Những điểm mới về giá đất trong Luật Đất đai năm 2024

Giá đất là một trong những nội dung quan trọng bởi sự ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và quyết định đến việc khai thác những lợi ích kinh tế từ đất đai theo cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều quy định về giá đất trong Luật Đất đai năm 2013 còn nhiều bất cập, dẫn đến “Giá đất được xác định thưởng thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường. Chưa xử lý triệt để tình trạng chênh lệch giá đất giáp ranh giữa các địa phương. Chưa có chế tài xử lý hành vi sai phạm trong xác định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất” (1). Do đó, Luật Đất đai năm 2024 đã sửa đổi, bổ sung thay thế nhiều quy định về giá đất còn hạn chế, bất cập trong Luật Đất đai năm 2013 với mục tiêu hướng đến khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cho phát triển bền vững. Trong phạm vi bài viết, tác giả nêu bật một số sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai năm 2024 về giá đất (tại mục 2, Chương XI (từ Điều 158 đến Điều 162); đồng thời chỉ ra những nội dung cần tiếp tục được làm rõ trong thời gian tới để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình áp dụng.

Nguyên tắc xác định giá đất

Nguyên tắc định giá đất là nội dung cốt lõi, chi phối toàn bộ quá trình xác định giá đất. Điều này đã được quy định tại Điều 112 Luật Đất đai năm 2013, theo đó việc xác định giá đất phải dựa trên 4 nguyên tắc sau: “a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; b) Theo thời hạn sử dụng đất; c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau”. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên khi áp dụng đã gặp nhiều khó khăn, như: sự mơ hồ, không rõ ràng trong việc xác định tính “phù hợp” với giá đất phổ biến trên thị trường, đặc biệt, trong bối cảnh cơ sở dữ liệu về giá đất giao dịch thực tế trên thị trường chưa hoàn thiện, chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu tình trạng giao dịch “2 giá”…; hay khi áp dụng nguyên tắc “theo thời hạn sử dụng đất” thì việc xác định giá đất sẽ được thực hiện như thế nào, có được hiểu thời gian sử dụng càng dài thì giá đất sẽ cao hơn hay không... Những vướng mắc trên cũng phần nào cho thấy, mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước về định giá đất đã rất cố gắng song giá đất do Nhà nước quy định so với giá đất giao dịch trên thị trường luôn có sự chênh lệch khá lớn(2). Sự chênh lệch này đã gây ra nhiều bức xúc trong xã hội, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Thực tế đó đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để giá đất do Nhà nước quy định phù hợp với giá giao dịch trên thị trường. Do đó, tại khoản 1 Điều 158 Luật Đất đai năm 2024 đã sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc chi phối các chủ thể tham gia trong quá trình định giá đất phải tuân theo như sau: (i) Phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường; (ii) Tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất; (iii) Bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, minh bạch; (iv) Bảo đảm tính độc lập giữa tổ chức tư vấn xác định giá đất, Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể và cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giá đất; (v) Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Việc sửa đổi trên đã phản ánh đúng bản chất của nguyên tắc định giá đất và có sự phân định rõ ràng giữa nguyên tắc và căn cứ định giá đất, những nguyên tắc về thị trường, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan và độc lập đã được quy định cụ thể. Đây là định hướng quan trọng cho công tác định giá đất để hướng tới những thay đổi mạnh mẽ về gía đất trong bảng giá đất và giá đất cụ thể, góp phần cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đề ra. Tuy nhiên, nội hàm của nguyên tắc thị trường được xác định và được thể hiện trong các quy định về trình tự, nội dung xác định giá đất theo từng phương pháp như thế nào? Điều này cũng là một trong những nội dung cần được làm rõ khi ban hành văn bản hướng dẫn thi hành về giá đất quá trình định giá đất để đảm bảo sự thống nhất áp dụng giữa các địa phương sau này.

