Phê duyệt chủ trương đầu tư hai đoạn đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu gần 4.000 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 255/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận với tổng mức đầu tư khoảng 3.904,66 tỷ đồng...
Phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất tại huyện Bảo Yên và thành phố Lào Cai Phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất tại huyện Bảo Yên và thành phố Lào Cai
TS. Nguyễn Văn Đính: chỉ cần phê duyệt nghĩa vụ tài chính là rất nhiều dự án có thể khởi công hoặc mở bán ngay TS. Nguyễn Văn Đính: chỉ cần phê duyệt nghĩa vụ tài chính là rất nhiều dự án có thể khởi công hoặc mở bán ngay

Mục tiêu đầu tư dự án nhằm góp phần cơ bản nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội; từng bước hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu.

Cùng với đó, nâng cao năng lực khai thác, giảm thiểu tai nạn giao thông nhằm phát huy vai trò của tuyến đường Hồ Chí Minh trong việc kết nối giữa các địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh khu vực; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị.

ĐẦU TƯ CÔNG HAI ĐOẠN TUYẾN QUA KIÊN GIANG, BẠC LIÊU

Quyết định 255 nêu rõ chiều dài dự án khoảng 51,82 km; trong đó, đoạn qua tỉnh Kiên Giang dài khoảng 45,22km; đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 6,6km.

Cụ thể, thứ nhất, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất dài khoảng 11,2 km; điểm đầu tại Km0+00 (khoảng Km88+540 Quốc lộ 61) thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang; điểm cuối tại Km11+200 (khoảng Km77+250 Quốc lộ 61) thuộc địa phận huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

Về hướng tuyến, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất cơ bản đi trùng, tận dụng và mở rộng Quốc lộ 61 hiện hữu.

Thứ hai, đoạn Gò Quao - Vĩnh Thuận dài khoảng 40,62km; điểm đầu tại Km20+600 (khoảng Km67+00 Quốc lộ 61) thuộc địa phận huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang; điểm cuối tại Km61+673 (khoảng Km65+100 Quốc lộ 63) thuộc địa phận huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Về hướng tuyến với đoạn Gò Quao - Vĩnh Thuận, từ điểm tách Quốc lộ 61 (khoảng Km67+00) tuyến đi theo hướng Đông Nam đến khu vực phà Cái Lớn, vượt sông Cái Lớn tuyến đi bên phải ĐT12 (qua trung tâm xã Vĩnh Thắng, Vĩnh Tuy) và kênh Lộ Xe đến phà Vĩnh Tuy (sông Cái Tàu); vượt sông Cái Tàu và đi song song, cách kênh Lộ Xe khoảng 300m - 500m đến phà Vàm Chắc Băng (kênh Ngã Ba Đình); vượt kênh Ngã Ba Đình, đi bên trái ĐT12 và kênh Chắc Băng; đến khoảng Km52+00 tuyến đi tránh thị trấn Vĩnh Thuận; kết thúc tại Km61+673 (nhập vào Quốc lộ 63 tại khoảng Km65+100).

Hướng tuyến và các điểm khống chế cơ bản phù hợp với quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh và mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong bước tiếp theo nghiên cứu, điều chỉnh cục bộ hướng tuyến trên nguyên tắc hạn chế tối đa khối lượng giải phóng mặt bằng, tránh các khu tập trung đông dân cư, các khu di tích, đường điện, đất trồng lúa; chuẩn xác chiều dài dự án, các điểm giao cắt, giải pháp thiết kế…; các địa phương cập nhật phương án tuyến vào quy hoạch có liên quan để nâng cao hiệu quả đầu tư, kết nối thuận tiện với các khu dân cư, khu đô thị, trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp.

Dự án thuộc nhóm A, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.904,66 tỷ đồng bằng nguồn vốn đầu tư công. Địa điểm thực hiện dự án tại tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 - 2025; năm 2026 hoàn thành báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 của Quốc hội.

Quyết định 255 cũng chỉ rõ quy mô đầu tư dự án. Theo đó, phần đường có bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với vận tốc thiết kế 80 km/h (theo TCVN 4054-2005); mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh 04 làn xe; mặt cắt ngang giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư quy mô 02 làn xe với bề rộng nền đường Bn = 12m, bề rộng mặt đường Bm = 11m (kể cả gia cố lề).

Cùng với đó, dự kiến xây dựng 26 cầu; trong đó, có 3 cầu vượt sông lớn là cầu Cái Lớn, cầu Bần Ổi và cầu Bến Luông; thiết kế vĩnh cửu bằng thép, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.

5 NĂM THI CÔNG "Ì ẠCH" 8% VÌ THIẾU VỐN

Theo Nghị quyết số 66/2013/QH13, đến năm 2020, dự án đường Hồ Chí Minh hoàn thành nối thông tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) quy mô tối thiểu 2 làn xe với chiều dài khoảng 2.744 km.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2022 mới hoàn thành 2.362 km/2.744 km đạt 86,1% và khoảng 258 km tuyến nhánh; đang triển khai 211 km; còn lại khoảng 171 km (dự kiến cần 10.700 tỷ đồng), trong đó có hai đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất và Gò Quao - Vĩnh Thuận chưa bố trí được vốn để triển khai thực hiện.

Đáng kể, trong 5 năm giai đoạn 2017-2021, dự án đường Hồ Chí Minh triển khai "ì ạch" chỉ đạt khoảng 8% tổng khối lượng và chậm tiến độ gần 2 năm do chưa cân đối bố trí đủ nguồn vốn vì nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn trước đó. Do vậy, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên nhiều dự án phải dừng, giãn tiến độ trong đó có các dự án thành phần thuộc đường Hồ Chí Minh.

