Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhiều thuận lợi nhưng thiếu vốn
Sắp thanh tra ngân hàng gắn điều kiện mua bảo hiểm với cho vay Thanh tra phát hiện vi phạm hàng vạn tỷ đồng và hàng ngàn ha đất |
Xuất khẩu gạo đạt vượt xa kỳ vọng với sản lượng khoảng 7,1 triệu tấn, tương đương với hơn 3,54 tỷ USD là một trong những điểm sáng của ngành nông nghiệp năm 2022. Không chỉ bứt phá về sản lượng và kim ngạch, gạo Việt Nam cũng từng bước nâng cao giá bán. Năm 2022, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 485 USD/tấn, cao hơn nhiều các đối thủ mạnh như Thái Lan, Ấn Độ, trong đó có một số loại gạo chất lượng cao đạt mức giá trên 1.000 USD/tấn.
Tiếp đà thuận lợi, trong tháng đầu tiên của năm 2023, mặc dù trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhưng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt gần 360 nghìn tấn. Sản lượng có giảm khoảng gần 30% so với tháng 12/2022, tuy nhiên giá xuất khẩu tăng tới gần 7%.
Trao đổi với Bộ Công thương, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nhận định, nhìn chung hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục duy trì được sự ổn định trong quý I và quý II/2023, bởi nhu cầu dự trữ lương thực vẫn đang có chiều hướng gia tăng, dưới ảnh hưởng của bất ổn địa chính trị.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo ra thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Trước đây, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, duy trì ổn định khoảng 2 - 3 triệu tấn mỗi năm, tuy nhiên những năm gần đây giảm di do chính sách đa dạng nguồn cung.
Trung Quốc mở cửa biên giới đúng vào thời điểm thời tiết bất lợi khiến Ấn Độ và Trung Quốc phải giảm sản lượng gạo. Chủ tịch VFA nhận xét, đây chính là thời cơ để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu gạo năm 2023 sẽ đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó 6 tháng đầu năm xuất khẩu hơn 4,1 triệu tấn. Lập luận cho dự báo này, theo Bộ Công thương, xuất khẩu gạo gặp nhiều thuận lợi có thể kể đến như biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng hạn hán ở Mỹ, châu Âu; Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và hạn chế xuất khẩu gạo trắng…
Mặt khác, gạo Việt Nam cũng có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào một số thị trường lớn. Đơn cử như châu Phi với mức tiêu thụ hàng năm lên đến 42 triệu tấn nhưng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được sang 2,43 triệu tấn, hay thị trường EU cấp hạn ngạch cho Việt Nam 80 nghìn tấn miễn thuế 175 Euro/tấn…
Doanh nghiệp thiếu vốn
Nhìn nhận được những thuận lợi trước mắt, tuy nhiên, trao đổi với Bộ Công thương, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo bày tỏ băn khoăn khi đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn do điều kiện tín dụng của các ngân hàng thương mại dành cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tương đối chặt chẽ, khó đáp ứng nhu cầu thu mua và dự trữ gạo khi giai đoạn thu hoạch vụ Đông Xuân đang đến gần.
Mặt khác, nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất gạo cũng như chi phí vận tải đang tăng cao, thậm chí là hình thành mặt bằng giá mới do ảnh hưởng của thiên tai và biến động địa chính trị.
Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Lương thực Phương Đông, cho biết, với mức lãi suất cao lên đến 8 - 10% như hiện nay, nhiều nhà máy gạo đã không còn đủ lợi nhuận để duy trì và phải tính đến chuyện cho thuê lại. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp dù đã thế chấp hết tài sản nhưng vẫn không đủ vốn thu mua gạo.
Cùng chung nỗi trăn trở, ông Nguyễn Văn Nhựt, Tổng giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhựt so sánh, tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo giống như “cơm dọn sẵn lên bàn mà không được ăn” bởi không có tiền.
“Thu mua 10 nghìn tấn gạo cần khoảng 150 - 200 tỷ đồng, vậy nếu thu mua 1 triệu tấn thì làm sao đủ tiền”, ông Nhựt bày tỏ với Bộ Công thương, đồng thời đề xuất cần ban hành chính sách cho doanh nghiệp được tín chấp hoàn toàn khi đến vụ thu hoạch.
Một khó khăn khác được ông Võ Công Thức, Giám đốc quản lý chất lượng Tập đoàn Lộc Trời, chỉ ra, là logistics kém chất lượng, kém đồng bộ, dẫn đến việc tổn thất về khối lượng từ 11 - 13%, tổn thất về chất lượng từ 3 - 5% sau khi thu hoạch.
