Kinh tế tập thể: Góp phần thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp

Đến nay, toàn tỉnh có 176 hợp tác xã (HTX) và 1.695 tổ hợp tác (THT) hoạt động hiệu quả. Vai trò kinh tế tập thể đã góp phần tích cực trong thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, tạo lòng tin, mang lại lợi ích cho thành viên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động.

vninfor.vn

Kinh tế tập thể: Góp phần thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp

HTX bưởi da xanh Hùng Hòa và HTX quýt đường Thuận Phú trưng bày sản phẩm tại hội thảo tiêu thụ nông sản và tìm kiếm thị trường. https://vninfor.vn/

HTX liên kết các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Trong số 176 HTX, có 145 HTX nông nghiệp. Nhiều HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua việc liên kết với doanh nghiệp và hộ nông dân, tạo ra các liên kết bền vững giữa các đối tượng tham gia chuỗi. Đồng thời, đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm sạch, đạt năng suất, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ nông sản.

Điển hình như HTX Nông nghiệp Thương mại và Sản xuất dịch vụ Châu Hưng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành hiện đã liên kết xây dựng vùng nguyên liệu lúa hữu cơ tập trung ở các xã Long Hòa, Hòa Minh, Hòa Lợi, Hưng Mỹ với hơn 250ha và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Ông La Quốc Yên, Giám đốc HTX cho biết: để có sản phẩm gạo hạt ngọc Châu Long đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh, hàng năm HTX liên kết với nông dân sản xuất và thu mua 900 tấn lúa, tương đương 450 tấn gạo, lợi nhuận bình quân đạt 600 - 800 triệu đồng/năm.

Hay HTX Nông nghiệp Ngọc Thạch, xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang từ khi hoạt động vào năm 2019 đến nay đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm lao động nông thôn, đặc biệt liên kết cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông dân. Theo ông Thạch Duơne, Giám đốc HTX: hàng năm, HTX ươm dưỡng hơn 01 triệu cây giống hoa màu các loại cung ứng cho nông dân. Bên cạnh đó, HTX liên kết đầu tư cho nông dân trong và ngoài xã tham gia canh tác lúa giống và lúa thương phẩm với 70ha và bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường.

Theo đồng chí Thái Phước Lộc, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, đối với lĩnh vực phi nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có 31 HTX hoạt động lĩnh vực thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - điện và lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Tuy các HTX này đã phát huy hiệu quả hoạt động, tạo việc làm, thu nhập cho thành viên, nhưng còn gặp khó khăn về vốn, cơ sở vật chất nên chưa chủ động sản xuất và chưa có thị trường riêng, chủ yếu gia công sản phẩm đan đát, dệt chiếu, hàng thủ công mỹ nghệ,... cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Riêng các HTX điện hoạt động ổn định, cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Hoạt động của các HTX vận tải chủ yếu tập trung vào việc đăng ký mở tuyến, khai thác tuyến vận tải hành khách cố định, đăng ký cấp phù hiệu cho các xe ô tô kinh doanh vận tải, nộp thuế, bảo hiểm phương tiện, bảo hiểm dân sự, giải quyết các vụ việc cho thành viên, hướng dẫn thành viên đổi mới phương tiện phù hợp với quy định của Nhà nước; tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa…

Các chính sách hỗ trợ phát triển HTX

Từ năm 2022 đến nay, Quỹ Hỗ trợ HTX tỉnh đã giải ngân 770 triệu đồng giúp 03 HTX vay vốn đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 11 HTX đang vay vốn, tổng dư nợ gần 4,24 tỷ đồng. Quỹ 120 (Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Trung ương) giải ngân 01 tỷ đồng giúp 06 HTX vay. Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX - Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ 1,45 tỷ đồng giúp 02 HTX vay. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực thu hút lao động trẻ có trình độ từ cao đẳng trở lên vào làm việc tại HTX có thời hạn theo Quyết định số 298/QĐ-UBND, ngày 09/2/2021 của UBND tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 101 HTX được hỗ trợ thu hút 166 cán bộ trẻ về làm việc tại các HTX, tổng số tiền hỗ trợ gần 06 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ quảng bá, kết nối và xúc tiến thị trường cho các sản phẩm của HTX nông nghiệp lên sàn giao dịch thương mại điện tử với các sàn thương mại điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh (Sen do, Tiki, Felix, Voso.vn). Hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm OCOP gạo tím của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Huyền Hội; bưởi da xanh của HTX Nông nghiệp Ninh Thới; dừa sáp của HTX Dừa sáp Hòa Tân. Hiện toàn tỉnh có 11 HTX với 17 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 4 sao như: gạo Rạch Lọp, gạo tím Huyền Hội, gạo sạch thượng hạng; bưởi da xanh, dừa sáp, quýt đường, gạo hạt ngọc rồng (vàng, tím, đỏ), gạo gió đồng nội, gạo gia đình, măng cụt Tân Qui; gạo hạt ngọc quê hương, gạo hữu cơ Long Hòa - Hòa Minh; gạo hạt ngọc Châu Long.

