Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Theo các chuyên gia, miếng bánh cho vay tiêu dùng đang được định hình lại khi có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới.

Sự tấn công của những “lính mới”

Với sự phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) cùng sự ra đời của nhiều sản phẩm tài chính, mảng cho vay tiêu dùng trở nên “chật chội” hơn khi đã gia tăng đáng kể các nhà cung cấp dịch vụ. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 11/2023, toàn hệ thống có 84 tổ chức tín dụng có dư nợ cho vay tiêu dùng. Chưa kể, thị trường còn có sự tham gia của các công ty tài chính truyền thống, các sản phẩm dịch vụ mới như ví trả sau (buy now pay later) và P2P Lending (cho vay ngang hàng).

TS Đào Lê Trang Anh – chuyên gia tài chính từ Đại học RMIT, thị trường cho vay tiêu dùng đang được định hình lại khi có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới. Theo đó, chiếm thị phần lớn nhất vẫn là các ngân hàng truyền thống do có nền tảng vững chắc, cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và uy tín cao. Tiếp theo là các công ty tài chính trong phân khúc cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ. Hiện nay các công ty này cũng đang nỗ lực cải tiến dịch vụ, tích hợp công nghệ để cạnh tranh với các dịch vụ mới từ Fintech.

Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Bên cạnh đó, TS Đào Lê Trang Anh cho biết ví trả sau cũng đang trở thành một xu hướng phổ biến, đặc biệt với giới trẻ và người tiêu dùng trực tuyến với một số công ty nổi bật trong lĩnh vực này là MoMo và ZaloPay. Ví trả sau là một dịch vụ dễ dàng với người sử dụng trong việc đăng ký và thực hiện so với vay ngân hàng truyền thống.

Ngoài ra, P2P Lending - nền tảng cho vay trực tuyến, cũng đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam nhờ tính linh hoạt cao và thủ tục đơn giản. Đây là nền tảng cho phép khách hàng cá nhân tùy chọn yêu cầu vay trên thị trường để tìm các nhà đầu tư cá nhân với mức lãi suất phù hợp. Năm 2023, thị trường Việt Nam có khoảng 100 công ty Fintech cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng chính thống.

Ngoài các dịch vụ kể trên, trên thị trường còn có các Fintech khác cung cấp các sản phẩm tài chính sáng tạo như cho vay qua ứng dụng di động, dịch vụ tài chính vi mô và các sản phẩm tài chính số khác.

Theo TS Đào Lê Trang Anh, sự cạnh tranh trên thị trường cho vay tiêu dùng đang ngày càng gay gắt với sự tham gia của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng và Fintech. Các công ty cần có chiến lược khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh, đồng thời quản lý rủi ro hiệu quả, từ đó phát triển trong dài hạn.

Đối với các công ty tài chính vốn là những đơn vị đã chịu tổn thương nặng nề do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, TS Nguyễn Tuấn Anh, giảng viên tài chính Đại học RMIT, cho biết các công ty này cần theo dõi sát sao các quy định và thay đổi của Chính phủ trong việc ban hành khung pháp lý toàn diện và cụ thể cho Fintech tại Việt Nam để có thể có những thay đổi kịp thời và cạnh tranh trong lĩnh vực này.

“Bản thân các công ty tài chính phải tái cơ cấu để thích ứng với thị trường đang ngày càng thay đổi. Việc tái cơ cấu này bao gồm việc định hướng lại hoạt động kinh doanh với yếu tố thắt chặt rủi ro cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng trong khâu thẩm định cũng như theo dõi và thu hồi nợ”, TS Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Theo vị chuyên gia này, công ty tài chính cần đặc biệt hạn chế việc cho vay tiền mặt giá trị lớn mà lơi lỏng thẩm định, cũng như tránh sử dụng các biện pháp thu hồi nợ không đúng quy định. Ngoài ra, cần tăng cường ứng dụng công nghệ số để bổ sung thêm thông tin xác thực, phân tích chất lượng tín dụng của khách hàng trên không gian số và số hóa quá trình vận hành để giảm chi phí, giảm lãi vay.

Miếng bánh cho vay tiêu dùng còn hấp dẫn?

Cùng với sự cạnh tranh trên thị trường cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên gay gắt, các số liệu về cho vay tiêu dùng đang ghi nhận những tín hiệu tiêu cực như tăng trưởng âm, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Điều này làm dấy lên một nghi vấn về sức hấp dẫn của miếng bánh này so với giai đoạn hoàng kim trước đó, khi mà nhiều công ty tài chính được ví như “gà đẻ trứng vàng” của các ngân hàng mẹ.