Chính vì vậy, dự án không bảo đảm đúng tiến độ, mục tiêu thông toàn tuyến vẫn chưa hoàn thành, không bảo đảm phân kỳ đầu tư đã quy định tại Nghị quyết của Quốc hội.

Đối với các đoạn còn lại, Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ tiếp tục đầu tư, hoàn thành các đoạn đang triển khai.

Ánh Tuyết
https://vneconomy.vn/phe-duyet-chu-truong-dau-tu-hai-doan-duong-ho-chi-minh-qua-kien-giang-bac-lieu-gan-4-000-ty-dong.htm
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Kinh tế - xã hội cả năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu

Nhờ sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) nước ta tiếp tục phục hồi tích cực, tốt hơn qua từng tháng, từng quý, năm 2024 không chỉ đạt mà cơ bản vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu.
"Tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ

"Tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Chúng ta phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2026-2030.
Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Giá gạo giảm sâu, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua, Bộ Công Thương cho rằng giải pháp bền vững cho mặt hàng này đó là đảm bảo chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Năm 2024, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục

Năm 2024, vốn FDI giải ngân cao kỷ lục

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT vừa cho biết, trong cả năm 2024, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với quý IV/2023. Tính chung cả năm 2024, CPI tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu

Khó khăn của doanh nghiệp vẫn hiện hữu

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp, phần nào cho thấy những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.

Các tin khác

Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%

Vượt kỳ vọng, GDP năm 2024 tăng 7,09%

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và 12 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu này tiếp tục cho thấy xu hướng duy trì quý sau cao hơn quý trước và nền kinh tế đang từng bước phục hồi.
Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TPHCM, Đà Nẵng trong năm 2025

Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại TPHCM, Đà Nẵng trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 259/NQ-CP Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024 của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 đạt 7,5%-8% là khả quan

Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2025 và 2026 đạt 7,5%-8% là khả quan

Các động lực thì chúng ta cần chú ý đến vấn đề kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lạm phát. Đặc biệt, thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu DN phục hồi tích cực. Một điểm nữa liên quan đến đột phá thể chế và tinh gọn bộ máy, chúng tôi hy vọng rằng với đà này thì niềm tin của người dân và DN tốt lên. Khả năng tăng trưởng GDP của nước ta từ 7,5%-8% trong năm 2025 và 2026 là đang tốt lên.
Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Sáng 4/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết 259 của Chính phủ ngày 31/12/2024 ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại TPHCM.
Phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025

Phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý I/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360/QĐ-TTg.
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/1/2025) đến hết ngày 30/6/2025.
Triển vọng kinh tế năm 2025

Triển vọng kinh tế năm 2025

Với thành quả tích cực đạt được trong năm 2024, Việt Nam sẵn sàng các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%. Đặc biệt, 2025 được xác định là năm bứt phá giai đoạn 2021-2025.
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

2025 và triển vọng mới của Petrovietnam

Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đang đứng trước nhiều thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để chuyển mình, khẳng định vị thế trong ngành năng lượng khu vực và thế giới.
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - công trình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025

Ngành dệt may tìm thấy nhiều "điểm sáng" cho tăng trưởng trong năm 2025

Nhóm phân tích của SSI Research đưa ra đánh giá tích cực đối với ngành dệt may, qua việc các công ty có đơn đặt hàng đến hết quý I/2025.
Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025

Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025, Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Kinh tế Việt Nam kiên cường, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, mặc dù đối mặt với vô vàn khó khăn trong năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện được sự kiên cường, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng, phát triển dài hạn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế Đông Á.
Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện

Kinh tế Thủ đô đạt kết quả khá toàn diện

Năm 2024, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, kinh tế-xã hội năm 2024 đạt kết quả khá toàn diện, hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong năm 2025

Về các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 3,5-4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản phấn đấu đạt 70 tỷ USD...
ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

ADB lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025

Đánh giá về kinh tế Việt Nam trong năm 2024, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cho rằng Việt Nam đã đạt được thành công kinh tế đáng kể trong năm 2024, đồng thời dự báo một tương lai rất tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025, đặc biệt là so với các quốc gia láng giềng.
Nhiều "sếp lớn" doanh nghiệp đua nhau thoái vốn dịp cuối năm

Nhiều "sếp lớn" doanh nghiệp đua nhau thoái vốn dịp cuối năm

"Sếp lớn" nhiều doanh nghiệp như Big Invest Group, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, Big Invest Group... bán ra lượng lớn cổ phiếu thoái vốn dịp cuối năm.
Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu 11 tỷ USD trong năm 2025

Xuất khẩu thủy sản hướng tới mục tiêu 11 tỷ USD trong năm 2025

Trong năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỉ USD, tăng 12,7% so với năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: tôm 4 tỉ USD, tăng 16,7%; cá ngừ gần 1 tỉ USD, tăng 17%; cá tra 2 tỉ USD, tăng 9,6%.
Tăng trưởng GDP Việt Nam 2024: Quốc tế lạc quan nhưng chưa chạm kỳ vọng của Chính phủ

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2024: Quốc tế lạc quan nhưng chưa chạm kỳ vọng của Chính phủ

Rất nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra dự đoán tăng trưởng GDP cho Việt Nam khá cao, tuy nhiên vẫn thấp hơn mục tiêu mà Chính phủ kỳ vọng là trên 7%.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động