Song song đó, tỉnh chọn 05 HTX tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định Quyết định số 3141/QĐ-UBND, ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh thực hiện Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đồng chí Châu Văn Hòa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, thời gian tới, Ban Chỉ đạo huy động các tổ chức đoàn thể, chính trị từ tỉnh đến cơ sở; đảng viên, công chức tuyên truyền, vận động và hỗ trợ hoạt động THT, HTX. Xây dựng các mô hình THT, HTX tiêu biểu, kiểu mẫu áp dụng nông nghiệp thông minh. Hỗ trợ HTX xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, chuyển đổi số, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các HTX phối hợp với doanh nghiệp, liên doanh, liên kết cung ứng dịch vụ và bao tiêu sản phẩm hàng hóa.

Đẩy mạnh việc thành lập các HTX kiểu mới tại các địa phương, chú trọng các địa phương còn ít HTX. Củng cố lại tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ, chính sách ưu đãi cho HTX. Hướng dẫn, hỗ trợ HTX xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn.

https://www.baotravinh.vn/kinh-te/kinh-te-tap-the-gop-phan-thuc-hien-hieu-qua-de-an-tai-co-cau-nong-nghiep-27702.html
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Điện Biên: “Mở đường” phát triển đô thị

Đối với phát triển hệ thống đô thị, công tác quy hoạch luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như một “công cụ” quản lý, định hướng, “đi trước mở đường” dẫn dắt cả quá trình phát triển đô thị. Bởi vậy, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể được coi là “kim chỉ nam” cho phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong tương lai.
Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Sơn La: Sông Mã quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu

Mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu nông sản cho nhân dân, huyện Sông Mã đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP; tập trung xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng chuyên canh cây ăn quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Điện Biên: Lúa đông xuân được mùa, được giá

Những ngày qua, nông dân huyện Điện Biên khẩn trương xuống đồng thu hoạch lúa đông xuân 2023 - 2024. Mặc dù trong vụ chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bất lợi về thiên tai, sâu bệnh, nhưng nhờ sự chủ động của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên vụ lúa đông xuân năm nay được mùa. Nông dân ai cũng phấn khởi.
Sơn La:  Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Sơn La: Đẩy mạnh hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào

Tăng cường hợp tác về nông nghiệp với các tỉnh nước bạn Lào, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp; triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân các tỉnh Bắc Lào xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả.
Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên: Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên có khoảng 70% diện tích tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp trong đó có các loại cây dược liệu. Thực tế, tại một số huyện đã phát triển vùng trồng cây dược liệu song cần thêm sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân trồng dược liệu dưới tán rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ rừng.
Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Sơn La: Đa dạng các mô hình giúp nông dân làm giàu

Từ năm 1994 đến nay, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Trung ương, Khuyến nông Sơn La đã triển khai thực hiện thành công 108 loại mô hình khuyến nông đa dạng trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và khuyến công, thu hút hơn 80.400 hộ nông dân tham gia.

