việt kiều sẽ tập trung vào sản phẩm có khả năng sinh lời 3-5%/năm, vừa túi tiền và có thể cho thuê ngay. Đây cũng là nhu cầu rất lớn của Việt kiều.

Trong báo cáo hai thập kỷ phát triển đô thị mới đây của CBRE Việt Nam, có thống kê đáng chú ý là cứ 10 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam thì có 9 người lựa chọn mua căn hộ chung cư. Cũng theo đó, có 60% khách nước ngoài mua chung cư đầu tư chờ tăng giá, 75% lượng khách đến từ các nước châu Á phát triển.

Khi làm việc với nhiều người Việt Nam ở nước ngoài, ông Troy Griffiths cho biết phần nhiều trong số họ đã lớn tuổi. Đây có thể là những người đã di cư ra nước ngoài, sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, họ đã sở hữu lượng tiền nhất định và cân nhắc đầu tư lại vào Việt Nam, thậm chí có thể tính đến việc quay trở về. “Cũng cần lưu ý rằng có rất nhiều người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, không chỉ những Việt kiều mà còn cả những người đang lao động tại nước ngoài. Điều này tạo ra một nguồn nhà đầu tư tiềm năng khổng lồ”, ông Troy phân tích.

Cũng theo ông Troy Griffiths, nguồn kiều hối đổ về đạt kỷ lục vào năm 2022 cho thấy đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với Việt Nam. Nguồn tiền này sẽ được sử dụng như thế nào khi về đến Việt Nam? Điều này khá thú vị vì nó có sự biến động theo tỷ giá tiền tệ. Tất nhiên, nếu được gửi từ Mỹ, đồng USD mạnh đồng nghĩa với sức mua lớn hơn ở Việt Nam. Hầu hết kiều hối đến từ các nước châu Á thông qua người lao động, không ít nguồn tiền này đã được chảy vào các bất động sản, ông Troy phân tích.

Chuyên gia của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhìn nhận trong dài hạn, dòng kiều hối sẽ là nguồn cầu mạnh mẽ giúp thị trường phát triển. Dòng vốn này sẽ hướng tới sản phẩm căn hộ ở khu vực trung tâm và lân cận, có thể khai thác vận hành cho thuê. Bên cạnh đó, việc giá nhà ở một số quốc gia đã quá cao hay việc siết các quy định nhập cư ở một số nước… cũng sẽ khiến nhu cầu sở hữu nhà nảy sinh tại Việt Nam.

Nguồn: Rộng đường cho Việt kiều mua nhà tại Việt Nam

Lệ Trần
vietnamfinance.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hà Nội đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất

Hà Nội đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất

Hà Nội quy định 8 yếu tố ảnh hưởng việc định giá đất phi nông nghiệp trong đó có tình trạng ngập úng khi mưa lớn.
Đồng Nai: Dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng tìm được chủ đầu tư

Đồng Nai: Dự án khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng tìm được chủ đầu tư

Ngày 17/9, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định 2719/QĐ-UBND về việc chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Hiệp Hòa (Cù lao Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa).
VARS: Còn nhiều vướng mắc khi thực thi 3 luật mới liên quan đến bất động sản

VARS: Còn nhiều vướng mắc khi thực thi 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Mặc dù nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã được ban hành, tuy nhiên, sau hơn 1 tháng có hiệu lực, khâu thi hành luật vẫn còn nhiều vướng mắc, bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nhà đất tại Hà Nội bất ngờ tăng mạnh

Nhà đất tại Hà Nội bất ngờ tăng mạnh

Không chỉ nổi bật trong phân khúc căn hộ chung cư, các giao dịch nhà đất thổ cư tại hai khu vực khu Đông và Tây cũng chiếm tới 66% tổng số giao dịch của thị trường Hà Nội trong nửa đầu năm 2024.
Giải pháp ngăn chặn vi phạm về sử dụng đất đai

Giải pháp ngăn chặn vi phạm về sử dụng đất đai

Trước sự gia tăng của tình trạng vi phạm về sử dụng đất đai, theo chuyên gia, cần phải tập trung vào công tác thực thi pháp luật.
CapitaLand Development bàn giao căn hộ hạng sang cho cư dân Heritage West Lake

CapitaLand Development bàn giao căn hộ hạng sang cho cư dân Heritage West Lake

CapitaLand Development (CLD) chính thức bàn giao căn hộ Heritage West Lake, dự án nhà ở hạng sang đầu tiên của Tập đoàn tại Thủ đô Hà Nội.

