Giảm năm đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm: Lương hưu thấp nhưng "có còn hơn không"
Chiều 16/3, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức họp báo thông tin dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần là những nội dung được quan tâm nhiều tại cuộc họp báo.
LƯƠNG HƯU THẤP NHƯNG "CÓ CÒN HƠN KHÔNG"
Trao đổi rõ hơn về nội dung giảm năm đóng bảo hiểm xuống còn 15 năm, ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) lý giải, quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia), hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng được hưởng lương hưu hàng tháng.
“Quy định mới sẽ mở thêm cơ hội cho các nhóm đối tượng mới này được hưởng lương hưu, còn với những nhóm đối tượng khác có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài hơn thì sẽ được hưởng mức lương hưu cao hơn”, ông Cường chia sẻ.
Theo số liệu thống kê trong quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian qua có khoảng 20.000 người khi đến tuổi nghỉ hưu không đủ năm đóng bảo hiểm xã hội 20 năm để hưởng lương hưu, bản thân họ đã phải lựa chọn đóng một lần cho đủ thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó, khoảng 300.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong thời gian qua là người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 10 năm trở lên.
“Như vậy, với việc dự thảo Luật sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như trên sẽ tạo cơ hội cho các nhóm đối tượng khác nhau có cơ hội được hưởng lương hưu. Mặc dù mức lương hưu có thể khiêm tốn hơn những người có số năm đóng bảo hiểm xã hội dài (từ 20 năm trở lên), nhưng họ sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng. Thứ hai là mức lương hưu luôn được điều chỉnh định kỳ khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, thứ ba là trong thời gian hưởng lương hưu thì được đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế”, ông Cường phân tích.
Việc sửa đổi lần này cũng góp phần hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội của Nghị quyết số 28-NQ/TW, để ngày càng có thêm nhiều người hơn được hưởng lương hưu; khuyến khích người lao động bảo lưu, tiếp tục tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Quy định này cũng phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, xu hướng nhiều quốc gia trước đây cũng quy định thời gian đóng tối thiểu 20 năm để được hưởng lương hưu thì hiện nay các quốc gia này đều đã có điều chỉnh giảm.
Trước những lo ngại về việc mức hưởng lương hưu thấp và gia tăng số lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi giảm năm đóng, ông Cường cho biết, cơ quan soạn thảo luật sẽ tiếp tục nghiên cứu để có phương án hài hòa hơn, “mục tiêu là có nhiều người được hưởng luơng hưu nhưng không làm gia tăng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần”.
“Việc giảm năm đóng chủ yếu hướng đến nhóm tham gia bảo hiểm xã hội muộn, thường có thời gian đóng dưới 20 năm. Như vậy, mức lương hưu chắc chắn sẽ phải thấp hơn nhóm đóng trên 20 năm, rõ ràng mức lương hưu cao hay thấp còn phụ thuộc vào thời gian đóng dài hay ngắn. Tuy nhiên, nếu xem xét so với trước đây nhóm đóng dưới 20 năm không có điều kiện hưởng lương hưu thì nay họ sẽ cơ hội hưởng lương hưu, dù mức thấp vẫn tốt hơn không có”, ông Cường tái khẳng định.
Song để đảm bảo quyền lợi hài hòa cho người lao động, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội cho rằng, sẽ cần nhiều giải pháp đồng bộ đi liền, chứ không phải chỉ dựa vào sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.
KHUYẾN KHÍCH BẢO LƯU SỐ NĂM ĐÓNG ĐỂ HƯỞNG LƯƠNG HƯU
Liên quan đến hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần, một là giữ như quy định hiện hành và phương án còn lại là được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Theo ông Cường, các phương án được cơ quan soạn thảo đưa ra trong bối cảnh mỗi năm bình quân có 700.000 người hưởng bảo hểm một lần và có xu hướng ngày càng gia tăng, làm mất đi cơ hội để hưởng lương hưu. Người rút bảo hiểm xã hội một lần cơ bản sẽ bị thiệt thòi các quyền lợi về hưu trí sau này. Do đó, ở lần sửa đổi này, chính sách bảo hiểm xã hội một lần sẽ gia tăng quyền lợi hơn để khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng, và hạn chế nhận bảo hiểm xã hội một lần.
