Dự kiến tăng mức phạt tiền đối với vi phạm về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá
Phạt tới 150 triệu đồng nếu sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định
Theo đó, dự thảo Nghị định được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng mức phạt tiền so với quy định hiện hành liên quan đến một số hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá…
Bởi qua rà soát, Bộ Tài chính thấy rằng, nếu không áp dụng mức phạt cao hơn hoặc mức phạt tối đa thì không đảm bảo được tính răn đe, chưa tương xứng với hậu quả thiệt hại gây ra. Tuy không phổ biến, nhưng điều này còn dẫn đến tình trạng với những lợi ích có được, các tổ chức, cá nhân sẵn sàng chịu phạt, vì vậy, đồng bộ với việc điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với hành vi này là các quy định về khắc phục hậu quả và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.
Về quy định xử phạt đối với hành vi trong thực hiện các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dự thảo đưa ra mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. Mức phạt tương tự được áp dụng đối với hành vi cản trở cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động bình ổn giá theo quy định. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. |
Vì thế, về xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá, Dự thảo đưa ra mức phạt thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất là 70 triệu đồng tuy theo mức độ đối với hành vi không công khai, công khai không đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hành vi không báo cáo, chậm báo cáo và báo cáo sai lệch, không đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy mức độ, dự thảo đưa ra mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng.
Ngoài ra, Dự thảo cũng đưa ra mức phạt từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi trích lập, chuyển nộp hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với hành vi không chuyển nộp hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật. Phạt tiền từ 120-150 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật.
Theo Bộ Tài chính, hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật có mức phạt cao nhất do tính chất nghiêm trọng và mức độ thiết hại gây thiệt hại của việc thực hiện hành vi gây nên.
Về biện pháp khắc phục, một trong những biện pháp được Dự thảo yêu cầu là buộc nộp vào ngân sách toàn bộ số lãi phạt đối với số tiền Quỹ bình ổn giá chậm nộp, hoặc kết chuyển không đúng, hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật về Quỹ bình ổn giá; tỷ lệ lãi phạt là 0,03%/ngày tính trên số ngày chậm nộp, hoặc kết chuyển không đúng hoặc số ngày đã sử dụng không đúng mục đích.
Xử phạt hành vi gian lận, trục lợi về giá
Về nhóm hành vi bổ sung mới, liên quan đến điều tiết giá, Dự thảo bổ sung hành vi vi phạm khi loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường; hành vi gian lận, thông đồng về giá bằng cách thay đổi nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng; hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với biến động của giá thành toàn bộ so với điều kiện bình thường nhằm trục lợi; hành vi câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ…
Theo đó, với những hành vi này, Dự thảo đưa ra mức phạt thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất là 80 triệu đồng. Cùng với xử phạt, đối tượng vi phạm còn phải buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc đính chính, cải chính thông tin; buộc trả lại cho khách hàng hoặc ngân sách (nếu không xác định được khách hàng) toàn bộ tiền chênh lệch do hành vi vi phạm.
Về nhóm hành vi được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, đối với nhóm hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa dịch vụ do tổ chức, cá nhân tự định giá trong trường hợp phải kê khai giá, Dự thảo đưa ra mức phạt nhẹ nhất là cảnh cáo đối với hành vi chậm công khai giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; cao nhất là 20 triệu đồng đối với hành vi công khai không đúng giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ tự định giá trong khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Đối với nhóm hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về giá hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của người tiêu dùng, Dự thảo đưa ra mức phạt cao nhất 20 triệu đồng đối với không cung cấp thông tin không đầy đủ chính xác về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, số lượng và các thông tin liên quan khác theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Nguồn: Dự kiến tăng mức phạt tiền đối với vi phạm về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá
Tin liên quan
Quảng Trị có gì để phát triển kinh tế đêm? 14/10/2024 17:15
Khai thác tiềm năng phát triển du lịch cao cấp 14/10/2024 16:00
SSI khuyến nghị gì về BID, CTG, VCB, ACB, MBB, VPB và TCB? 14/10/2024 14:54
Cùng chuyên mục
Mở lối cho du lịch
Tiêu điểm 13/10/2024 16:05
VNF cuối tuần: Để rộng đường phát triển cho kinh tế tư nhân
Tiêu điểm 13/10/2024 13:38
Kinh tế tư nhân và nỗ lực hoàn thiện thể chế
Tiêu điểm 11/10/2024 11:08
Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng
Tiêu điểm 10/10/2024 15:53
"Hà Nội - Bản hùng ca phố": Nhớ về ngày Giải phóng Thủ đô
Tiêu điểm 10/10/2024 09:56
Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thách thức và triển vọng trong bối cảnh mới
Tiêu điểm 09/10/2024 16:26
Các tin khác
Hội Tự động hóa Việt Nam 30 năm thực hiện sứ mệnh phát triển ngành
Tiêu điểm 09/10/2024 10:09
12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới
Tiêu điểm 08/10/2024 07:00
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thời khắc đã điểm
Tiêu điểm 05/10/2024 15:05
"Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho doanh nhân"
Tiêu điểm 04/10/2024 16:48
Giá xăng trong nước giảm về dưới 20.000 đồng/lít
Tiêu điểm 03/10/2024 15:38
Sàn online nộp thuế thay người bán: ‘Giảm gánh nặng cho ngành thuế nhưng làm khó DN’
Tiêu điểm 29/09/2024 17:38
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2024
Tiêu điểm 29/09/2024 07:00
Tiền thuê đất 2024 có thể được giảm 15 - 30%
Tiêu điểm 28/09/2024 13:35
Giá xăng tăng cao nhất gần 800 đồng/lít
Tiêu điểm 26/09/2024 15:30
Tạp chí Tự động hóa Ngày nay công bố Giấy phép hoạt động mới và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo
Tiêu điểm 24/09/2024 21:16
Giá vàng SJC bất ngờ tăng lên 83,5 triệu đồng/lượng
Tiêu điểm 24/09/2024 15:00
Vinamilk tích cực thực hiện Dự án cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính
Tiêu điểm 23/09/2024 21:42
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Chính phủ hãy tin doanh nghiệp tư nhân"
Tiêu điểm 21/09/2024 20:25
Fed hạ lãi suất sâu: Chờ tới năm sau mới "ngấm" đến Việt Nam?
Tiêu điểm 20/09/2024 09:54
Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn
Tiêu điểm 20/09/2024 07:00
Giá xăng tăng nhẹ, giá dầu giảm
Tiêu điểm 19/09/2024 15:35
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA
Tiêu điểm 16/09/2024 10:58
Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA
Tiêu điểm 15/09/2024 15:30
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00