Ngân hàng Mỹ "bán 0 đồng cũng khó tìm được người mua": Lao đao vì các khách hàng giàu có nhưng vay 10 năm mới phải trả gốc

Những khoản cho vay lãi suất thấp đang đè nặng lên bảng cân đối kế toán còn khiến First Republic khó có thể tạo ra lợi nhuận.

vninfor.vn

Mỏ vàng bỗng trở thành sai lầm khổng lồ

Cách đây không lâu, trong giới nhà giàu Mỹ rỉ tai nhau 1 bí quyết: có 1 ngân hàng đang cung cấp những khoản vay với các điều kiện rất hấp dẫn.

Những người mua nhà giàu có hay các nhà đầu tư bất động sản với mức thu nhập cao và điểm tín dụng cá nhân tốt có thể nhận được khoản vay thế chấp từ First Republic Bank với mức lãi suất siêu thấp trong vài năm. Hơn nữa, vào cuối kỳ, thường là sau 10 năm, họ mới bắt đầu phải trả tiền gốc.

Trên khắp Manhattan, vùng vịnh San Francisco và Nam California, chính sách hấp dẫn đã giúp First Republic thu hút được rất nhiều khách hàng giàu có. Cả những lãnh đạo của các ngân hàng khác cũng bị lôi kéo trong bối cảnh lãi suất rơi xuống mức thấp kỷ lục trong đại dịch.

screenshot-2023-04-19-084150.png

Các khách hàng của First Republic có thể kể đến Chủ tịch Goldman Sachs John Waldron, người nhận khoản vay thế chấp 11,2 triệu USD vào tháng 6/2020; 1 cựu lãnh đạo của Blackstone và 1 giám đốc của quỹ PE Sycamore Partners. Tất cả khoản vay có lãi suất khởi điểm ở dưới 3% và trả nợ gốc vào cuối kỳ.

Nhờ những khoản vay này, người đi vay có thêm tiền mặt để đầu tư và chi tiêu. Nhu cầu vay lớn đến nỗi First Republic đã tăng gấp đôi tài sản chỉ trong 4 năm. Lượng tiền gửi cũng tăng vọt. Nhưng giờ thì thực tế đã chứng minh chính sách này lại là một sai lầm khổng lồ.

Khó tìm người giải cứu

Tháng trước, sự kiện SVB và Silvergate Capital sụp đổ đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng mà các ngân hàng khu vực của Mỹ phải đối mặt. Rắc rối đến từ những khoản đầu tư vào trái phiếu gây thua lỗ lớn, khiến các ngân hàng rơi vào cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng và thôi thúc khách hàng rút tiền ồ ạt.

Nhưng tại First Republic, ngân hàng đã mất gần 90% giá trị vốn hóa kể từ đầu năm đến nay, những khoản đầu tư trái phiếu chỉ là rắc rối nhỏ. Ngân hàng này phải đối mặt với 1 thách thức lớn hơn gấp nhiều lần: những khoản cho vay có lãi suất siêu thấp, trong đó có nhiều khoản thậm chí chưa được hoàn trả nợ gốc. Bản thân khoản vay thế chấp vẫn hoạt động tốt, nhưng lãi suất bị neo ở mức thấp và các ưu đãi về thời gian trả nợ gốc khiến giá trị của chúng giảm mạnh.

Ngân hàng sẽ công bố kết quả kinh doanh quý I vào ngày 24/4. Các chuyên gia phân tích ước tính First Republic sẽ chứng kiến lượng tiền gửi sụt giảm khoảng 40 tỷ USD.

Chính vì những khoản vay này, khó có thể tìm được nhà đầu tư hoặc 1 ngân hàng khỏe mạnh hơn muốn mua lại First Republic. Hiện ngân hàng đang dựa vào khoản hỗ trợ 30 tỷ USD nhận được từ các ngân hàng lớn để sống sót.

Không dừng lại ở đó, First Republic còn gặp bất lợi về mặt chính trị: Liệu các nhà quản lý và những nghị sĩ luôn chỉ trích phố Wall tại Quốc hội Mỹ có sẵn lòng giải cứu 1 ngân hàng đã tự làm hại mình bằng sản phẩm được thiết kế để chuyên phục vụ các khách hàng giàu có hay không?