Căn cứ định giá đất

So với Luật Đất đai năm 2013, tại khoản 2 Điều 158 Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung quy định về căn cứ định giá đất trên cơ sở chuyển một số quy định trước đây là nguyên tắc định giá đất để đảm bảo tính phù hợp khi áp dụng. Theo đó, khi xác định giá đất phải dựa trên các căn cứ sau: “a) Mục đích sử dụng đất được đưa ra định giá; b) Thời hạn sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất; c) Thông tin đầu vào để định giá đất theo các phương pháp định giá đất; d) Yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất; đ) Quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm định giá đất”. Tuy nhiên, trong số các căn cứ trên vẫn cần bàn luận một số vấn đề:

Một là, căn cứ “thời hạn sử dụng đất”. Trước đây “thời hạn sử dụng đất” là một trong những nguyên tắc định giá đất tại Điều 112 Luật Đất đai năm 2013; còn trong Luật Đất đai năm 2024 được xác định là một trong những căn cứ để định giá đất, nhưng căn cứ trên sẽ không áp dụng “Đối với đất nông nghiệp đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền”. Điều này phù hợp với thực tiễn xác định giá đất trong thời gian qua khi cũng không chịu sự chi phối của yếu tố thời hạn sử dụng đất; đặc biệt, đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng khi chỉ căn cứ vào loại đất và vị trí đất. Tuy nhiên, để việc áp dụng căn cứ trên được thống nhất, sắp tới trong Nghị định của Chính phủ về giá đất cũng cần quy định chi tiết đối với căn cứ “thời hạn sử dụng đất” có ảnh hưởng thế nào đối với kết quả định giá; đối với một số loại đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài như đất ở thì căn cứ này này sẽ tác động ra sao. Với những thửa đất có thời hạn 5 năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm hay 50 năm, 70 năm sẽ được định giá như thế nào.

Hailà, căn cứ “thông tin đầu vào để định giá đất theo các phương pháp định giá đất”. Để đạt được mục tiêu trong việc rút ngắn khoảng cách giữa giá đất thị trường và giá đất do Nhà nước ban hành, khi xác định giá đất, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ trên các “thông tin đầu vào để định giá đất theo các phương pháp định giá đất” (điểm c khoản 2 Điều 158). Cụ thể, thông tin đầu vào để định giá đất theo các phương pháp định giá đất bao gồm: “a) Giá đất được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về giá; b) Giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; c) Giá đất thu thập qua điều tra, khảo sát đối với trường hợp chưa có thông tin giá đất trên thị trường hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu về giá; d) Thông tin về doanh thu, chi phí, thu nhập từ việc sử dụng đất”. Tuy nhiên, khi căn cứ vào giá đất được ghi trong hợp đồng sẽ không thực sự hiệu quả nếu giá đất ghi trên hợp đồng thấp hơn giá thực tế giao dịch. Thực tế này đã gây ra không ít khó khăn cho các cơ quan, tổ chức khi thu thập thông tin phục vụ định giá đất, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; đồng thời cũng thất thu cho ngân sách nhà nước khi thực hiện thu thuế từ các giao dịch trên. Để khắc phục điều này này, tại điểm d khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 đã sửa đổi quy định theo hướng bảng giá đất do Nhà nước xây dụng là căn cứ tính thuế chuyển quyền sử dụng đất mà không dựa trên giá đất được ghi trên hợp đồng. Với quy định trên, hy vọng trong thời gian tới người sử dụng đất khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất sẽ ghi đúng giá giao dịch thực tế trên hợp đồng, tạo sự minh bạch về giá trong các giao dịch về đất đai ở nước ta; đây cũng là cơ sở quan trọng để xác định được giá đất Nhà nước tiệm cận được với giá thị trường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, nếu người sử dụng đất tiếp tục không ghi nhận giá trị thật trong các giao dịch thì cơ chế để xử lý, kiểm soát trong trường hợp này như thế nào trong khi việc xác định nghĩa vụ thuế đã được căn cứ vào bảng giá đất của Nhà nước và khi giá đất được ghi trong hợp đồng không phản ánh giá trị thật khi giao dịch thì công tác xác định giá đất sẽ khó đạt được hiệu quả cao.

Ba là, căn cứ “yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất”. Căn cứ này có tính chất “dự phòng”, bao quát được căn cứ cứ phát sinh mà có ảnh hưởng đến việc định giá. Tuy nhiên, “yếu tố khác” này sẽ được hiểu là yếu tố xuất hiện khi hoàn cảnh khách quan thay đổi như chính sách, pháp luật thay đổi… hay là các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chiến lược phát triển của các vùng, phong tục tập quán của địa phương… Theo quan điểm của tác giả, nếu căn cứ này không được làm rõ sẽ rất dễ gây ra vướng mắc, khó khăn trong thực tế triển khai.

