Nông dân Bắc Ninh lo lắng vì giá cà rốt giảm chỉ còn 5.000 - 6.000 đồng/kg
Nông dân xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, thu hoạch cà rốt. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN |
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, vụ Đông năm nay, toàn tỉnh gieo trồng được 6.500 ha; trong đó, các loại cây màu chủ lực là khoai tây với 2.000 ha, cà rốt 1.350 ha, bí các loại 350 ha, cà chua 150 ha; rau màu các loại là trên 2.000 ha…
Huyện Gia Bình là một trong những địa phương trồng cà rốt lớn nhất tỉnh với trên 600 ha, hiện nông dân đã thu hoạch được hơn 300 ha. Sản lượng cà rốt năm nay ước đạt từ 1,5 -1,6 tấn/sào (360 m2), tuy nhiên hiện nay giá cà rốt đang có chiều hướng giảm thấp hơn so với thời gian đầu vụ.
Năm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Cường, ở xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình trồng gần 4 ha cà rốt. Đến thời điểm này gia đình đã bán được trên 2 ha, tuy nhiên, do giá cà rốt đang giảm nên gần 2 ha còn lại anh chưa có ý định bán.
Anh Cường chia sẻ, vụ Đông năm 2021 gia đình anh trồng gần 4 ha, với giá bán từ 10-12 triệu đồng/sào, trừ chi phí lãi khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay, thời tiết không thuận lợi nên việc gieo trồng cà rốt gặp rất nhiều khó khăn nên cà rốt không được đẹp như mọi năm. Nếu như năm trước tại những chân ruộng tốt năng suất có thể đạt gần 2 tấn/sào nhưng năm nay chỉ đạt khoảng 1,5-1,6 tấn/sào.
“Thời điểm đầu vụ giá cà rốt tại vườn được bán với giá từ 9.000-10.000 đồng/kg, tuy nhiên, hiện nay do các địa phương thu hoạch rộ, cộng với cà rốt nhập khẩu về nhiều nên giá bán tại vườn chỉ còn từ 5.000-6.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá chi phí mặt bằng cộng với giá phân bón tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của bà con”, anh Cường nói.
Nông dân xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, thu hoạch cà rốt. Ảnh: Thanh Thương/ TTXVN |
Lo lắng vì giá cà rốt có thể tiếp tục xuống thấp nên gia đình anh Nguyễn Văn Lành, ở xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình đã bán gần hết 3 ha. Anh Lành cho biết, đầu vụ cà rốt được bán với giá 9.000 đồng/kg, trừ chi phí trung bình mỗi sào người dân sẽ thu lãi khoảng 5 triệu đồng/sào. Tuy nhiên, với giá bán từ 5.000-6.000 như hiện nay, hầu như không có lãi. Đặc biệt, đối với những diện tích xấu bà con phải bù lỗ.
Anh Lành cho biết, tiền thuê đất tăng cao với mức giá 3,5 triệu đồng/năm, chưa kể chi phí đầu tư để sản xuất. Vụ Đông năm nay, gia đình anh coi như hòa vốn. Làm nghề nông thì phải chấp nhận năm được năm mất. Hiện gia đình anh đang gấp rút thu dọn vườn để trồng su hào, cải bắp.
Trong khi đó, do đa phần là diện tích trồng sớm nên đến thời điểm này hơn 3 ha cà rốt của gia đình anh Nguyễn Văn Đông, ở xã Thái Bảo, huyện Gia Đình đã được thương lái thu mua hết. Anh Đông cho biết, năm nay, gia đình anh có gần 2 mẫu thu hoạch sớm được bán với giá 9.000 đồng/kg; số còn lại được bán với giá từ 6.000-7.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi sào anh lãi khoảng 3 triệu đồng.
Theo anh Đông, trồng cây vụ Đông không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương lúc nông nhàn mà còn cải tạo đồng ruộng, giúp tăng năng suất khi chuyển vụ. Tuy nhiên, hiện nay chi phí thuê mặt bằng, cộng với giá phân bón cao nên nhiều nông dân không mặn mà với việc mở rộng diện tích.
Do có nguồn tiêu thụ cà rốt ở tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh nên hơn một tháng nay, bà Tống Thị Thúy, xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh phải đi khắp các cánh đồng cà rốt ở huyện Gia Bình, Lương Tài để tìm mua. Bà Thúy cho biết, do ảnh hưởng thời tiết nên mẫu mã cà rốt năm nay không được đẹp như mọi năm nên thương lái cũng phải tính toán việc chọn mua. Từ đầu tháng 11/2022 đến nay, bà đã thu được trên 30 mẫu cà rốt.