Lý giải về thực trạng của thị trường cho vay tiêu dùng, TS Đào Lê Trang Anh cho biết nguyên nhân chính đến từ những khó khăn chung của nền kinh tế, dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. “Nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, khiến thu nhập của người dân giảm sút và khả năng trả nợ của họ cũng bị ảnh hưởng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như sản xuất và xuất khẩu, vốn là đối tượng vay tiêu dùng lớn, gặp khó khăn trong kinh doanh, dẫn đến tình trạng không thể trả nợ đúng hạn”, nữ tiến sĩ cho biết.

Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Theo bà, lãi suất và chi phí vay cao cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Đối với việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng, nguyên nhân chính là việc quản lý rủi ro chưa hiệu quả, dẫn đến việc các tổ chức tín dụng phê duyệt khoản vay cho những người có khả năng trả nợ thấp. Ngoài ra, người vay có thể không được cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện vay, lãi suất và các khoản phí liên quan, dẫn đến việc họ không lường trước được toàn bộ chi phí phải trả.

Ngoài ra, TS Đào Lê Trang Anh cũng nhấn mạnh về làn sóng đáng lo ngại hiện nay là “bùng” nợ có chủ đích từ phía khách hàng, trong khi chế tài với khách hàng “bùng” nợ chưa cao và khó thực hiện khởi kiện với những khoản nợ giá trị nhỏ.

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia vẫn nhận định rằng thị trường tài chính tiêu dùng vẫn còn nhiều triển vọng phát triển khi mà quy mô tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới đạt hơn 10% GDP, thấp hơn nhiều so với một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác trong khu vực như Hàn Quốc hơn 40% GDP, Hồng Kông (Trung Quốc) hơn 20%. Theo TS Nguyễn Tuấn Anh, năm 2024 sẽ mở ra một giai đoạn tăng trưởng mới của tín dụng tại Việt Nam, đề cao sự cẩn trọng trong hoạt động giải ngân, hướng tới lộ trình tăng trưởng bền vững, thay vì tăng trưởng nóng như mấy năm qua.

“Sau một năm đầy khó khăn, kỳ vọng thị trường tài chính tiêu dùng năm nay sẽ dần được cải thiện. Khi người lao động tăng việc làm, tăng thu nhập, dư nợ cho vay tiêu dùng sẽ có kỳ vọng tăng, khả năng trả nợ cũ để vay mới cũng sẽ diễn ra tích cực hơn. Một số công ty tài chính vẫn đặt mục tiêu lãi hàng trăm đến hàng nghìn tỷ trong năm nay, cho thấy rằng kỳ vọng của các công ty này về thị trường cho vay tiêu dùng đang trở lại lạc quan”, TS Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Ngoài ra, tín hiệu từ các thương vụ M&A cũng cho thấy thị trường cho vay tiêu dùng vẫn còn thu hút đáng kể sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, ngay từ những tháng đầu năm 2024, thị trường tài chính tiêu dùng đã đón nhận thương vụ M&A của nhà đầu tư Thái Lan và Home Credit Việt Nam.

“Thương vụ này là tín hiệu tích cực về sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng và sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh các công ty Fintech đang bùng nổ và đạt được các lợi thế cạnh tranh, các nhà đầu tư ngoại vẫn nhìn thấy tiềm năng hợp tác và đầu tư vào các công ty này để khai thác thị trường”, TS Đào Lê Trang Anh cho hay.

Nguồn:Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Ngọc Thu
vietnamfinance.vn
Chia sẻ

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hết thời doanh nghiệp không đủ năng lực ôm nhiều dự án

Hết thời doanh nghiệp không đủ năng lực ôm nhiều dự án

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết những nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở đang được gấp rút hoàn thiện với những quy định cụ thể, bám sát thị trường.
Tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ linh hoạt

Tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ linh hoạt

NHNN cần khẩn trương tiếp tục hạ lãi suất cho vay trong nền kinh tế thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và biện pháp quản lý thuộc chức năng.
Giá trị của doanh nghiệp niêm yết ra sao khi đầu tư ESG?

Giá trị của doanh nghiệp niêm yết ra sao khi đầu tư ESG?