Các tin khác

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Điện Biên trao đổi hũ đất, tư liệu với Cộng hòa Belarus

Sáng nay (8/5), tại trụ sở UBND tỉnh diễn ra buổi trao tặng và tiếp nhận hũ đựng đất giữa UBND tỉnh Điện Biên và Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 80 năm Giải phóng lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Belarus. Trao tặng hũ đựng đất “Pháo đài Brest” cho tỉnh Điện Biên có ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Sơn La: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Ngày 8/5, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya đã chào xã giao lãnh đạo tỉnh Sơn La.
Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Yên Bái: Nhà ông Trần Đình Khánh - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.
Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Sơn La: Yên Châu khắc ghi lời Bác dạy

Cứ mỗi dịp tháng 5 về, Khu di tích Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu lại trở thành điểm đến của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để tưởng nhớ đến vị cha già kính yêu của dân tộc. Từng đóa hoa tươi, từng nén nhang thơm dâng Bác là tấm lòng của mỗi người con Yên Châu tỏ lòng thành kính tri ân công đức, cũng là dịp báo công dâng Bác những thành quả đã đạt được.
Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên: Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ được xem là một cột mốc đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của họ nói chung sau Chiến tranh thế giới thứ hai, qua đó chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Yên Bái: Huyện Yên Bình phấn đấu thu hút ít nhất 10 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát các lĩnh vực

Phấn đấu thu hút từ 10 - 12 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát về các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, phát triển đô thị. Đó là mục tiêu theo kế hoạch thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình năm 2024.
Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Sơn La: Nông dân tiêu biểu của huyện Mộc Châu

Năng động, dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Hoa, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu đã xây dựng thành công 2 sản phẩm mận sấy dẻo, xoài sấy dẻo được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần tiêu thụ nông sản cho người dân trong vùng và nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị Hoa được vinh danh là nông dân tiêu biểu huyện Mộc Châu năm 2023.
Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Điện Biên: Mạch sống Đại thủy nông Nậm Rốm

Sau chiến thắng lịch sử năm 1954, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn, hàng nghìn thanh niên xung phong các tỉnh miền xuôi tình nguyện lên Điện Biên để xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm dẫn nước tưới cho thung lũng Mường Thanh, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, sau 55 đưa vào khai thác, công trình vẫn giữ vai trò chủ lực điều tiết nước cho cánh đồng Mường Thanh để tạo ra những “hạt ngọc” thơm ngon nức tiếng, thương hiệu gạo Điện Biên đã được khẳng định trên khắp mọi miền đất nước.
Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Yên Bái kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 30,6% so cùng kỳ

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.
Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Điện Biên: Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường tiếp xã giao Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam

Chiều nay (5/5), tại trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp xã giao Ngài Marc E. Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Yên Bái: Xã Nghĩa Lộ sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.
Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Điện Biên: Trao quà và tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó ở Mường Phăng

Ngày 29/4, tại xã Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ, Quỹ Tâm hồn đẹp (TP. Hà Nội) phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP. Điện Biên Phủ và Báo Điện Biên Phủ (đơn vị kết nối) tổ chức trao học bổng tặng học sinh nghèo vượt khó.
Điện Biên theo dòng lịch sử

Điện Biên theo dòng lịch sử

Hàng trăm tài, liệu hình ảnh về lịch sử vùng đất Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay với những mốc son chói lọi được tái hiện sinh động trong triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” dưới hình thức trực tuyến 3D. Qua đây, giúp người xem có cái nhìn tổng quát, rõ nét hơn về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước. Góp phần nâng cao nhận thức, niềm tự hào về mảnh đất, con người Điện Biên cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Yên Bái: Gương sáng Bản Tát

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.
Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Điện Biên: Đổi thay Mường Pồn

Mường Pồn - xã biên giới huyện Điện Biên - nơi chiến sĩ liên lạc Bế Văn Đàn hi sinh anh dũng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước. Phát huy truyền thống cách mạng, những năm sau giải phóng, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân nỗ lực khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Yên Bái: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Điện Biên: Diện mạo mới Thanh Nưa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân quanh cứ điểm đồi Độc Lập (nay thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) đã kiên cường đứng lên chiến đấu với thực dân Pháp. 70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ cứ điểm Độc Lập đã có nhiều đổi thay với diện mạo của một xã nông thôn mới.
Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Sơn La: Miền đất Sơn La trên hành trình du lịch “về nguồn”

Những ngày này, tuyến quốc lộ 6 kết nối thủ đô Hà Nội với chiến trường Điện Biên xưa nườm nượp những đoàn xe đưa các cựu chiến binh và du khách về thăm lại chiến trường oanh liệt “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trên hành trình “du lịch về nguồn” ấy, có rất nhiều đoàn khách dừng chân tại Sơn La, thăm các di tích lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến diễn ra trên miền đất Tây Bắc.
Xem thêm
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động