Nông dân xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thu hoạch cà rốt. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN |
Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình Phạm Công Quyện, cây cà rốt là cây trồng chủ lực của địa phương với diện tích hơn 600 ha. Để mở rộng sản xuất, huyện đã quy hoạch hơn 800 ha đất bãi bồi ven sông để nuôi trồng thủy sản và trồng cây vụ Đông. Hàng năm, ngay sau khi kết thúc vụ Hè Thu, huyện đã yêu cầu các xã, thị trấn chỉ đạo Hợp tác xã Dịch vụ và nông nghiệp quy hoạch diện tích đất hai lúa để trồng sớm cây vụ Đông.
Đặc biệt, để khuyến khích các địa phương tích cực mở rộng trồng cây vụ Đông theo quy mô lớn, hàng hóa, ngoài chính sách hỗ trợ chung của tỉnh, huyện Gia Bình thưởng cho những xã hoàn thành sớm kế hoạch cây màu vụ Đông trên đất hai lúa tối thiểu từ 30 ha trở lên với mức thưởng cao nhất là 20 triệu đồng.
Để có thể phát triển ổn định lâu dài cây vụ Đông tránh tình trạng được mùa mất giá, ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, khẳng định thương hiệu sản phẩm cà rốt của địa phương. Đồng thời, đề xuất tỉnh có chính sách quan tâm đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, để bà con nông dân an tâm sản xuất.
Tin liên quan
Người dân Đồ Sơn 'trúng đậm' đặc sản táo muối dịp Tết 29/12/2022 14:55
Loại quả là "thần dược" cho mắt 10/12/2022 21:21
Cả mùa đông da không khô, bong tróc chỉ bằng mẹo đơn giản 09/12/2022 19:12
Cùng chuyên mục
Điện Biên: Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống
Địa phương 25/12/2024 07:00
Điện Biên: Nghề dệt thổ cẩm Nà Sự
Địa phương 24/12/2024 07:05
Hà Nội giao gần 19.727,5 m2 đất cho huyện Thường Tín để chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất ở
Địa phương 24/12/2024 06:00
Điện Biên: Trái ngọt trên vùng đất khó
Địa phương 23/12/2024 06:00
Điện Biên: Những thầy thuốc quân hàm xanh chuyện đời và nghề
Địa phương 20/12/2024 13:10
Điện Biên: Khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở xã biên giới Sín Thầu
Địa phương 19/12/2024 09:00
Các tin khác
Điện Biên: Đổi thay trên quê hương xã nông thôn mới nâng cao
Địa phương 17/12/2024 14:48
Điện Biên: Hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản đặc sản
Địa phương 17/12/2024 05:02
Điện Biên: Giữ rừng ở Hô Nậm Cản
Địa phương 14/12/2024 10:53
Điện Biên: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc tạo sức hút du khách
Địa phương 13/12/2024 10:41
Điện Biên: Điện về sáng bản vùng cao
Địa phương 11/12/2024 15:05
Lên Điện Biên mùa dã quỳ khoe sắc
Địa phương 10/12/2024 10:17
Điện Biên: Tủa Chùa thêm 4 nghề truyền thống được công nhận
Địa phương 07/12/2024 09:52
Điện Biên: Du lịch Nà Sự tiện ích, thân thiện
Địa phương 06/12/2024 11:13
Điên Biên: Đổi thay bên dòng Nậm Mức
Địa phương 06/12/2024 06:15
Điện Biên: Bảo vệ rừng từ ý thức, trách nhiệm mỗi người dân
Địa phương 02/12/2024 20:07
Điện Biên: Huyện Điện Biên công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Địa phương 11/11/2024 09:05
Yên Bái: Văn Yên triển khai nhiệm vụ diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
Địa phương 08/11/2024 22:09
Điện Biên: Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất vụ đông
Địa phương 08/11/2024 09:19
Yên Bái: Đinh Thị Hiến và tình yêu Khắp Thái
Địa phương 08/11/2024 07:15
Điện Biên: Thanh An đưa khoai lang thành cây đặc sản
Địa phương 07/11/2024 06:05
Yên Bái: Định vị thương hiệu du lịch từ những chính sách khả thi
Địa phương 06/11/2024 15:40
Yên Bái: Xuân Tầm xây dựng đời sống văn hóa
Địa phương 05/11/2024 07:15
Điện Biên: Thị xã Mường Lay tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Địa phương 03/11/2024 09:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00