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã đưa ra chính sách bất thường để cho phép JPMorgan Chase, Bank of America và 9 ngân hàng khác bơm 30 tỷ USD cho First Republic trong ít nhất 120 ngày. Mục tiêu là để đảm bảo First Republic có thể hoạt động trơn tru trong thời gian tìm ra 1 giải pháp hợp lý. Vẫn còn tiền mặt trong tay, ngân hàng sẽ không phải bán tháo tài sản, tìm kiếm phao cứu trợ, thuyết phục người gửi tiền trở lại hay đơn giản là chờ đợi các khoản nợ tăng giá trị trở lại hoặc được hoàn trả.

Thế bí của First Republic xuất thân từ 1 phép toán đơn giản. Khi lãi suất tăng, giá trị thị trường của các khoản cho vay lãi suất thấp đã được bảo lãnh từ nhiều tháng hoặc nhiều năm trước đó sẽ giảm xuống.

Trong báo cáo thường niên công bố đầu năm nay, First Republic ước tính các khoản vay thế chấp trị giá 137 tỷ USD sẽ bị giảm giá trị 19 tỷ USD nếu phải bán chúng. Ngoài ra còn có khoản lỗ chưa thực hiện 4,8 tỷ USD đối với các trái phiếu mà ngân hàng dự định nắm giữ đến khi đáo hạn, cùng với khoảng 3 tỷ USD phải ghi giảm trên các khoản vay khác.

screenshot-2023-04-19-084112.png

Như vậy, tổng cộng First Republic đứng trước nguy cơ xuất hiện lỗ hổng 27 tỷ USD trên bảng cân đối kế toán. Con số này gấp đôi so với tỷ lệ vốn cổ phần hữu hình – thước đo thường được các nhà đầu tư sử dụng để định giá 1 ngân hàng.

Theo David Chiaverini, chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Wedbush, kể cả khi bán First Republic với giá 0 USD/cổ phần cũng sẽ khó có thể tìm được người mua. Ngoài tiền mua ngân hàng, người mua sẽ còn phải trả 13 tỷ USD cho các cổ đông.

Những khoản cho vay lãi suất thấp đang đè nặng lên bảng cân đối kế toán còn khiến First Republic khó có thể tạo ra lợi nhuận. Giữa tháng 3, ngân hàng cho biết đang trả mức lãi suất vào khoảng 5% cho hàng chục tỷ USD vay từ Fed và Federal Home Loan Bank. Trong khi những khoản vay thế chấp mà First Republic cung cấp trong 5 năm gần đây có lãi suất thấp hơn thế.

"Đối tác trọn đời"

Các khoản vay chỉ trả lãi đã xuất hiện từ cách đây vài thập kỷ, được một số ngân hàng áp dụng với một số khách hàng chọn lọc. Đầu thiên niên kỷ này, chúng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng đến năm 2003 loại hình này bắt đầu bùng nổ nhưng dành cho các khách hàng có điểm tín dụng thấp. Đến năm 2007, trong khủng hoảng nhà đất, hoạt động này lại co hẹp.

Nhưng First Republic có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Những khoản vay chỉ trả lãi hướng đến nhóm khách hàng giàu có và có lịch sử tín dụng tốt là một trong những chiến lược chủ chốt giúp ngân hàng lớn mạnh trong thập kỷ vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ lãi suất chạm đáy năm 2020 và 2021. Ở thời điểm đầu năm nay, khoảng 58 tỷ USD các khoản vay thế chấp vẫn đang trong thời kỳ chỉ trả lãi. Phần lớn sẽ phải đợi đến ít nhất là năm 2028 mới thu hồi được gốc.

Trong các quảng cáo của First Republic xuất hiện hình ảnh một số triệu phú và lãnh đạo doanh nghiệp ca ngợi ngân hàng xứng đáng là “đối tác trọn đời”. Nếu người mua nhà cũng gửi tiền tại đây, tiền gửi có thể được dẫn sang các kênh đầu tư khác để gia tăng lợi nhuận. Vì thế rất nhiều khách hàng giàu có gửi nhiều hơn 250.000 USD tại First Republic và sẽ không được Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang bảo hiểm. Tính đến cuối năm ngoái, 119 tỷ USD – tương đương 2/3 tổng tiền gửi tại ngân hàng – không thuộc diện được bảo hiểm.

Tình hình xấu đi nhanh chóng khi lãi suất bắt đầu tăng, khách hàng nhìn thấy cơ hội kiếm được lợi suất cao hơn ở nơi khác. Và khi các ngân hàng khác cũng có lượng lớn tiền gửi không được bảo hiểm bắt đầu sụp đổ, các khách hàng của First Republic lo lắng đổ xô đi rút tiền.