Ngoài ra, đối với căn cứ “quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm định giá” theo quan điểm của tác giả cũng cần được quy định, hướng dẫn cụ thể để cho thấy một khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng khi thực hiện định giá đất của cơ quan có thẩm quyền.

Bảng giá đất và giá đất cụ thể

Để đảm bảo giá đất Nhà nước không xa rời thực tế và cụ thể hoá quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Bỏ khung giá đất”, Luật Đất đai năm 2024 đã có sự thay đổi lớn về vấn đề này. Theo đó, Luật Đất đai năm 2024 đã bỏ "khung giá đất" của Chính phủ và quy định giá đất do Nhà nước ban hành bao gồm "bảng giá đất" (Điều 159), “giá đất cụ thể” (Điều 160). Việc xây dựng bảng giá đất và giá đất cụ thể trong Luật Đất đai năm 2024 cũng có một số sửa đổi, bổ sung nổi bật sau:

Một là, về thời hạn áp dụng bảng giá đất (khoản 3 Điều 159): Theo quy định tại khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai năm 2024, bảng giá đất được xây dựng hàng năm và "bảng giá đất lần đầu" được công bố, áp dụng từ ngày 01/01/2026 và được điều chỉnh từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Từ ngày 01/01/2026 bảng giá đất sẽ được công bố và áp dụng hằng năm; với quy định bảng giá đất được xây dựng đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn tại các địa phương đã có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất sẽ tạo nên những thay đổi đáng kể về bảng giá đất được xây dựng phù hợp thị trường, phản ánh đúng giá trị thật của thửa đất. Đây là một trong những điểm mới nổi bật về giá đất so với Luật Đất đai năm 2013 khi xác định thời hạn áp dụng bảng giá đất là 5 năm. Điều này hoàn toàn phù hợp, tạo điều điều kiện để định giá đất sát với giá thị trường, làm cơ sở cho các mục đích khác nhau như xác định giá bất động sản, tính toán chi phí - hiệu quả đầu tư dự án... Tuy nhiên, việc xây dựng bảng giá đất hàng năm sẽ làm tăng áp lực về nguồn nhân lực, trách nhiệm... đối với địa phương. Do đó, trong thời gian tới cần tuyển chọn đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản về trình độ, nghiệp vụ; có kế hoặch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đã có và nguồn nhân lực mới ở địa phương về định giá đất (3). Có như vậy thì vấn đề triển khai việc bảng giá đất hàng năm đạt được mục tiêu đề ra.

Hai là, về quá trình xây dựng bảng giá đất: Để đảm bảo tính độc lập giữa “tổ chức tư vấn xác định giá đất, Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể và cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giá đất”, tại Điều 159 Luật Đất đai năm 2024 đã quy định cụ thể: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất. Trong quá trình thực hiện, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất để xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất. Lưu ý, với quy định “được thuê” thì việc có thuê tổ chức tư vấn xác định giá đất của cơ quan có thẩm quyền có thể được thực hiện hoặc không thực hiện.

Bên cạnh đó, tính độc lập còn được đảm bảo bởi quy định về trách nhiệm của Hội đồng thẩm định khi “làm việc độc lập, khách quan, theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; Chủ tịch và các thành viên chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình. Các cuộc họp Hội đồng phải có biên bản ghi chép đầy đủ các ý kiến thảo luận, kết quả biểu quyết, được lưu trữ cùng với các tài liệu phục vụ cuộc họp và ý kiến bằng văn bản của thành viên Hội đồng”. Hơn nữa, Hội đồng được mời đại diện Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức chính trị - xã hội khác tham gia cuộc họp thẩm định giá đất để thực hiện quyền giám sát, phản biện trong quá trình quyết định giá đất (khoản 6 Điều 161 Luật đất đai năm 2024.

Ba là, về thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể: Nếu như tại Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 chỉ phân quyền cho UBND cấp tỉnh trong việc quyết định giá đất cụ thể; thì tại khoản 2 Điều 160 Luật Đất đai năm 2024 đã có sự phân quyền và cá thể hóa trách nhiệm của cá nhân Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc quyết định giá đất. Điều này là sự cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 6/5/2023 của Chính phủ về ủy quyền quyết định giá đất cụ thể và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tiến độ định giá đất, tháo gỡ khó khăn cho hàng trăm dự án bất động sản trên cả nước hiện đang phải “chờ” thủ tục định giá. Đồng thời, quy định này còn giúp minh định rõ được trách nhiệm của cá nhân nếu có sai phạm xảy ra, khắc phục tình trạng núp bóng “trách nhiệm tập thể” để trốn tránh trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai (4).

