Hàng giả, hàng nhái, vì sao vẫn "lộng hành"?
Tăng cường kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử TikToker có 2,6 triệu người theo dõi bị tố bán mỹ phẩm giả |
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn tràn lan không chỉ gây tổn hại đến quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Thế nhưng, câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" vẫn cứ diễn ra ngày càng tinh vi hơn, cơ quan quản lý khó kiểm soát và xử lý dẫn đến thị trường mất tính cạnh tranh và minh bạch.
Theo phản ánh của rất nhiều doanh nghiệp, có nhiều sản phẩm của doanh nghiệp vừa cho ra đời không lâu, trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm nhái thương hiệu tương tự, giá rẻ hơn nhiều lần khiến cho bản thân nhà sản xuất cảm thấy “bức xúc” và thiệt hại rõ ràng là rất lớn.
Hàng giả được sản xuất tinh vi khiến người tiêu dùng khó phân biệt được với hàng thật. |
Hạn chế trong nhận thức, trách nhiệm kiểu ‘tặc lưỡi cho qua’
Chuyện hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm hiện nay dường như là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Bối cảnh tầng lớp trung lưu có chút “của ăn, của để”, nhu cầu muốn làm mới mình theo xu thế “ham” của rẻ nhưng phải là hàng “thương hiệu này, thương hiệu nọ”… càng làm cho xã hội sớm hình thành một bộ phận chuyên sản xuất hàng giả, hàng nhái, thậm chí có nhiều tổ chức, doanh nghiệp còn tiếp tay cho những đối tượng này trong sản xuất, phân phối… Và nghiễm nhiên, điều đó sẽ tạo ra hệ lụy, một hệ lụy đáng buồn là “chăm chăm hám lợi” mà quên mất, rằng trách nhiệm trước người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội và tương lai của chính đất nước mình, con cái mình.
Thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), cho thấy mỗi năm có khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến. Trong đó chủ yếu là khiếu nại về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ.
Đơn cử mới đây, vào ngày 10 và 11/3, trong đợt truy quét hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã thu giữ 3.508 sản phẩm hàng hóa vi phạm. Trong đó, có 598 đơn vị sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Đó là chưa kể, nhan nhản hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng như “ma trận” tràn lan trên không gian mạng. Có lẽ, điều đó cũng đang khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào các nền tảng bán hàng trực tuyến như Facebook, Zalo, TikTok... và cả các sàn thương mại điện tử.
Mặc dù lực lượng tham gia đấu tranh, ngăn chặn tình trạng sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ khá đông đảo và tích cực, song vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong phát hiện và xử lý.
Công cụ quản lý yếu, chế tài xử phạt chưa nghiêm
Tại sao tình trạng sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ kéo dài suốt bao năm qua không có hồi kết?
Liên quan về vấn đề này, trong cuộc trò chuyện với người bạn từ Pháp trở về, anh bạn chia sẻ: Người Việt Nam chúng ta rất thích hàng ngoại, thích hàng mẫu mã đẹp, và đặc biệt là thích những nhãn hiệu, gắn logo của thương hiệu nổi tiếng. Có khi mua phải hàng giả cũng tặc lưỡi dùng được là được rồi mà chưa ý thức được quyền của mình. Và nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ cũng còn rất hạn chế.
Trong khi đó, tại châu Âu, phần lớn người tiêu dùng ở khu vực này dù muốn hàng hóa rẻ, nhưng họ không hề dám mua và sử dụng, bởi việc xài hàng giả sẽ khiến cho họ phải chịu một mức phạt rất nặng hoặc có thể bị truy tố nếu sở hữu một lượng lớn hàng giả, dù đó là người dân trong nước hay du khách nước ngoài.
Cụ thể, tại Pháp, người tiêu dùng có thể bị phạt với mức tối đa lên tới 300.000 euro (tương đương 7,7 tỷ đồng Việt Nam) hoặc ngồi tù 3 năm nếu người dân hoặc du khách đem một số lượng lớn hàng giả nhập cảnh vào nước này.
Nói đến câu chuyện này để thấy rằng, phải chăng vấn nạn hàng giả, hàng nhái ở nước ta ngang nhiên vi phạm là bởi xử phạt chưa đủ sức răn đe?
Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, hiện tại trang thiết bị phục vụ thực thi công vụ chưa đáp ứng được những thay đổi của công nghệ sản xuất, mô hình kinh doanh mới. Hơn nữa, việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử như công an, quản lý thị trường, hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm... vẫn hạn chế.
Trong khi đó, theo khảo sát của các tổ chức thương mại số, hiện mỗi sàn giao dịch thương mại điện tử có tới trên 5.000 thương hiệu và hàng nghìn đối tác kinh doanh với đa dạng các mặt hàng. Đáng lưu ý, các sàn giao dịch thương mại điện tử chủ yếu cho thuê "gian hàng” online. Vì vậy, sản phẩm không về kho chứa của bất kỳ sàn giao dịch nào nên không phát hiện được hàng hoá vi phạm.
Không những thế, việc kiểm soát, định danh tài khoản người bán, đăng tải chào bán, chào mua chưa thật sự chặt chẽ của các sàn thương mại điện tử được cho là những “kẽ hở” rất lớn để các đối tượng lợi dụng đưa hàng hóa vi phạm lên bày bán công khai trên các sàn này.
Hiện nay, trên thị trường có 4 sàn thương mại điện tử lớn là Tiki, Lazada, Shopee, Sendo, trong đó có tới ba sàn là Sendo, Shopee, Lazada đang hoạt động theo hình thức khách hàng tự giao dịch với nhau (C2C). Điều này đồng nghĩa với việc các sàn này vẫn rộng cửa cho cá nhân mở shop online mà không cần đăng ký kinh doanh, không cần các loại giấy tờ quan trọng như đăng ký thương hiệu, giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ... Ngoài ra, chỉ khi các cá nhân này đăng và bán sản phẩm rồi, sàn mới sử dụng công cụ để kiểm tra. Đây cũng là nguyên nhân khiến hàng giả, hàng nhái vẫn tràn lan.