Các tin khác

Hà Nội ban hành tiêu chí xác định giá đất mới

Hà Nội ban hành tiêu chí xác định giá đất mới

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành quy định tiêu chí xác định giá đất từ ngày 16/9.
Bất động sản hấp dẫn vòng vốn ngoại

Bất động sản hấp dẫn vòng vốn ngoại

Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái.
Đất ngoại thành Hà Nội tiếp tục “lên sàn” đấu giá

Đất ngoại thành Hà Nội tiếp tục “lên sàn” đấu giá

Sau thời gian tạm lắng, hoạt động đấu giá đất ngoại thành Hà Nội tiếp tục được chú ý khi huyện Đan Phượng chuẩn bị đấu giá một số lô đất.
Sớm có phương án định giá đất cho các địa phương áp dụng

Sớm có phương án định giá đất cho các địa phương áp dụng

Việc cấp thiết hiện nay là các địa phương cần phải rà soát, điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế giá đất tại địa phương.
Hà Nội ra tiêu chí xác định giá đất, áp dụng luôn từ hôm nay 16/9

Hà Nội ra tiêu chí xác định giá đất, áp dụng luôn từ hôm nay 16/9

Từ hôm nay (16/9), quy định về các tiêu chí xác định giá đất cụ thể trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ chính thức có hiệu lực.
Tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, chung cư cũ

Tăng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, chung cư cũ

HoREA vừa kiến nghị bổ sung đối tượng ưu đãi thuế TNDN là doanh nghiệp cải tạo nhà chung cư và doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê.
“Điểm sáng” minh bạch bất động sản toàn cầu

“Điểm sáng” minh bạch bất động sản toàn cầu

Tính minh bạch được cải thiện trên toàn cầu vào năm 2024, trong đó Châu Á nổi lên như một điểm sáng.
Liên tục hối thúc đánh thuế BĐS thứ 2, chặn đà tăng của giá nhà ở

Liên tục hối thúc đánh thuế BĐS thứ 2, chặn đà tăng của giá nhà ở

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vấn đề này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng.
Bảng giá đất mới tính sao cho phù hợp?

Bảng giá đất mới tính sao cho phù hợp?

Bộ TN&MT vừa tổ chức cuộc họp trao đổi hướng xử lý liên quan đến những vướng mắc của UBND TP HCM khi áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.
Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội

Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội

Khi lãi suất tiết kiệm không hấp dẫn, một lượng tiền lớn trong dân đi tìm nơi trú ẩn mới. Ngay cả khi thị trường đang tiềm ẩn bong bóng, nhiều nhà đầu tư vẫn nhất quyết phải mua được một mảnh đất để tích sản.
Căn hộ xã hội 750 triệu đồng: Mua ở đâu và điều kiện thế nào?

Căn hộ xã hội 750 triệu đồng: Mua ở đâu và điều kiện thế nào?

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng vừa thông báo mở bán 97 căn nhà ở xã hội thuộc dự án Chung cư nhà ở xã hội - Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (Phường Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu) của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.
Băn khoăn công viên bãi giữa sông Hồng

Băn khoăn công viên bãi giữa sông Hồng

Sau cơn bão Yagi, ý tưởng xây dựng công viên bãi giữa sông Hồng cần phải xem xét thêm nhằm tránh những rủi ro đã thấy.
Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh

Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM đại diện Sở Xây dựng cho hay đã tham mưu UBND thành phố về việc đầu tư xây dựng 6 công viên quy mô lớn dể tăng mảng xanh cho thành phố.
Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

Chuyển lãi thành lỗ sau soát xét bán niên, bài toán dòng vốn vẫn xoay vần doanh nghiệp bất động sản

Sau khi được các đơn vị kiểm toán soát xét, kết quả kinh doanh bán niên của nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển từ lãi sang lỗ, từ lỗ nhẹ thành lỗ nặng. Điều này cho thấy, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp địa ốc vẫn chưa thực sự khả quan.
Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản

Vốn ngoại tiếp tục đổ vào bất động sản

Trong 8 tháng đầu năm 2024, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái.
Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - Bài 1: Giấc mơ an cư và "cuộc chiến" mua nhà - trả nợ

Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền - Bài 1: Giấc mơ an cư và "cuộc chiến" mua nhà - trả nợ

Với nhiều người lao động có mức thu nhập bình dân tại phố thị Hà thành, dẫu mạnh mẽ đến đâu, cũng không tránh khỏi phút giây yếu lòng, khi mà giấc mơ về một mái ấm an cư hằng mong đợi dường như mỗi ngày một xa vời hơn.
TP HCM: Hơn 8.800 hồ sơ đất đai đã có hướng giải quyết

TP HCM: Hơn 8.800 hồ sơ đất đai đã có hướng giải quyết

Đây là thông tin được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đưa ra tại cuộc họp xử lý vướng mắc của TP HCM trong việc áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.
Dòng tiền chuyển hướng sau "sốt" giá chung cư Hà Nội

Dòng tiền chuyển hướng sau "sốt" giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới sau thời gian tăng “nóng”, dần lan sang phân khúc đất nền, nhà thổ cư. Dự báo, sau sóng chung cư Hà Nội, thị trường bất động sản các tỉnh lân cận sẽ được kích hoạt.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động