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, cũng nhìn nhận vấn đề này như một thách thức lớn. Theo ông Chinh, cước vận tải đường bộ ra đến cảng biển để xuất khẩu thậm chí còn đắt hơn cả cước vận tải biển xuất đi Singapore hoặc Hồng Kông, gây tốn kém cho doanh nghiệp.
Giải quyết khúc mắc cho doanh nghiệp, ông Chinh đề nghị doanh nghiệp tại địa phương, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ đầu tư vận tải và các điểm bốc hàng, đóng container để thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu.
Về vấn đề thiếu vốn, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cho biết, cần phải thấu hiểu thế khó của các ngân hàng thương mại, về bản chất cũng là doanh nghiệp, cũng cần hoạt động hiệu quả và hạn chế rủi ro. Do đó, rất cần có cơ chế hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp xuất khẩu gạo và ngân hàng thương mại, đơn cử như việc ngân hàng cho vay dựa trên hợp đồng xuất khẩu gạo mà doanh nghiệp đã ký kết.
Nguồn: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhiều thuận lợi nhưng thiếu vốn
Tin liên quan
Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập 24/11/2024 16:10
"Bị" áp VAT: Cổ phiếu phân bón mừng vì "món lợi" hàng trăm tỷ 24/11/2024 14:00
Tăng trưởng GDP 2025: "Có thể đạt mức 7,5 - 8%" 24/11/2024 12:30
Cùng chuyên mục
Giá vàng tuần tới: “Bệ phóng” từ xung đột Đông Âu
Kinh tế 24/11/2024 08:56
Giá vàng vẫn tăng chóng mặt
Kinh tế 23/11/2024 18:00
Trung Quốc đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ tiếp theo của ông Trump?
Kinh tế 23/11/2024 15:00
Việt Nam được xem là động lực kinh tế của ASEAN
Kinh tế 23/11/2024 14:00
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Kinh tế 23/11/2024 06:00
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Kinh tế - Tài chính 22/11/2024 18:25
Các tin khác
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 6 liên tiếp
Kinh tế 22/11/2024 16:00
Quốc gia châu Á nào sẽ nằm trong tầm ngắm của ông Trump?
Kinh tế 22/11/2024 14:57
Dầu tăng gần 2% khi căng thẳng cuộc chiến Nga – Ukraine leo thang
Kinh tế 22/11/2024 13:00
Khơi nguồn lực, mở cơ hội phát triển
Kinh tế 22/11/2024 11:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025
Kinh tế 22/11/2024 08:00
Đông Nam Á đối phó thế nào với thách thức từ Mỹ?
Kinh tế 21/11/2024 17:00
Cần minh bạch thị trường, ổn định chính sách để thu hút đầu tư
Kinh tế - Tài chính 21/11/2024 13:00
SME Nghệ An “hưởng lợi” từ xúc tiến thương mại
Kinh tế 21/11/2024 12:00
Động lực thúc đẩy một số nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
Kinh tế 21/11/2024 06:00
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
Kinh tế - Tài chính 19/11/2024 16:12
Giá vàng bất ngờ tăng mạnh 1 triệu đồng/lượng
Kinh tế 19/11/2024 14:54
Vì sao phí ship từ Trung Quốc về Việt Nam rẻ hơn cả giao nội địa
Kinh tế 19/11/2024 13:15
Quy định mới về lãi suất và định hướng điều hành tiền tệ hiện nay
Kinh tế 19/11/2024 09:04
Bình ổn thị trường vàng bắt đầu từ “giải phóng” nguồn cung
Kinh tế 19/11/2024 06:00
Thuế quan dưới thời ông Trump có đáng lo?
Kinh tế 18/11/2024 15:00
Vì sao nhu cầu vàng Việt Nam ngược chiều thế giới?
Kinh tế 18/11/2024 14:45
Ai vừa được ông Trump chọn để cắt giảm hàng nghìn tỷ USD?
Kinh tế - Tài chính 18/11/2024 10:00
Hai đầu tàu kinh tế châu Á trì trệ, có đáng lo?
Kinh tế 17/11/2024 09:00
WORLDBANK DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2024 VÀ NĂM 2025 | NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG #62
Video 24/05/2024 15:33
Tọa đàm “Xúc tiến thương mại: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP”
Video 20/11/2023 17:25
Trao yêu thương cho em
Video 10/10/2022 14:03
Kon Tum giải cứu nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia
Video 10/10/2022 13:58
Giới thiệu Phổ biến kiến thức Pháp luật
Video 10/10/2022 13:55
Phổ biến Luật tiếp cận thông tin
Video 10/10/2022 13:52
Hướng đến Chuyển đổi số sâu rộng
Video 23/06/2022 11:00