620x-1.png
Cổ phiếu First Republic cắm đầu lao dốc hồi tháng 3.

Không giống như các ngân hàng khác dành khoản vay chỉ trả lãi cho nhóm đầu cơ, những khoản vay thế chấp của First Republic có một số điểm an toàn. Trong 2 năm gần đây, trung bình người đi vay có điểm tín dụng đạt 780 – cao hơn cả ngưỡng 720 mà các ngân hàng thường phân loại khách vào nhóm “siêu ưu tú”.

Điều này giúp First Republic tránh được vấn đề nợ xấu, nợ không thu hồi được. Kể từ khi thành lập năm 1985, đối với các khoản vay thế chấp dùng để mua nhà ở cho 1-4 hộ gia đình (single-family home), ngân hàng chỉ không thu hồi được 45 triệu USD trên tổng số 241 tỷ USD đã cho vay. Trong khi đó, chỉ tính riêng trong quý I, JPMorgan đã phải xóa sổ các khoản vay tiêu dùng trị giá 1,05 tỷ USD.

Đối với các khoản vay chỉ trả lãi, ngân hàng sẽ khó có thể theo dõi tình hình tài chính của người đi vay có còn khỏe mạnh hay không vì không còn biết được thu nhập hàng tháng của khách hàng sau khi đã giải ngân khoản vay. Trong khi đó gần đây bức tranh ngành công nghệ ở San Francisco đã thay đổi rất nhiều sau khi hàng loạt ông lớn như Meta và Alphabet sa thải hàng loạt.

Khi cuộc khủng hoảng bao phủ các ngân hàng khu vực lên đến đỉnh điểm, giá cổ phiếu First Republic đã giảm hơn 40% chỉ trong vài ngày, thậm chí phiên tệ nhất giảm tới 79%. Những người trong ngành lo ngại nếu First Republic sụp đổ sẽ kéo theo áp lực rất lớn đè nặng lên các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, áp lực bắt đầu hạ nhiệt từ khoảng ngày 25/3. Làn sóng rút tiền lắng xuống và ngân hàng đủ ổn định để không phải can thiệp. Kể từ đó đến nay, cổ phiếu đã tăng 6%.

Tham khảo Bloomberg

https://markettimes.vn/ngan-hang-my-ban-0-dong-cung-kho-tim-duoc-nguoi-mua-lao-dao-vi-cac-khach-hang-giau-co-nhung-vay-10-nam-moi-phai-tra-goc-24430.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng thương mại

Chuyển giao bắt buộc thêm 2 ngân hàng thương mại

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM(HDBank).
Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Lĩnh vực nào có nhu cầu vay vốn tín dụng tăng mạnh trong năm 2025?

Kết quả khảo sát về xu hướng tín dụng do cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, các tổ chức tín dụng dự báo lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ có nhu cầu vay vốn tăng mạnh nhất trong năm 2025.
Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ

Ngân hàng chỉ được giải thể sau khi thanh toán đầy đủ các khoản nợ

đủ các khoản nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định rằng trong quá trình giải thể và thanh lý tài sản, người quản lý và cán bộ của tổ chức tín dụng không được thực hiện các hành vi như tẩu tán tài sản, cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản hoặc chuyển tiền ra nước ngoài.
Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Nợ xấu ngân hàng sẽ thế nào khi Thông tư 02 ngừng hiệu lực?

Thông tư 02 hết hiệu lực sẽ tác động trực tiếp đến nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay tái cơ cấu liên quan bất động sản.
Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Ngân hàng sẽ rót một lượng vốn đáng kể vào nền kinh tế

Với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 16% trong năm 2025, cao hơn 1% so với năm 2024, các ngân hàng sẽ cung cấp thêm khoảng 2,5 triệu tỷ đồng, nâng tổng số tiền cho vay lên khoảng 18,099 triệu tỷ đồng.
Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Ngân hàng ồ ạt báo lợi nhuận tỷ USD

Lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong năm qua, đặc biệt nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của tín dụng trong quý cuối năm 2024.

Các tin khác

Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?

Động lực nào giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 17% trong năm 2025?

Quỹ VinaCapital kỳ vọng lợi nhuận ngành ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng 17% trong năm 2025, nhờ vào tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 15% và NIM tăng nhẹ 0,06 điểm % so với năm ngoái lên 3,55 điểm %.
Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?