Việc áp dụng thực hiện ESG của các công ty có thể làm phát sinh chi phí đáng kể, và việc các doanh nghiệp đầu tư vào ESG có dẫn đến lợi nhuận tài chính cho công ty của mình hay không?
Nóng thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

Nóng thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam

Trên bản đồ thị trường trung tâm dữ liệu Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng nhờ nhu cầu tăng cao từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Kiên trì chờ “bắt đáy"

Kiên trì chờ “bắt đáy"

Tuần giao dịch cuối tháng 6 vừa qua có thể coi là tuần “bĩ cực" với nhiều chứng sĩ. Dù chỉ số chung giảm không quá mạnh, song nhiều cổ phiếu đã mất đến hàng chục phần trăm, khiến nhiều nhà đầu tư “mất ăn mất ngủ". Chuyên gia khuyến nghị, tuần tới thị trường có thể có pha “hồi kỹ thuật", song nhà đầu tư cần giữ tâm lý ổn định, chờ tín hiệu để có thể “bắt đáy”.
Giá vàng bình ổn - tiền nên để vào đâu?

Giá vàng bình ổn - tiền nên để vào đâu?

Giá vàng ổn định, khi lãi suất ngân hàng tăng lên, dòng tiền sẽ dịch chuyển vào hệ thống ngân hàng, sẽ được bơm cho doanh nghiệp cần vốn, kích thích sản xuất kinh doanh tạo ra việc làm.

Các tin khác

USD tự do lập kỷ lục mới, đừng đua theo đầu cơ lướt vàng

USD tự do lập kỷ lục mới, đừng đua theo đầu cơ lướt vàng

NHNN tiến hành giảm kỳ hạn tín phiếu từ 28 ngày xuống còn 14 ngày; tăng trưởng tín dụng đạt 4,45%; Techcombank có vốn điều lệ cao thứ hai hệ thống; giá USD tự do vượt 26.000 đồng... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.
Hy hữu: Ngân hàng rao bán từ đàn gà tới nhà tang lễ để siết nợ

Hy hữu: Ngân hàng rao bán từ đàn gà tới nhà tang lễ để siết nợ

Ngoài những tài sản thường được thế chấp để vay vốn là bất động sản, ôtô, gần đây, thùng rượu, nhà tang lễ, đàn gà, vườn cây bỏ hoang, phế liệu, quần áo cũ,... cũng xuất hiện trong danh mục thanh lý tài sản để xử lý nợ của nhiều ngân hàng.
Dữ liệu tốt hơn kỳ vọng, ‘ngóng’ chứng khoán bật tăng trong tuần mới

Dữ liệu tốt hơn kỳ vọng, ‘ngóng’ chứng khoán bật tăng trong tuần mới

Số liệu vĩ mô tháng 6 và quý II/2024 tốt hơn kỳ vọng khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) kỳ vọng VN-Index sẽ sớm bật tăng trở lại, hướng đến kiểm định lại vùng đỉnh cũ.
Giá vải thiều Bắc Giang cao kỷ lục

Giá vải thiều Bắc Giang cao kỷ lục

Sản lượng giảm mạnh do thời tiết bất lợi, giá vải thiều Bắc Giang ngay từ những ngày đầu vụ tăng cao, gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với năm 2023.
19 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền tuần từ 1/7-5/7

19 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền tuần từ 1/7-5/7

Tuần từ 1-5/7, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 19 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt. Trong số đó doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ cao như CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – Mã: MCH) trả tỷ lệ 55%.
Nike mất niềm tin của các nhà đầu tư

Nike mất niềm tin của các nhà đầu tư

“Đường lối chiến lược Nike đề ra thì đúng đắn, nhưng chúng tôi không tin là họ đang thi hành”, nhà đầu tư nói.
Giá vàng tuần tới: “Chất xúc tác” từ NFP

Giá vàng tuần tới: “Chất xúc tác” từ NFP

Giá vàng tuần tới có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh, tích lũy và chờ chất xúc tác từ số liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ.
Ngân hàng còn động lực và năng lực duy trì lãi suất thấp

Ngân hàng còn động lực và năng lực duy trì lãi suất thấp

Ông Trịnh Bằng Vũ - Ngân hàng Shinhan Việt Nam - nhận định, động lực và năng lực duy trì lãi suất thấp của ngân hàng còn cao so với tăng lãi suất nhanh.
Chỉ số giá tiêu dùng vượt mốc 4%

Chỉ số giá tiêu dùng vượt mốc 4%

Theo Tổng cục Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 chỉ tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 1,4% so với tháng 12/2023 nhưng đã tăng tới 4,34% so với cùng kỳ năm trước.
Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Khốc liệt giành thị phần cho vay tiêu dùng

Theo các chuyên gia, miếng bánh cho vay tiêu dùng đang được định hình lại khi có thêm nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới.
Vững vàng trước làn sóng thanh toán số

Vững vàng trước làn sóng thanh toán số

Ngoài tăng cường các biện pháp an ninh mạng và các cơ chế phát hiện rủi ro, doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro định kỳ, cập nhật về các phương thức tấn công mới cùng các quy định trong thanh toán số.
Áp lực bán ròng của khối ngoại đè nặng chứng khoán Việt