Giá đất là nội dung quan trọng, mang tính quyết định đối với việc khai thác nguồn lực đất đai. Do đó, để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả trên thực tế, tránh phát sinh những vướng mắc, giúp nguồn lực đất đai thực sự được khơi thông cho quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn mới Nghị định của Chính phủ được ban hành cần làm rõ các nội dung về giá đất chưa được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2024 trong thời gian tới.

Ths.NCS. Phùng Thị Phương Thảo
Khoa Luật, Học viện Ngân hàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 18/NQ-TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

2.Báo cáo số 85/BC-BTNMT ngày 3/8/2022 của BộTN&MTvề đánh giá thi hành LuậtĐất đai năm 2013.

3.Nguyễn Thị Nga (2024), Một số điểm mới về LuậtĐất đai năm 2024 và những đề xuất nhằm tổ chức có hiệu quả trong thời gian tới, Hội nghị phổ biến, quán triệt LuậtĐất đai năm 2024 của ngành Tư pháp, BộTư pháp, tr.191.

4.Đinh Tấn Phong (2024),Luật Đất đai năm 2024: Vài suy nghĩ đối với quy định về giá đất,https://vietstock.vn/2024/02/luat-dat-dai-nam-2024-vai-suy-nghi-doi-voi-quy-dinh-ve-gia-dat-4220-1154277.htm, truy cập ngày 15/4/2024.

5. Luật Đất đai năm 2013.

6. Luật Đất đai năm 2024.

Nguồn: Những điểm mới về giá đất trong Luật Đất đai năm 2024

Ths.NCS. Phùng Thị Phương Thảo
moitruongvadothi.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hậu tháo gỡ pháp lý dự án, doanh nghiệp bất động sản còn áp lực tài chính phải vượt qua | Fili

Hậu tháo gỡ pháp lý dự án, doanh nghiệp bất động sản còn áp lực tài chính phải vượt qua | Fili

Với sự vào cuộc kịp thời và hiệu quả của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, từ cuối năm 2022 đến nay, một số dự án bất động sản đã được tháo gỡ những nút thắt về pháp lý, cơ chế chính sách để triển khai trở lại. Tuy nhiên, ngay cả khi các vướng mắc về pháp lý đã được gỡ, thì áp lực về tài chính cũng là điều vô cùng khó khăn với các doanh nghiệp.
Hồi sinh dự án bất động sản “đắp chiếu”

Hồi sinh dự án bất động sản “đắp chiếu”

Một số dự án bất động sản “đắp chiếu" lâu năm có dấu hiệu tái khởi động, giới thiệu ra thị trường.
Hà Nội lại "nóng" đấu giá đất

Hà Nội lại "nóng" đấu giá đất

Thị trường bất động sản Hà Nội lại “nóng” bởi phiên đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà Đông vào ngày 19/10 với mức giá trúng đấu giá cao nhất lên tới 246 triệu đồng/m2.
Ba lý do khiến bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ảm đạm

Ba lý do khiến bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ảm đạm

Với quá nửa sản phẩm xây xong rồi bỏ trống, nhiều khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng đứng ngồi không yên khi bài toán đầu tư không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
Cơ hội đột phá nguồn cung nhà ở

Cơ hội đột phá nguồn cung nhà ở

Nghị quyết thí điểm "đất khác" làm nhà ở thương mại được thông qua có thể giải phóng cho gần 500 dự án "mắc kẹt", tăng nguồn cung góp phần kéo giảm giá nhà.
Cả nước đã khởi công hơn 152.000 căn nhà ở xã hội

Cả nước đã khởi công hơn 152.000 căn nhà ở xã hội

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 619 dự án NOXH đã được triển khai với quy mô 561.816 căn.