Tổng cục Thuế nói gì về thông tin có quyền truy cập vào tài khoản của người bán online?

Đại diện Tổng cục Thuế tối 10/1 cho biết, thông tin lan truyền trên mạng xã hội “từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử (TMĐT)” là không chính xác, không đúng theo quy định pháp luật thuế.
Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Chưa xuất hiện tình trạng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, thời gian qua, dù một số ngân hàng tăng lãi suất, nhưng mức tăng vẫn trong giới hạn chấp nhận được. Hiện tại, chưa ghi nhận tình trạng dòng tiền gửi chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác hoặc đổ vào các kênh đầu tư khác.
Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân

Xử phạt thuế thương mại điện tử với hơn 30.000 cá nhân

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính.
Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ

Thu ngân sách vượt 2 triệu tỷ, ngành tài chính tập trung triển khai 6 nhiệm vụ

Năm 2025, dù thực hiện miễn, giảm, gia hạn hàng trăm ngàn tỷ đồng, thu NSNN lần đầu vượt ngưỡng 2 triệu tỷ đồng. Trong năm 2025, Bộ Tài chính sẽ bám sát chỉ đạo của Trung ương, phương châm hành động của Chính phủ, để tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?

Bộ Tài chính nói gì về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh?

Cơ sở đặt ra ngưỡng nợ thuế để hoãn xuất cảnh được xây dựng dựa trên số liệu thống kê trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế. Năm 2025, nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.
Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 2/2025/QĐ-TTg về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thống đốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khó lường, không thể có 2 chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) đều mở rộng. CSTT linh hoạt kết hợp với CSTK mở rộng có trọng tâm thể hiện sự điều hành của Chính phủ luôn gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao vượt trội trong năm 2025?

Ngân hàng nào sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao vượt trội trong năm 2025?

Các ngân hàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém có thể sẽ tiếp tục được cấp hạn mức tín dụng cao hơn mức trung bình của ngành trong năm 2025.
Ngừng cơ cấu nợ, áp lực nợ xấu bất động sản đè nặng lên các ngân hàng

Ngừng cơ cấu nợ, áp lực nợ xấu bất động sản đè nặng lên các ngân hàng

Kể từ ngày 1/1/2025, Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ hết hiệu lực. Theo các chuyên gia phân tích, điều này có thể ảnh hưởng đến một số ngân hàng có các khoản nợ tái cơ cấu liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Tạm hoãn xuất cảnh nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng

Tạm hoãn xuất cảnh nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thu hồi nợ đọng

Việc tạm hoãn xuất cảnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế và đảm bảo thu hồi nợ đọng. Cơ quan thuế đã tăng cường thông tin, thông báo minh bạch nghĩa vụ thuế cho người dân và tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm đẩy nhanh thủ tục giải quyết.
Cảnh báo rủi ro khi đổi tiền lì xì qua mạng dịp Tết

Cảnh báo rủi ro khi đổi tiền lì xì qua mạng dịp Tết

Dịp Tết đến gần, nhu cầu đổi tiền lì xì tăng cao, kéo theo đó là hàng loạt dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ trên mạng xã hội với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, đằng sau những quảng cáo ấy là vô số rủi ro tiềm ẩn: từ việc nhận phải tiền giả, thiếu số lượng, cho đến nguy cơ bị chiếm đoạt tiền cọc.
VND có thể mất giá 3% trong năm 2025

VND có thể mất giá 3% trong năm 2025

VCBS đánh giá, tỷ giá vẫn chịu áp lực trong năm tới và VND có thể giảm giá khoảng 3% so với USD.
Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới

Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới

Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.
Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1338/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

Ngành tài chính chung sức đồng lòng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ

Sau hợp nhất, giảm số lượng trên 2.650 đầu mối, tương đương 31,4%, không duy trình mô hình tổng cục; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngành tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Ngành tài chính sẽ chung sức đồng lòng, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao.
Giảm thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2025

Với Nghị định 180 mới được Chính phủ ban hành, quy định giảm 2% thuế giá trị gia tăng sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

Năm 2024, ngành Tài chính thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên vẫn có nhiều chính sách hiệu quả và hoạt động nổi bật trong năm 2024.
Xem thêm
Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 sắp diễn ra tại Quảng Trị

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

[Tổng Hợp] 6 Quy Định Mới Về Đất Đai, Nhà Ở Có Hiệu Lực Tháng 8/2024

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động