Theo nhận định từ các chuyên gia, đặc điểm của sàn thương mại điện tử C2C là rộng mở hơn. Người nào muốn bán hàng chỉ cần yêu cầu duy nhất là chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể làm giả, đó là chưa tính đến việc các chủ gian hàng này cố tình đăng các hình ảnh không đúng sự thật về sản phẩm, ngay cả các sàn sử dụng công cụ lọc cũng chỉ đạt khoảng 80%.
Thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng “Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025” với nhiều nội dung và giải pháp đồng bộ, có sự vào cuộc của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (lực lượng biên phòng), Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính (Hải quan, Thuế)... nhằm hướng đến các giải pháp tổng thể, toàn diện.
Theo kế hoạch, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ xây dựng các kế hoạch, phương án cụ thể, triển khai đồng bộ, thường xuyên hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, xuất xứ hàng hóa.
Mặt khác, lực lượng quản lý thị trường cũng sẽ tập trung kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa; chủ trì và phối hợp với lực lượng Công an và các cơ quan liên quan triệt phá các tụ điểm tập kết, buôn bán hàng lậu, hàng giả. Tiếp tục rà soát, đánh giá những yêu cầu thực tế để đối chiếu với năng lực, điều kiện cụ thể, đặc biệt là phân tích, làm rõ những khiếm khuyết, tồn tại, bất cập trong hoạt động của lực lượng tại mỗi địa phương.
Bằng quyết tâm và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng liên quan, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, nhiều vụ việc được người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính ủng hộ và đánh giá cao. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa hề dịch chuyển theo hướng tích cực, các lực lượng chức năng vẫn thực sự khó kiểm soát vấn nạn này, nhất là trên không gian mạng. Vì vậy, cuộc chiến với vấn nạn này quả thực còn lắm công phu, lâu dài và vô cùng khó khăn.
Liệu vấn nạn này có sớm được cải thiện như kế hoạch của Đề án nêu trên hay không, và việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái trên các sản thương mại điện tử có thực sự hiệu quả? Điều đó cũng cần thời gian, lộ trình cũng như các giải pháp của lực lượng chức năng. Dù vậy, chúng ta vẫn có quyền tin tưởng và kỳ vọng vào kế hoạch nêu trên của cơ quan chức năng, cùng với sự đồng thuận của xã hội, sự phối hợp có hiệu quả của nhiều cơ quan, ban ngành và đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của công chúng người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính, chúng ta sẽ sớm kiểm soát được vấn đề này.
Pháp nhân thương mại sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội được quy định tại khoản 5 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14), cụ thể như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14), thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người phạm tội buôn bán hàng giả có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Tin liên quan
Hà Nội bắn pháo hoa cả Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 21/12/2024 20:49
Cùng chuyên mục
Ngân hàng MSB "hút" về hơn 12.000 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm đến nay
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 20:41
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Kinh tế - Tài chính 21/12/2024 12:00
Cần hoàn thiện pháp lý để siết quản lý thực phẩm chức năng
Thị trường 21/12/2024 08:00
Lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội giảm về 4,7%/năm
Tài chính 20/12/2024 18:00
Thị trường hàng hóa 20/12: Sắc đỏ quay trở lại chiếm ưu thế trên bảng giá
Thị trường 20/12/2024 17:00
Tín dụng tiến sát mục tiêu tăng trưởng cả năm
Tài chính 20/12/2024 15:00
Các tin khác
Sức ép đè nặng lãi suất
Tài chính 20/12/2024 14:00
Kinh doanh thuận lợi, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức
Kinh tế 20/12/2024 11:23
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động
Kinh tế - Tài chính 20/12/2024 10:11
Chủ tịch HĐQT Trần Đình Thanh: HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần tại Nhật Bản
Kinh tế 20/12/2024 10:07
Ngành bán lẻ năm 2025 dưới góc nhìn của cựu CEO Amazon
Thị trường 20/12/2024 08:00
Fed hạ lãi suất lần cuối trong năm 2024, vàng "rơi tự do"
Tài chính 19/12/2024 20:39
Xăng 95 tăng mạnh lên mức 21.004 đồng/lít
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 16:12
Xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu
Chứng khoán 19/12/2024 15:32
Thấy gì từ việc doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu dịp cuối năm?
Chứng khoán 19/12/2024 11:00
Giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng trong nước tăng giá mua
Kinh tế - Tài chính 19/12/2024 09:22
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp về tín dụng
Chứng khoán 18/12/2024 18:00
Trung Quốc thận trọng kích thích kinh tế, nhà đầu tư ngoại lo ngại
Kinh tế 18/12/2024 15:05
Triển vọng năm 2025: Khả năng sinh lợi không đồng đều giữa các ngân hàng
Tài chính 18/12/2024 12:00
FED sắp tiếp tục giảm lãi suất, nhiều nước rục rịch phản ứng
Tài chính 18/12/2024 10:00
Năm 2025, Bộ GTVT phải giải ngân 87.000 tỷ đồng
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 08:00
Những yếu tố nào sẽ chi phối tỷ giá trong năm 2025?
Chứng khoán 18/12/2024 07:00
Bitcoin nhắm mốc 120.000 USD/BTC
Chứng khoán 18/12/2024 06:23
Giá vàng 'bất động' chờ Fed
Kinh tế - Tài chính 18/12/2024 06:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00