“Dù phương án nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là khuyến khích người lao động ở lại hệ thống để được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, tránh những thiệt hại bất lợi khi họ hưởng bảo hiểm xã hội một lần”, ông Cường nói.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân tích, nếu hiện số năm tham gia bảo hiểm xã hội chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì theo dự thảo Luật sắp tới sẽ có rất nhiều sự lựa chọn.
"Cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan an sinh xã hội sẵn sàng chờ người lao động quay lại thị trường lao động, có việc làm, có thu nhập để cộng nối thời gian đóng, sau này được hưởng lương hưu. Phương án hai là được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những năm còn thiếu để cộng vào cho đủ điều kiện hưởng lương hưu. Hiện tối thiểu cần 20 năm, nhưng nếu dự thảo Luật thông qua, sau này chỉ cần 15 năm sẽ được hưởng lương hưu", ông Sơn phân tích.
Bên cạnh đó, người lao động sẽ được hưởng lương hưu trước khi đến tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Hiện theo quy định 80 tuổi mới được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng, nhưng sau này đối với những người rút bảo hiểm xã hội nhưng còn thời gian chưa đủ 15 năm thì trước năm 80 tuổi sẽ được hưởng trợ cấp từ quỹ hưu trí và tử tuất.
"Với các phương án như vậy, người lao động có thể yên tâm về quyền lợi của mình nếu chưa rút bảo hiểm xã hội một lần. Nghĩa là cơ quan an sinh xã hội chỉ giữ hộ cho người lao động số tiền đó thôi, tiền của người lao động vẫn là của họ, sau này họ cũng có rất nhiều lựa chọn, nên đừng vội vàng rút để sau này hối tiếc. Bởi có rất nhiều người bây giờ muốn nộp lại số tiền trước đây đã rút để được hưởng chế độ nhưng không được nữa", Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024.
Tin liên quan
Những ai đang rút bảo hiểm xã hội một lần nhiều nhất? 13/05/2023 08:00
Cùng chuyên mục
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Tiêu điểm 20/11/2024 06:15
Đòn bẩy kinh tế 2025: Vẫn trông vào đầu tư và chi tiêu công
Tiêu điểm 12/11/2024 11:18
Kinh tế năm 2025: "Ẩn số mang tên Donald Trump"
Tiêu điểm 11/11/2024 10:32
Đón làn sóng đầu tư mới giá trị gia tăng cao
Tiêu điểm 10/11/2024 13:15
Tăng trưởng 2024: Tổ chức quốc tế lạc quan, chuyên gia trong nước thận trọng
Tiêu điểm 07/11/2024 13:46
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tiêu điểm 05/11/2024 19:12
Các tin khác
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Tiêu điểm 05/11/2024 10:00
Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025
Tiêu điểm 05/11/2024 06:00
Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực
Tiêu điểm 04/11/2024 06:15
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Tiêu điểm 01/11/2024 16:00
Công ty Entex, CNCTech trở thành hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam
Tiêu điểm 01/11/2024 09:56
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tiêu điểm 01/11/2024 09:28
Kết luận số 76-KL/TW thổi luồng sinh khí mới vào Petrovietnam
Tiêu điểm 31/10/2024 09:53
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
Tiêu điểm 30/10/2024 09:08
Petrovietnam liên tục thiết lập những kỷ lục trong sản xuất kinh doanh
Tiêu điểm 27/10/2024 17:36
Nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn
Tiêu điểm 27/10/2024 12:50
Mua – bán khó khăn: Vàng đang ở đâu?
Tiêu điểm 26/10/2024 13:52
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
Tiêu điểm 25/10/2024 20:41
Vinamilk lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh qua siêu nhà máy sữa và trang trại Green Farm
Tiêu điểm 25/10/2024 16:34
Đại tá Hà Văn Bắc giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp
Tiêu điểm 25/10/2024 15:18
Tìm giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Tiêu điểm 24/10/2024 21:35
Temu vào Việt Nam: Thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử?
Tiêu điểm 24/10/2024 19:00
Khẩn trương gia hạn sử dụng đất, nếu không có thể bị thu hồi
Tiêu điểm 23/10/2024 06:05
Doanh nghiệp cảng biển vướng nhiều khó khăn bế tắc
Tiêu điểm 21/10/2024 06:10
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00