Áp lực bán ròng của khối ngoại đè nặng chứng khoán Việt

Năm 2021, khối ngoại từng thiết lập kỷ lục xả hàng mạnh nhất mọi thời đại với giá trị bán ròng 58.800 tỷ đồng. Kỷ lục buồn này đang bị đe doạ khi chỉ sau nửa năm, khối ngoại đã bán ròng 50.000 tỷ đồng.
Siết thao túng ngân hàng, sở hữu chéo theo quy định mới từ 1/7

Siết thao túng ngân hàng, sở hữu chéo theo quy định mới từ 1/7

Từ ngày 1/7/2024, Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) chính thức có hiệu lực, đáng chú ý liên quan đến việc siết chặt tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng, đồng thời luật hóa các quy định về nợ xấu.
Cần tỉnh táo để không trở thành "con mồi" của đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng

Cần tỉnh táo để không trở thành "con mồi" của đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng

Thời gian vừa qua, các đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng liên tục thay đổi thủ đoạn và rất tinh vi. Đã có rất nhiều người trở thành nạn nhân khi kẻ xấu đã sử dụng công nghệ Deepfake và trí tuệ nhận tạo AI.
Hỗ trợ doanh nghiệp lớn mạnh: Cần sớm xem xét giảm thuế TNDN

Hỗ trợ doanh nghiệp lớn mạnh: Cần sớm xem xét giảm thuế TNDN

Theo dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) mà Bộ Tài chính đang triển khai lấy ý kiến, mức thuế mới được đề xuất đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Vàng thế giới tăng hơn 1% chờ dữ liệu PCE của Mỹ

Vàng thế giới tăng hơn 1% chờ dữ liệu PCE của Mỹ

Giá vàng tăng hơn 1% vào ngày thứ Năm (27/06) từ mức đáy trong hơn 2 tuần đã ghi nhận trong phiên trước đó, khi đồng USD suy yếu và sự chú ý chuyển sang dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ để tìm kiếm manh mối về lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Huy động vốn năm 2024: Người háo hức, kẻ ngậm ngùi

Huy động vốn năm 2024: Người háo hức, kẻ ngậm ngùi

Bức tranh huy động vốn năm nay đa màu. Trong khi nhóm chứng khoán tích cực lên kế hoạch huy động tiền hướng đến giai đoạn đầy triển vọng thì một số doanh nghiệp bất động sản, xây dựng buộc phải hoán đổi nợ vì khó khăn kéo dài.
Nhiều xu hướng mới trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ

Nhiều xu hướng mới trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ

Sau đại dịch COVID-19, nhiều xu hướng mới đã được hình thành trong lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ, từ nhu cầu của người tiêu dùng đến định hướng của các doanh nghiệp.
Xem thêm
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG  #62

WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62

Cụ thể, báo cáo “Điểm lại - Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam” ấn bản tháng 4/2024 của WB tại Việt Nam ngày 23/4 đã chỉ ra xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu thực tế dự kiến sẽ tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh sự cải thiện dần dần nhu cầu toàn cầu. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”

sản phẩm OCOP
Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Bác sĩ tư vấn cách phòng tránh bệnh đường hô hấp trong thời tiết giao mùa

Trao yêu thương cho em

Trao yêu thương cho em

Nhằm kết nối, sẻ chia với các trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch Covid-19 vừa qua trên địa bàn Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật “ Nối vòng yêu thương” diễn ra vào ngày 28/6/2022. Công ty Cổ phần Trầm hương sinh học TTT là đơn vị tài trợ chính cho chương trình với mong muốn các em sẽ đón nhận những tương lai tươi sáng.
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia

Ngày 18/4 vừa qua, đối tượng Lê Ngọc Nhất đã dẫn Y Liên cùng 5 người khác gồm 2 nữ, 3 nam không rõ tên tuổi, không quen biết nhau sang Campuchia qua đường mòn biên giới tỉnh Long An.
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật

Phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật là hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung kiến thức, các quy định pháp luật mới ban hành. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc cập nhật kiến thức pháp luật có vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành tri thức pháp lý, thái độ, hành vi xử sự của mọi người phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Tại tỉnh Quảng Ninh, việc phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật cho những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Phổ biến Luật tiếp cận thông tin

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chuyển đổi số ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả thành công của doanh nghiệp. Và, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trên toàn thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, tài chính và chăm sóc sức khỏe, cho đến khu vực công, đều đang khởi động các dự án chuyển đổi số để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu quả hoạt động.
Giao diện di động