Các tin khác

Thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại: Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại: Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nghị quyết thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại nếu thông qua được kỳ vọng tháo gỡ hàng trăm dự án đang “mắc kẹt”, tăng nguồn cung cho thị trường.
"Thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025"

"Thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025"

Theo ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025, có thể tăng nhẹ ở phân khúc đất nền và nhà ở vào đầu năm 2026.
"Đánh thuế bất động sản được nhiều Bộ ngành ủng hộ"

"Đánh thuế bất động sản được nhiều Bộ ngành ủng hộ"

Đây là thông tin được ông Vương Duy Dũng - Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà ở và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng chia sẻ tại họp báo về thị trường quý 3 mới đây.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Giá nhà tăng phi lý do đầu cơ

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Giá nhà tăng phi lý do đầu cơ

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, tình trạng đầu cơ và tâm lý mua nhà để chờ tăng giá là nguyên nhân đẩy giá tăng phí lý thời gian qua.
Đại gia bất động sản tiếp tục cuộc đua gom đất

Đại gia bất động sản tiếp tục cuộc đua gom đất

Từ đầu năm đến nay, nhiều đại gia địa ốc vẫn mạnh tay mở rộng quỹ đất. Cuộc đua này hiện có sự tham gia của cả chủ đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.
Chung cư cao cấp áp đảo thị trường nhà ở

Chung cư cao cấp áp đảo thị trường nhà ở

Thị trường bất động sản đang tiếp tục chứng kiến sự mất cân bằng nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn cung, sản phẩm nhà ở ngày càng kém đa dạng.
“Bước ngoặt” lớn tăng nguồn cung nhà ở

“Bước ngoặt” lớn tăng nguồn cung nhà ở

Theo các chuyên gia, Nghị quyết thí điểm "đất khác" làm nhà ở thương mại được thông qua có thể giải phóng cho gần 500 dự án "mắc kẹt", tăng nguồn cung góp phần kéo giảm giá nhà.
Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Theo Bộ Tài chính, phương án giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người thuê đất phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Hà Nội: Chung cư không ngừng lên giá dù nguồn cung cải thiện

Hà Nội: Chung cư không ngừng lên giá dù nguồn cung cải thiện

Theo các chuyên gia, giá bán căn hộ chung cư tại các thành phố lớn sẽ tiếp tục tăng bất chấp nguồn cung mới tại Hà Nội khởi sắc trong thời gian tới.
Đề xuất thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại

Đề xuất thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại

Chính phủ đã trình Quốc hội về Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Thị trường bất động sản Quý 3/2024: Ghi nhận những dấu tăng trưởng tích cực

Thị trường bất động sản Quý 3/2024: Ghi nhận những dấu tăng trưởng tích cực

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường BĐS nhà ở đã bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu thể hiện sự “tăng nhiệt".
Dự báo nào cho thị trường địa ốc cuối năm 2024?

Dự báo nào cho thị trường địa ốc cuối năm 2024?

Theo VARS, thị trường địa ốc sẽ tiếp tục "tăng nhiệt" cuối năm khi hành lang pháp lý mới chính thức đi vào cuộc sống, các chủ đầu tư tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án.
Thị trường nhà kho xây sẵn chuyển biến tích cực

Thị trường nhà kho xây sẵn chuyển biến tích cực

Thị trường nhà kho xây sẵn (NKXS) miền Bắc và Nam tiếp tục chuyển biến tích cực trong Quý 3/2024.
Bán đất không sổ đỏ bị phạt tới 100 triệu đồng

Bán đất không sổ đỏ bị phạt tới 100 triệu đồng

Hành vi chuyển nhượng đất đai khi không đủ 5 điều kiện bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với cá nhân và từ 60-100 triệu đồng đối với tổ chức.
Đẩy mạnh ESG trong xây dựng bất động sản công nghiệp

Đẩy mạnh ESG trong xây dựng bất động sản công nghiệp

Tiềm năng của bất động sản công nghiệp xanh có thể đem lại những lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn dài hạn cho doanh nghiệp và địa phương.
Hà Nội công bố thêm 5 dự án nhà ở người nước ngoài được phép sở hữu

Hà Nội công bố thêm 5 dự án nhà ở người nước ngoài được phép sở hữu

Sở Xây dựng TP Hà Nội công bố danh sách 5 dự án cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố tính đến tháng 10/2024.
Nguồn hàng tăng nhưng chung cư vẫn không dừng lên giá

Nguồn hàng tăng nhưng chung cư vẫn không dừng lên giá

Theo báo cáo của Avison Young Việt Nam, quý III/2024, nguồn cung căn hộ chung cư mới tại Hà Nội và TP.HCM khởi sắc, giá bán vẫn tiếp tục tăng
Đẩy mạnh kiểm tra tổ chức thi hành Luật Đất đai tại các địa phương

Đẩy mạnh kiểm tra tổ chức thi hành Luật Đất đai tại các địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết Luật Đất đai trước ngày 15/10.
Xem thêm
[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động